Xem nhiều

Xét xử vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2: Đề nghị mức án với 17 bị cáo

26/12/2024 09:21

Kinhte&Xahoi Viện kiểm sát nhân dân TP Hà Nội đã tiến hành luận tội với 17 bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2.

Ngày 24/12, phiên tòa xét xử 17 bị cáo trong vụ án “Chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2 đã chuyển sang phần luận tội.

Theo đó, Đại diện VKS thực hành quyền công tố cho rằng, việc đưa công dân về nước cách ly là chủ trương đúng đắn, nhân đạo của Đảng và Nhà nước với mục tiêu cao nhất là bảo vệ sức khoẻ, tính mạng an toàn cho người dân.

Tuy nhiên, nhiều bị cáo giữ chức vụ và một số lãnh đạo doanh nghiệp đã lợi dụng chủ trương này để trục lợi.

Các bị cáo tại phiên toà.

Vụ việc làm ảnh hưởng đến chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, gây mất lòng tin trong nhân dân.

Do đó, các bị cáo cần phải nhận mức án tương xứng.

VKS đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt như sau: Bị cáo Trần Tùng, cựu Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ Thái Nguyên bị đề nghị mức án 7-8 năm tù về tội Nhận hối lộ; 5-6 năm tù về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, tổng hợp mức án đề nghị là 12 - 14 năm tù.

Bị cáo Trần Thị Quyên, Giám đốc Công ty Sen vàng Đất Việt bị đề nghị mức án 2-3 năm tù về tội Nhận hối lộ.

Bị cáo Lê Thị Phượng (cựu Chuyên viên Phòng khoa giáo Văn xã, Văn phòng UBND tỉnh Hải Dương) bị đề nghị mức án 24-30 tháng tù về tội Nhận hối lộ.

Bị cáo Nguyễn Văn Văn (cựu Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam) bị đề nghị mức án 18-24 tháng tù về tội Nhận hối lộ.

Bị cáo Lê Ngọc Tường (cựu Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam) bị đề nghị 18-24 tháng tù về tội Nhận hối lộ.

Bị cáo Nguyễn Mạnh Trường (cựu Chuyên viên Phòng vận tải hàng không, Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải) bị đề nghị 18-24 tháng nhưng cho hưởng án treo về tội Nhận hối lộ.

Bị cáo Vũ Hồng Quang (cựu Phó phòng Vận tải Hàng không, Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải) bị đề nghị mức án 3-4 năm tù, tổng hợp hình phạt với bản án trước đó (4 năm tù trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 1).

Bị cáo Trần Thanh Nhã (cựu nhân viên ngân hàng) bị đề nghị mức án 3-4 năm tù về tội Đưa hối lộ.

Các bị cáo còn lại bị đề nghị mức án từ 12 tháng tù treo đến 4 năm tù giam.

Về trách nhiệm dân sự, VKS nhận định các bị cáo phải nộp nốt phần hưởng lợi bất chính còn chưa hoàn thành việc khắc phục hậu quả.

Cụ thể, bị cáo Trần Tùng còn phải nộp 1,9 tỷ đồng; Trần Thị Quyên còn phải nộp 140 triệu đồng; Vũ Hồng Quang còn phải nộp 5,4 tỷ đồng.

Cựu cán bộ công an được đào tạo bài bản day dứt trước tòa

Theo cáo trạng, tháng 6/2022, Trần Minh Tuấn (Giai đoạn 1 vụ án) bị điều tra do có liên quan đến vụ án nên đã liên hệ, trao đổi với Nguyễn Xuân Thông biết để tìm cách giúp đỡ.

Ngày 28/7/2022, Tuấn hẹn gặp Thông và một số người khác tại một quán ăn gần trụ sở Bộ Công an với mục đích để tư vấn hướng dẫn giúp Tuấn khai báo với Cơ quan ANĐT Bộ Công an về các nội dung liên quan đến vụ án theo hướng có lợi.

Bị cáo Nguyễn Xuân Thông (Ảnh: Bảo vệ pháp luật).

Tại cuộc gặp, Trần Minh Tuấn cho biết bản thân đã nhận hơn 10 tỷ đồng của Phạm Bích Hằng (Giai đoạn 1) để đi đưa hối lộ cho các cá nhân có thẩm quyền và chi phí trong việc xin thủ tục tổ chức chuyến bay cho một số doanh nghiệp của Hằng.

Tuấn đề nghị Nguyễn Xuân Thông hướng dẫn Tuấn nên khai với Cơ quan điều tra như thế nào về việc này cho có lợi.

