Xem nhiều

Vai trò của các nhà máy lọc dầu trong đảm bảo an ninh năng lượng

21/03/2022 11:39

Kinhte&Xahoi Hiện tại, ngay cả khi các nguồn năng lượng thay thế ngày càng phát triển thì xăng dầu vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế cũng như đời sống dân sinh. Là một nhà máy cung cấp hơn 30% nhu cầu xăng dầu trong nước, vai trò của Nhà máy Lọc dầu (NMLD) Dung Quất được thể hiện như thế nào trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

An ninh năng lượng là gì?

Khi chọn Dung Quất là nơi đặt NMLD đầu tiên của đất nước, Chính phủ đã giao cho Nhà máy này những nhiệm vụ tối quan trọng. Đó là đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và góp phần tự chủ nguồn cung xăng dầu cho đất nước. Vậy, an ninh năng lượng quốc gia cần được hiểu thế nào?

Theo Tiến sĩ Nguyễn Đức Hiển - Phó Ban Kinh tế Trung ương thì ngày nay an ninh năng lượng đã được tiếp cận hiểu theo cách phi truyền thống. Nghĩa là cần hiểu trên một bối cảnh rộng hơn, không chỉ tập trung vào các mối đe dọa an ninh gây ra bởi sự gián đoạn đột ngột, sự tan rã và sự biến động giá cả từ các thao túng của những thỏa thuận cung cấp năng lượng hiện có như cách tiếp cận an ninh năng lượng truyền thống; Mà bao gồm cả việc tiêu thụ, sự khan hiếm và phân bổ tài nguyên năng lượng không cân bằng, cũng như việc xử lý các thảm họa, nhất là về môi trường.

NMLD Dung Quất cung cấp khoảng hơn 30% nhu cầu xăng dầu trong nước, giúp đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia

Dựa vào những tiêu chí này thì NMLD Dung Quất đang thể hiện tốt vai trò của mình trong việc góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước. NMLD Dung Quất được thiết kế với công suất chế biến 6,5 tấn dầu thô/năm, tương ứng với việc cung cấp khoảng hơn 30% nhu cầu xăng dầu trong nước. Những năm qua, NMLD Dung Quất luôn duy trì hoạt động ở mức hơn 100% công suất, thậm chí trong một số thời điểm khi nhu cầu thị trường tăng và điều kiện kỹ thuật an toàn vận hành đảm bảo, Nhà máy tăng đến 110% công suất để liên tục cho ra đời những sản phẩm xăng dầu chất lượng cao, góp phần đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho nên kinh tế đất nước.

Trước đây, khi chưa có NMLD Dung Quất thì sau khi khai thác được dầu thô, Việt Nam sẽ phải bán cho các nước có ngành lọc, hóa dầu phát triển và mua lại các sản phẩm xăng, dầu… đã được lọc từ họ. Việc này giống như việc “bán thô, mua tinh”, đồng nghĩa với việc bán rẻ, mua đắt. Đồng thời sẽ gây khó khăn trong việc dự trữ ngoại hối của đất nước và quan trọng hơn là không tự chủ được an ninh năng lượng quốc gia. Nếu một ngày đất nước có chiến tranh, dịch họa hoặc biến động về địa chính trị; nguồn cung xăng, dầu từ bên ngoài bị gián đoạn thì vai trò của NMLD lại càng rất quan trọng.

Tại Việt Nam, bảo đảm an ninh năng lượng được xác định là mục tiêu xuyên suốt trong chiến lược phát triển năng lượng quốc gia. Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về “Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã nêu rõ quan điểm “Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia là nền tảng, đồng thời là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Ưu tiên phát triển năng lượng nhanh và bền vững, đi trước một bước, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Đồng thời, Nghị quyết đã xác định mục tiêu tổng quát đến năm 2030 là bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia; Cung cấp đầy đủ năng lượng ổn định, có chất lượng cao với giá cả hợp lý cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

Tạo động lực phát triển kinh tế

Mỗi người con nước Việt đều có cách phụng sự Tổ quốc của riêng mình. Những người lính nơi biên ải, đảo xa ngày đêm cầm súng bảo vệ lãnh thổ ngàn đời cha ông để lại; Những y bác sĩ quên mình chống dịch, bảo vệ sức khoẻ nhân dân; hay đơn giản hơn là những em học sinh chăm chỉ học tập để trở thành tương lai của nước nhà - đó là phụng sự Tổ quốc… Ở vai trò của mình, những người thợ lọc dầu Dung Quất ngày đêm miệt mài chế biến từng giọt dầu thô trở thành xăng, nhiên liệu bay, hạt nhựa… phục vụ đất nước, đóng góp cho ngân sách quốc gia - đó cũng là phụng sự Tổ quốc.

