Xem nhiều

Bị thu hồi Viên nang cứng Fluconazole, Dược phẩm Hà Tây hiện làm ăn ra sao?

14/03/2024 09:48

Kinhte&Xahoi Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây đơn vị vừa bị thu hồi thuốc Fluconazole năm qua lợi nhuận sau thuế hợp nhất giảm hơn 10 tỷ đồng so với năm 2022.

 Thu hồi thuốc Viên nang cứng Fluconazole

Ngày 05/3/2024, Sở Y tế tỉnh Bắc Giang vừa phát đi thông báo thu hồi thuốc Viên nang cứng Fluconazole do vi phạm mức độ 3 do Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây nhập khẩu.

Thuốc bị thu hồi Viên nang cứng Fluconazole (Fluconazole 150mg), Số GĐKLH: VN-16474-13, Số lô: KE22638, NSX: 10/10/2022, HD: 09/10/2025 do Công ty Kausikh Therapeutics (Ấn Độ) sản xuất. Thuốc Fluconazole thường dùng trong điều trị nấm trên cơ thể người.

Trước đó, ngày 21/2/2024, Cục Quản lý Dược nhận được công văn số 146/VKNTTW-KHTH của Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương gửi kèm phiếu kiểm nghiệm báo cáo kết quả lấy mẫu bổ sung đối với lô thuốc viên nang cứng Fluconazole không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu độ hòa tan (vi phạm mức độ 3).

Thu hồi thuốc Fluconazole do Công ty Dược phẩm Hà Tây nhập khẩu. Ảnh website hataphar.com.vn

Vậy, để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, Sở Y tế đề nghị các doanh nghiệp kinh doanh thuốc và các cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập thông báo cho các khoa phòng, đơn vị thuộc phạm vi quản lý ngừng sử dụng, kinh doanh và thu hồi toàn bộ lô thuốc Viên nang cứng Fluconazole (Fluconazole 150mg).

Được biết, Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây đơn vị nhập khẩu Viên nang cứng Fluconazole vừa bị thu hồi tiền thân là Xí nghiệp Dược phẩm Hà Tây được thành lập năm 1965 có địa chỉ tại số 10A Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội với 14 chi nhánh hoạch toán toàn quốc do ông Lê Xuân Thắng làm Tổng Giám đốc. Hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thuốc, dịch vụ .

Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây năm 2023 lỗ hơn 10 tỷ đồng. Ảnh website hataphar.com.vn

Dược phẩm Hà Tây hiện làm ăn ra sao?

 Sau 24 lần thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vào ngày 15/01/2024 ‎thì vốn điều lệ của công ty này tăng lên hơn 823 tỷ đồng. Cổ phiếu của công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hà Nội với mã chứng khoán là DHT.

CTCP Dược phẩm Hà Tây vừa qua đã công bố báo cáo tài chính năm 2023, trong đó nổi bật với việc doanh thu quý IV/2023 giảm 11,2% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn gần 475 tỷ đồng.

Trong kỳ, doanh thu tài chính giảm, trong khi chi phí quản lý doanh nghiệp tăng gần gấp đôi, lên mức 24 tỷ đồng, chi phí bán hàng cũng tăng 15%, lên hơn 6 tỷ đồng. Sau khi khấu trừ các chi phí, Hataphar ghi nhận lợi nhuận sau thuế giảm gần 54% trong quý IV/2023, xuống còn 16,8 tỷ đồng.

Tính chung cả năm 2023, CTCP Dược phẩm Hà Tây ghi nhận doanh thu đạt 2.000 tỷ đồng, tăng gần 9% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế lại giảm 10% so với cùng kỳ năm trước, đạt gần 89 tỷ đồng.

Tại thời điểm ngày 31/12/2023, tổng tài sản của CTCP Dược phẩm Hà Tây đang dừng ở mức 1.838 tỷ đồng, tăng 25% so với đầu năm. Về chất lượng tài sản, khoản tiền, tiền gửi ngân hàng của Hataphar tăng mạnh gấp 2,6 lần, đạt gần 382 tỷ đồng.

Ở thời điểm kết thúc năm 2023, Hataphar có tổng nợ phải trả là 771 tỷ đồng, tăng 15% so với hồi đầu năm. Trong đó, riêng vay và nợ thuê tài chính là khoảng 504 tỷ đồng, chiếm hơn 65% tổng nợ của Công ty.

Một chi tiết đáng chú ý khác đó là chi phí sản xuất dở dang cơ bản của Hataphar đã tăng hơn 2 lần đầu năm, lên gần 639 tỷ đồng.

Theo thuyết minh, khoản mục này tăng do tăng đầu tư vào Dự án Nhà máy dược phẩm công nghệ cao Hataphar, lên tới hơn 627,7 tỷ đồng. Trong đó lãi vay vốn hoá vào Dự án này lũy kế đến 31/12/2023 là 10,64 tỷ đồng (tại ngày 1/1/2023 là 1,13 tỷ đồng).

Liên quan đến dự án này, trong năm 2023, HĐQT Hataphar đã thông qua kế hoạch triển khai phương án phát hành thêm 8,4 triệu cổ phiếu theo hình thức chào bán riêng lẻ với mức giá chào bán 21.500 đồng/cổ phiếu, dự kiến thu về khoảng 181 tỷ đồng.

Trong đó, 78 tỷ đồng sẽ được sử dụng đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất dược phẩm công nghệ cao Hataphar tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, TP.Hà Nội, còn lại hơn 102 tỷ đồng sẽ dùng tái cơ cấu lại khoản nợ vay ngân hàng nhằm nâng cao khả năng tự chủ về vốn, giảm áp lực về tài chính.

Đào Xuân - Hải Lê - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

link bài gốc https://phapluatplus.vn/bi-thu-hoi-vien-nang-cung-fluconazole-duoc-pham-ha-tay-hien-lam-an-ra-sao-196953.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com