Nguyễn Xuân Thông đã cùng với các cá nhân trao đổi, thảo luận và thống nhất hướng dẫn Tuấn không được khai với Cơ quan điều tra về số tiền Tuấn đã nhận của Hằng để đi đưa hối lộ, mà cần phải khai (gian dối) là số tiền này Tuấn đã trả lại hết cho Hằng bằng tiền mặt, có Phạm Bá Sơn chứng kiến; những nội dung khác thì cứ khai không biết để về suy nghĩ, trả lời sau.

Ngày 3/8/2022, Trần Minh Tuấn và Phạm Bá Sơn đến Cơ quan ANĐT Bộ Công an làm việc thì đều khai báo nội dung gian dối về hành vi phạm tội như đã được hướng dẫn.

Sau nhiều lần trốn tránh yêu cầu triệu tập, ngày 18/10/2022, Trần Minh Tuấn đã đến làm việc với Cơ quan ANĐT Bộ Công an, nhưng vẫn giữ nguyên lời khai gian dối.

Để trốn tránh việc bị điều tra, xử lý, từ ngày 26/10/2022, Trần Minh Tuấn bỏ trốn khỏi nơi cư trú, dẫn đến việc Cơ quan ANĐT Bộ Công an không thi hành được các thủ tục tố tụng như Quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Tuấn.

Chỉ đến khi, Cơ quan ANĐT Bộ Công an phối hợp với các đơn vị, lực lượng chức năng của Bộ Công an mới phát hiện và bắt giữ được Tuấn vào ngày 25/11/2022 khi đang trong quá trình lẩn trốn tại tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Quá trình bị tạm giam để điều tra, Trần Minh Tuấn vẫn tiếp tục khai báo gian dối như đã được hướng dẫn để che giấu hành vi phạm tội, gây khó khăn, cản trở rất lớn cho công tác điều tra, làm rõ hành vi phạm tội của Tuấn và đồng phạm, cũng như cản trở việc mở rộng điều tra vụ án của Cơ quan ANĐT Bộ Công an.

Tại tòa, bị cáo Thông không phủ nhận các cáo buộc nhưng nói rằng mình không nhớ gì về bữa ăn hôm đó với Tuấn.

Theo lời ông Thông, ông không nói trực tiếp với Tuấn mà tất cả anh em tại bữa ăn cùng “bàn tán, nói ra nói vào”, chủ đề chính xoay quanh việc Tuấn nhận tiền của ai đó rồi trả lại.

Trước lời khai trên, chủ tọa đã ngắt lời bị cáo. Theo lời vị chủ tọa, bị cáo không những che giấu tội phạm mà còn xin cơ quan điều tra cho Tuấn hoãn lại thời gian làm việc; giúp Tuấn chạy một vài giấy cấp phép chuyến bay.

Bởi vậy bữa tiệc đó không phải ngẫu nhiên nên bị cáo đừng tưởng thích khai thế nào cũng được.

Khi bị HĐXX hỏi “bị cáo nhận thức thế nào về hành vi phạm tội”, bị cáo Thông nói, bị cáo là cán bộ công an được đào tạo bài bản trong ngành nhưng chỉ vì câu chuyện anh em mà đã mất hết.

Ông Thông xin nhận các sai phạm và mong tòa xem xét cho có cơ hội để sửa chữa sai lầm.

Bị án Trần Minh Tuấn cũng được triệu tập đến phiên tòa song bị cách ly suốt thời gian xét hỏi.

Khi được dẫn vào phòng xử, chủ tọa hỏi Tuấn về các vật chứng bị thu giữ, không hỏi về tình tiết liên quan ông Thông.

Khi Tuấn xin được trình bày thêm, chủ tọa ngắt lời và cho rằng mọi hành vi liên quan ông Thông đã rõ và hỏi xong.

Cựu cán bộ Cục Hàng không “đút túi” gần 20 tỷ từ vụ giải cứu công dân về nước

Trong phần xét hỏi trước đó, HĐXX xét hỏi các bị cáo Vũ Hồng Quang (cựu Phó Trưởng phòng Vận tải Hàng không, Cục Hàng không, Bộ Giao thông Vận tải), Nguyễn Văn Văn (cựu Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam), Lê Thị Phượng (chuyên viên Văn phòng UBND tỉnh Hải Dương)…

Tại tòa, bị cáo Quang khai, quen biết Phạm Trung Kiên (cựu cán bộ Bộ Y tế) qua công việc. Khi biết Kiên xin được văn bản chấp thuận của Ban Chỉ đạo cho công dân được về nước trên các chuyến bay đơn lẻ, Quang đã liên hệ với Phạm Trung Kiên và được Kiên đồng ý, thỏa thuận chi phí 10 triệu đồng/công dân.

