Xem nhiều

Vụ cô gái bị "đánh ghen đổ nước mắm": Có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm?

27/06/2019 18:30

Kinhte&Xahoi Nhiều chứng cứ do luật sư cung cấp đã không được HĐXX xem xét, vụ án "đánh ghen, đổ nước mắm" tại Thanh Hóa đang có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.

Mới đây, tòa soạn nhận được đơn thư phản ánh của chị Lê Thu Giang (SN 1990, trú tại 19B Phạm Hồng Thái, phường Trương Thi, TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) là người bị hại trong vụ án hình sự "Nguyễn Thị Hoa và đồng phạm phạm tội làm nhục người khác", được TAND TP Thanh Hóa xét xử sơ thẩm ngày 25/3/2019.

Tại phiên tòa, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Hoa 18 tháng, Nguyễn Thị Linh 15 tháng và Phạm Thị Thùy Dung 12 tháng cải tạo không giam giữ, đồng thời buộc 3 bị cáo phải bồi thường cho nạn nhân 30 triệu đồng.

Kết thúc phiên tòa, chị Giang đã có đơn kháng cáo toàn bộ bản án hình sự sơ thẩm số 88/2019/HS-ST ngày 25/3/2019 của TAND TP Thanh Hóa.

Trước đó, vụ việc xảy ra vào khoảng 20h ngày 12/6/2018, Lê Thu Giang vừa bước ra khỏi quán làm tóc tại đường Cao Thắng (TP Thanh Hóa), thì bị nhóm phụ nữ xông vào đánh tới tấp, lột đồ, đổ nước mắm, ớt bột lên người, với lý do là ghen tuông. Toàn bộ vụ việc được quay phát trực tiếp trên mạng xã hội facebook cả tiếng đồng hồ, gây xôn xao dư luận.

Có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm

Đơn kháng cáo cho rằng bản án không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.

Ngoài việc phạm tội “Làm nhục người khác” theo điều 155 BLHS, thì cần truy tố hành vi của các bị cáo đã phạm tội “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác” theo Điều 134 BLHS 2015.

Các bị cáo đánh ghen hầu tòa.

Tại phiên tòa sơ thẩm, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chị Giang đã đưa ra nhiều ý kiến và bằng chứng đề nghị HĐXX xem xét đảm bảo tính khách quan của vụ án, nhưng đều bị HĐXX bác bỏ.

Đối với việc yêu cầu bồi thường thiệt hại, chị Giang và luật sư đã đưa ra nhiều chứng cứ gốc để chứng minh các thiệt hại về vật chất, tinh thần, thiệt hại do thu nhập kinh doanh bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên HĐXX không xem xét, mà quyết định tách nội dung này thành một vụ án khác, gây ảnh hưởng lớn đến người bị hại.

Luật sư Nguyễn Phương Việt - Đoàn luật sư Hà Nội, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại, cho biết: "Bản án trên của phiên tòa sơ thẩm ngày 25/3 đã có dấu hiệu vi phạm tố tụng, thiếu khách quan, chưa tương xứng với tính chất, hành vi phạm tội của bị cáo.

Hồ sơ vụ việc đủ cơ sở để chứng minh việc truy tố đã bỏ lọt tội phạm và hành vi của các bị cáo còn phạm tội Cố ý gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho người khác, theo quy định tại điều 134 BLHS".

Tại văn bản kiến nghị gửi TAND tỉnh Thanh Hóa và Viện trưởng VKSND tỉnh Thanh Hóa, luật sư Việt phân tích, chị Giang bị khoảng 10 người tấn công bất ngờ và liên tục, có người trực tiếp đánh, có người canh giữ không để cho người khác vào can ngăn.

Mặc dù nạn nhân đã khai báo với cơ quan CSĐT,  nhưng không được xem xét làm rõ những đối tượng liên quan.

Lời khai của các bị cáo mâu thuẫn với người bị hại, và mâu thuẫn với lời khai của mình. Các bị cáo khai ban đầu là Hoa rủ Linh, Dung đi đánh ghen, đã chuẩn bị công cụ phương tiện phạm tội là nước mắm và ớt bột, nhưng sau đó các bị cáo lại khai là chỉ rủ nhau đi chơi và vô tình gặp, nên đã đợi nạn nhân để nói chuyện.

Tuy nhiên cơ quan CSĐT công an TP Thanh Hóa không tiến hành các biện pháp xác minh nhằm bảo đảm tính chính xác diễn biến hành vi phạm tội của các bị cáo và cũng không tiến hành đối chất để làm sáng tỏ nội dung vụ việc.

Do đó, ngoài các bị cáo đã bị khởi tố và điều tra, chứng cứ trong hồ sơ vụ án cho thấy còn có người đồng phạm khác có liên quan đến vụ án nhưng chưa được điều tra, khởi tố bị cáo theo quy định của pháp luật.

