VPBank "chốt" phương án bán 15% cổ phần cho đối tác Nhật bản
Kinhte&Xahoi
Sau đợt phát hành, SMBC sẽ chính thức trở thành cổ đông chiến lược của VPBank với tỷ lệ sở hữu 15% tổng số cổ phiếu đang lưu hành.
Ảnh minh họa. (Nguồn: VnEconomy)
Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank – Mã chứng khoán: VPB) vừa thông qua việc triển khai phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài Sumimoto Mitsui Banking Corporation (SMBC).
Theo đó, VPBank sẽ chào bán 1,19 tỷ cổ phiếu (mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu) cho SMBC với giá 30.159 đồng/cổ phiếu, tương ứng với tổng số tiền huy động dự kiến là hơn 35.900 tỷ đồng.
Sau đợt phát hành, SMBC sẽ chính thức trở thành cổ đông chiến lược của VPBank với tỷ lệ sở hữu 15% tổng số cổ phiếu đang lưu hành.
Thời gian thực hiện dự kiến trong quý 3 – quý 4/2023, sau khi Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho SMBC mua cổ phần của VPBank và Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước thông báo về việc nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ.
Số tiền thu về từ thương vụ này sẽ được VPBank sử dụng để bổ sung nguồn vốn trung và dài hạn (34.999 tỷ đồng) và đầu tư vào hạ tầng, cơ sở vật chất, phát triển hệ thống công nghệ thông tin (905 tỷ đồng).
Trước đó, hồi cuối tháng 3, VPBank đã tổ chức lễ ký kết thỏa thuận phát hành riêng lẻ 15% vốn điều lệ cho Ngân hàng SMBC của Nhật Bản (thuộc tập đoàn tài chính SMFG). Thỏa thuận này đã chính thức đưa SMBC trở thành nhà đầu tư chiến lược của VPBank.
Thỏa thuận đầu tư lần này là một phần trong kế hoạch tăng vốn đã được VPBank thực hiện từ năm 2022 nhằm tăng cường năng lực tài chính dài hạn và giúp ngân hàng đạt được mục tiêu tăng trưởng chiến lược trong 5 năm tới. Khoản đầu tư của SMBC sẽ mang lại cho ngân hàng 35.900 tỷ đồng vốn cấp 1, tương đương 1,5 tỷ USD, nâng tổng vốn chủ sở hữu của VPBank từ 103.500 tỷ đồng lên xấp xỉ 140.000 tỷ đồng.
Theo Báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2023 vừa công bố, VPBankbáo lãi trước thuế gần 2,550 tỷ đồng, giảm 77% so với cùng kỳ năm trước, do giảm thu nhập khác và tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng.
Trong khi đó, chi phí hoạt động tăng 14%, chi ra gần 3,423 tỷ đồng, do tăng chi phí cho nhân viên. Kết quả, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 42%, chỉ còn gần 8,936 tỷ đồng.
Trong quý đầu năm, VPBank chỉ thu được gần 2,550 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm đến 77% so với cùng kỳ năm trước. Nếu so với kế hoạch 24,003 tỷ đồng lãi trước thuế đề ra cho cả năm 2023, VPBank mới thực hiện được 11% mục tiêu sau quý đầu năm.
Lê Hải - Ngọc Huy - Pháp luật PLus