Sau đó, Quang có trao đổi với Nguyễn Mạnh Cương (cựu Trưởng phòng thương mại điện tử, Cty CP thương mại hàng không Vietjet) và Vũ Hoàng Dũng (lao động tự do), cho biết bản thân có thể xin được văn bản cấp phép cho công dân về nước trên chuyến bay đơn lẻ, mức phí từ 2.000 - 3.000 USD/công dân.

Từ thông tin này, Cương và Dũng trao đổi với lãnh đạo của một số doanh nghiệp, tập hợp hồ sơ các công dân có nhu cầu xin về nước.

Cả hai thỏa thuận với các giám đốc này chi phí chênh lệch lên từ 100 - 500 USD/công dân (so với chi phí Quang yêu cầu) để hưởng lợi.

Tiếp đó, nhóm giám đốc đã tập hợp hồ sơ từ công dân và thỏa thuận chi phí chênh lên từ 100 - 500 USD/công dân (so với chi phí Dũng, Cương đưa ra).

Quá trình khai báo, bị cáo Quang thừa nhận đã đưa hối lộ cho Phạm Trung Kiên hơn 7,4 tỷ đồng để có được văn bản chấp thuận cho hơn 624 công dân về nước trên các chuyến bay. Bản thân Quang hưởng lợi gần 20 tỷ đồng.

Tương tự, bị cáo Lê Thị Phượng (cựu Chuyên viên Phòng Khoa giáo Văn xã, thuộc Văn phòng UBND tỉnh Hải Dương) cũng thừa nhận hành vi phạm tội của mình.

Phượng thừa nhận đã nhận tiền để xử lý xin 2 văn bản chấp thuận cho công dân về nước cho Cty Biển Bạc và Cty Sora cho Bùi Huy Hoàng (Giai đoạn 1).

Theo lời bị cáo Phượng, Hoàng là học trò cũ khi bị cáo là giảng viên tại Trường Cao đẳng Y tế Hải Dương. Sau này, Phượng về công tác tại UBND tỉnh Hải Dương, Hoàng liên hệ trước khi về tỉnh này công tác cùng Đoàn.

Khi bị chủ tọa hỏi về việc “học trò đòi lại tiền, bị cáo có trả không”, Phượng nói trả lại 50 triệu đồng (trong số 350 triệu đồng nhận lần 2) thông qua em trai Hoàng.

“Cáo trạng truy tố bị cáo về tội “Nhận hối lộ”, bị cáo có thấy oan ức gì không?

Suốt quá trình điều tra, bị cáo đều kêu oan”. Bị cáo Phượng đáp: “Bị cáo đã nhận thức ra vấn đề. Bị cáo phải đứng đây trả giá cho hành vi sai trái của mình rồi”.

Theo cáo trạng, từ tháng 6/2021 đến cuối tháng 11/2021 Bùi Huy Hoàng đã 2 lần đưa tiền cho Lê Thị Phượng tổng cộng 650 triệu đồng để được Phượng giúp công ty của Võ Thị Hồng có văn bản chấp thuận của UBND tỉnh Hải Dương đồng ý cho công dân nhập cảnh được cách ly y tế tại tỉnh Hải Dương.

Bị cáo Nguyễn Văn Văn (cựu Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam) cũng thừa nhận sai phạm và cho rằng thời điểm nhận tiền là do nhận thức pháp luật hạn chế nên dẫn tới sai phạm.

Ông Văn thừa nhận bản thân đã 5 lần nhận tiền từ Nguyễn Thị Thanh Hằng (Giai đoạn 1) với tổng số tiền 450 triệu đồng để công ty của Hằng đưa người về Quảng Nam cách ly y tế.

Cùng nhận tiền từ bà Hằng là Lê Ngọc Tường (cựu Phó giám đốc Sở Văn hóa Thế thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam).

Theo lời khai của bị cáo Tường, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch có nhiệm vụ chuẩn bị cơ sở lưu trú, khách sạn, phối hợp cùng Sở Y tế của tỉnh để xem xét khả năng tổ chức đoàn người về địa phương cách y tế.

Trong quá trình này, bị cáo Tường đã nhận 400 triệu đồng từ Nguyễn Thị Thanh Hằng để giúp đỡ, tham mưu cho Hằng với mục đích để UBND tỉnh có văn bản đồng ý cho công ty của Hằng đưa người về địa phương cách ly.

Tại tòa, ông Tường thừa nhận sai phạm, đồng thời khẳng định bản thân đã khắc phục toàn bộ 400 triệu đồng.

phapluatplus.baophapluat.vn

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

https://phapluatplus.baophapluat.vn/xet-xu-vu-chuyen-bay-giai-cuu-giai-doan-2-de-nghi-muc-an-voi-17-bi-cao-206961.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com