Liên quan vụ việc, đối với những người có hành vi quay lại clip, chụp ảnh và đưa lên mạng xã hội, CQĐT không tiến hành thu thập tài liệu chứng cứ để xử lý.

Căn cứ vào lời khai của các bị cáo Hoa, Linh, Dung và lời khai của người bị hại; lời khai của Tuấn, Liên, Hoàng thể hiện khi sự việc xảy ra đã có rất nhiều người chụp ảnh và đăng lên mạng xã hội facebook.

Việc sử dụng mạng xã hội facebook để đăng clip, hình ảnh về hành vi các bị cáo hành hung, lột trần truồng nạn nhân giữa phố đông người, đổ nước mắm, ớt bột vào người.

Đặc biệt là Hoa khi thực hiện hành vi phạm tội đã la hét sử dụng lời nói vu khống “Con này cướp chồng và ném chất bẩn và nhà” là hành vi bôi nhọ, gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến danh dự nhân phẩm của nạn nhân, được quy định tại điểm e khoản 2 Điều 155 Bộ luật hình sự “Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội”.

Nạn nhân Giang bị đánh hội đồng giữa phố, bị đổ nước mắt, ớt bột lên người

Trong hồ sơ vụ án thể hiện cơ quan CSĐT công an TP Thanh Hóa đã hoàn toàn không thu thập tài liệu chứng cứ điều tra xem ai đã đăng những hình ảnh và clip lên mạng xã hội facebook.

Ngoài việc phạm tội “Làm nhục người khác”, hành vi của các bị cáo đã phạm tội: “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác” theo Điều 134 BLHS 2015. Hành vi của các bị cáo thể hiện tính côn đồ được quy định tại điểm i khoản 1 điều 134 Bộ luật hình sự.

Lời khai của bị cáo Linh cho rằng Hoa rủ Linh đợi nạn nhân để nói chuyện, tuy nhiên khi chị Giang vừa đi từ hiệu làm tóc ra thì Hoa lao vào “giật ngược tóc Giang ngã từ trên xe xuống đường”.
 
Sau đó kéo Giang ra giữa đường, thì Linh, Dung lao vào đánh, lột toàn bộ quần áo, đánh liên tục vào mặt nhằm để gây thương tích với “Vùng má phải có 16 vết sắc gọn rớm máu”, “vùng má phải có 8 vết sắc gọn” (bút lục 98).

Sau khi lột đồ nạn nhân, đánh đập, đổ mắm, đổ ớt bột lên người, các bị cáo đã vứt nạn nhân ở giữa đường, bỏ về. Hành vi của các bị cáo thực hiện thể hiện tính côn đồ, hung hãn và coi thường pháp luật, coi thường sức khỏe, tính mạng của người khác.

Cơ quan CSĐT "bỏ qua" nhiều tình tiết, chứng cứ quan trọng

Luật sự Việt nhận định, Cơ quan CSĐT đã trưng cầu giám định thiếu, dẫn đến kết quả giám định làm căn cứ để xử lý các bị cáo là không đầy đủ, không đúng quy định của pháp luật.

Trong cả 2 lần giám định tại Trung tâm giám định pháp y tỉnh Thanh Hóa và Viện pháp y quốc gia, Cơ quan CSĐT chỉ trưng cầu giám định về thương tích mà không tiến hành trưng cầu giám định “tỉ lệ tổn thương cơ thể” do bị ảnh hưởng về sức khỏe tinh thần, là vi phạm nghiêm trọng tố tụng, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người bị hại.

Những vết rạch trên mặt nạn nhân nghi bằng dao lam hoặc kéo không được cơ quan CSĐT làm rõ.

Trên thực tế sau khi bị các đối tượng hành hung, làm nhục giữa đường vào ngày 12/6/2018 và bị nhiều người quay clip, chụp ảnh tung lên mạng đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần của chị Giang. Đến ngày 07/9/2018 gia đình đã phải đưa chị Giang đến Viện sức khỏe tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai để khám và điều trị.

Kết luận của bác sỹ nêu: "Bệnh nhân Lê Thu Giang được chuẩn đoán: TD rối loạn lo âu mức độ “ Rối loạn mức độ nặng = 20”.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 20/2014/TT-BYT ngày 12/6/2014 của Bộ Y tế quy định về tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần nêu rõ “Trong Thông tư này, tỷ lệ tổn thương cơ thể bao gồm: tỷ lệ tổn hại sức khỏe; tỷ lệ thương tật; tỷ lệ thương tích; tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, do bệnh, tật”.

Thực tế chị Giang bị các đối tượng đánh đập hành hung dã man đồng thời làm nhục giữa phố đông người đã gây thương tích và gây tổn thương cơ thể, ảnh hưởng đến tâm lý.