Đê chắn sóng của NMLD Dung Quất dài 1,6 km chắn gió, chắn sóng cho vịnh Dung Quất

Kể từ khi NMLD Dung Quất đi vào hoạt động đến nay, NMLD Dung Quất đã sản xuất hơn 76,7 triệu tấn sản phẩm, tạo ra doanh thu 1,25 triệu tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước khoảng 184 nghìn tỷ đồng và lũy kế lợi nhuận sau thuế khoảng 27.801 tỷ đồng. Năm 2021, mặc dù gặp vô vàn khó khăn do dịch bệnh và biến động thị trường xăng dầu, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (đơn vị quản lý vận hành NMLD Dung Quất) đã thực hiện thành công mục tiêu kép “Vừa chống dịch hiệu quả, vừa duy trì sản xuất liên tục”; Đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Tổng doanh thu đạt 102,1 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 11.369 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 6.765 tỷ đồng.

Hiện nay, trên địa bàn KKT Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi có khoảng 350 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư hơn 380,4 nghìn tỷ đồng, trong đó có 54 dự án nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 1,9 tỷ USD và 296 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký gần 337 nghìn tỷ đồng. Trong đó, có 197 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm cho hơn 63 nghìn lao động. NMLD Dung Quất là doanh nghiệp lớn nhất - là cực nam châm tăng trưởng cho kinh tế tỉnh Quảng Ngãi và thu hút đầu tư.

Cơ sở sẵn có của NMLD Dung Quất chính là nền tảng để Nhà nước đầu tư các dịch vụ logistic phục vụ kinh tế như cảng nước sâu, cảng hàng không. Cảng Dung Quất hiện đang là cảng có lợi thế rất lớn do có đê chắn sóng của NMLD Dung Quất dài 1,6 km chắn gió, chắn sóng. Tương lai không xa, đây sẽ trở thành cảng hàng hóa vận tải than, thép, xăng dầu lớn nhất cả nước. Theo Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Thủ tướng phê duyệt Cảng Dung Quất là khu bến cảng tổng hợp, container, với các bến cho tàu trọng tải từ 10.000 đến 50.000 tấn, tàu container có sức chở đến 4.000 TEU.

Kể những con số trên để thấy vai trò quan trọng của NMLD Dung Quất trong cơ cấu năng lượng và kinh tế của quốc gia. Trong chuyến thăm mới đây, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã đánh giá rất cao những đóng góp của NMLD Dung Quất trong việc cung cấp ổn định, kịp thời một khối lượng lớn xăng dầu chất lượng cao cho thị trường nhằm phát triển kinh tế, phục vụ Nhân dân. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng mong muốn NMLD Dung Quất ngày càng phát triển, đoàn kết, phát huy truyền thống để xứng đáng là cánh chim đầu đàn, cánh chim tiên phong của ngành Lọc hoá dầu Việt Nam.

 Hải Anh - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Phường Đội Cấn có “bảo kê” cho công trình sai phạm khiến người dân phải đi kêu cứu khắp nơi(?!)

Dù người dân đã nhiều lần có đơn thư phản ánh các công trình xây dựng có dấu hiệu sai phạm, gây lún nứt nhà hàng xóm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống nhưng cán bộ UBND phường Đội Cấn không có biện pháp giải quyết dứt điểm, khiến dư luận không khỏi nghi ngờ có sự “bảo kê”, bao che cho sai phạm.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/vai-tro-cua-cac-nha-may-loc-dau-trong-dam-bao-an-ninh-nang-luong-192276.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com