Căn cứ Bảng 1 Chương 1 mục IV đính kèm Thông tư 20/2014/TT-BYT, chị Giang có những biểu hiện cần phải được giám định về: IV. Rối loạn cảm xúc; IX, Rối loạn lo âu thực tổn; XI Ám ảnh.

Do đó cần thiết phải giám định lại và giám định bổ sung tỷ lệ “Tổn thương cơ thể” của người bị hại thì mới có căn cứ để khởi tố, truy tố các bị cáo đúng người, đúng tội và đúng pháp luật.

Công cụ phạm tội để cắt áo, rạch mặt là vật gì?

Mặt khác, cơ quan CSĐT chưa làm rõ cáo bị cáo có dùng kéo, dao lam là công cụ, phương tiện phạm tội hay không?

Chị Giang đã khai tại Cơ quan CSĐT việc bị nhóm người dùng dao lam, kéo để cắt áo và rạch mặt. Cơ quan CSĐT đã tiến hành trưng cầu giám định “Cơ chế hình thành vết thương”.

Tuy nhiên, tại kết luận giám định số 2118/P09 ngày 18/10/2018 của Phòng khoa học hình sự không thể kết luận được nguyên nhân của vết rách áo lót là do xé hay cắt; vết rách trên mặt là do vật gì gây nên?

Đối với vật chứng thu được là chiếc áo lót, Cơ quan CSĐT đã tiến hành trưng cầu giám định vết rách của chiếc áo do vật gì gây ra (bị cắt hay xé rách). Tại kết luận giám định số 2118/P09 ngày 18/10/2018 của phòng khoa học hình sự đã không kết luận được nguyên nhân chiếc áo bị rách hay bị cắt (BL89).

Căn cứ vào lời khai của bị cáo Linh thì Linh chính là người lột áo, xé áo, kéo dài khoản 5 - 7 phút. Tuy nhiên, vết áo rách thẳng hàng và không bị co rút sợi vải, thì không thể xé bằng tay, mà chỉ có thể dùng dao kéo.

Như vậy rất có căn cứ khẳng định, ngoài việc các bị cáo dùng kéo để rạch mặt nạn nhân, còn dùng kéo để cắt áo, mà Cơ quan CSĐT chưa làm rõ.

Lẽ ra, Cơ quan CSĐT phải trưng cầu giám định ở cơ quan cao hơn đó là Viện khoa học hình sự của Bộ Công an. Việc Cơ quan CSĐT không tiếp tục trưng cầu giám định để làm rõ nội dung của vụ án để xác định có hay không việc thực hiện hành vi phạm tội bằng hung khí nguy hiểm là vi phạm nghiêm trọng pháp luật.

Tại phiên tòa sơ thẩm, chị Giang cùng Luật sư đã cung cấp cho tòa án toàn bộ tài liệu chứng minh về việc điều trị cũng như các hóa đơn chứng từ chứng minh thiệt hại về thu nhập do bị mất, bị giảm sút nhưng, nhưng không được HĐXX xem xét.

Từ những căn cứ trên, đơn kháng cáo của chị Lê Thu Giang đề nghị hủy toàn bộ bản án sơ thẩm số 88/2019/HSST ngày 25/3/2019 và yêu cầu trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhằm: Xác định các đồng phạm khác trong vụ án; xác định tính chất mức độ hành vi của các bị cáo đối với tội “Làm nhục người khác” theo điểm e khoản 2 Điều 155 BLHS “Sử dụng mạng máy tính hoặc phương tiện viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội”.

Đề nghị trưng cầu giám định pháp y lại, giám định bổ sung đối với “Tỉ lệ tổn thương cơ thể” của người bị hại. Hủy các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi “Xâm hại đến sức khỏe của người khác” đối với 3 bị cáo Hoa, Linh, Dung để khởi tố, truy tố các bị cáo về tội “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác” theo điều 134 BLHS.

Xác định có hay không các bị cáo dùng hung khí nguy hiểm để phạm tội trong vụ án. Xác định mức bồi thường thiệt hại về tài sản, tổn thất về tinh thần và thu nhập mà chị Giang cùng luật sư đã đưa ra tại phiên tòa sơ thẩm trước đây.

"Tôi mong rằng, công lý sẽ được thực thi, TAND TP Thanh Hóa sẽ phải xét xử đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm, nhằm mang lại công bằng và quyền lợi chính đáng đối với bản thân tôi", chị Giang nói.

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hưng “kính” và đồng phạm chuẩn bị hầu tòa

Dự kiến ngày 11/7 tới, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ đưa Hưng “kính” và đồng phạm ra xét xử về tội “Cưỡng đoạt tài sản”. Đây là những người đã có hành vi cưỡng đoạt tài sản của vợ chồng một tiểu thương tại chợ Long Biên.

Nguồn: Pháp luật Plus

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com