Đằng sau việc tỉnh Vĩnh Phúc chi gần 18 tỷ sửa phòng họp

20/02/2019 14:33

Kinhte&Xahoi Vừa qua, Tòa soạn nhận được thông tin từ bạn đọc ở tỉnh Vĩnh Phúc phản ánh, lãnh đạo tỉnh này vừa ký phê duyệt dự án cải tạo phòng họp BTV, phòng họp BCH, Phòng Khánh tiết Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc hết 18 tỷ

Cũng theo bạn đọc của tỉnh này phản ánh thì 3 phòng họp trên đều còn rất mới, đẹp, hiện đại nên việc cải tạo với số tiền lớn như vậy khiến nhiều người đặt câu hỏi, đằng sau việc chi gần 18 tỷ đồng sửa phòng họp đó là gì? Có tư lợi cá nhân, mục đích nhóm không? Và, nó vẫn còn sử dụng tốt, sao số tiền đó không để sử dụng cho mục đích an sinh xã hội như giáo dục, y tế, chăm sóc trẻ em…

Trang đầu Quyết định 2975/QĐ - UBND của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

Từ phản ánh trên, PV tìm hiểu được biết: Ngày 21/1/2019, ông Lê Duy Thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc ký Quyết định 228/UĐ-UBND v/v phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án cải tạo phòng họp Ban Thường vụ, phòng họp Ban Chấp hành, Phòng Khánh tiết Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc.

Quyết định phê duyệt kế hoạch 228 dựa trên Quyết định 2975/QĐ-UBND ngày 29/11/2018 cũng do chính ông Lê Duy Thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc ký nội dung là “về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo phòng họp Ban Thường vụ, phòng họp Ban Chấp hành, Phòng Khánh tiết Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc”. 

Theo Quyết định 228 thì đây là dự án nhóm C, công trình dân dụng cấp I. Dự án do Văn phòng Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc làm chủ đầu tư. Địa điểm tại đường Kim Ngọc, phường Ngô Quyền, TP.Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. Mục đích dự án là nhằm cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng hiệu quả trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công việc của cơ quan Tỉnh uỷ. Dự án không phải thực hiện giải phóng mặt bằng. 

1.Phòng họp Ban Thường vụ, phá dỡ tường đầu hồi, phòng vệ sinh tại trục 12 và trục 15, mở rộng phòng họp, tháo dỡ trần thạch cao, vách gỗ, rèm cửa, gạch lát nền đã bị hư hỏng; tháo dỡ cửa ra vào, loại cửa nhựa lõi thép; tháo dỡ hệ thống điện, âm thanh, màn chiếu, thiết bị phòng họp trực tuyến, thay thế thiết bị nội thất khác đã xuống cấp, hư hỏng... 

Phần cải tạo, thực hiện xây dựng tường ngăn mới xi măng mác 75, sàn lát gạch kích thước 800x800mm, thay mới cửa ra vào bằng gỗ khôn kép. Xử lý chống mối, chống thấm. Đối với phần nội thất, thay mới trang thiết bị nội thất như trần thạch cao kết hợp hoa văn, trần xuyên sáng, rèm cửa, âm thanh, ánh sáng, hệ thống thiết bị họp trực tuyến, thay thế hệ thống cấp điện chiếu sáng đồng bộ, hiện đại. 

2.Phòng họp Ban chấp hành, tháo dỡ trần thạch cao, vách gỗ, rèm cửa, gạch lát nền đã bị hư hỏng, gạch ốp lát, thiết bị phòng vệ sinh, tháo dỡ hệ thống thiết bị điện và các thiết bị nội thất khác đã xuống cấp, hư hỏng. Cải tạo, lát gạch kích thước phòng họp, lát gạch phòng vệ sinh, ốp gạch cao sát trần, ốp đá marbale khổ lớn và mặt bàn lavabo khu vệ sinh. 

Thay mới cửa ra vào bằng gỗ khuôn kép. Thay thế toàn bộ hệ thống cấp điện chiếu sáng. Giữ nguyên hệ thống âm thanh đã đầu tư. Thay thế trang thiết bị nội thất gồm, trần thạch cao kết hợp hoa văn, trần xuyên sáng, rèm cửa… 

3.Phòng Khánh tiết, tháo dỡ trần thạch cao, vách gỗ, rèm cửa, gạch lát nền đã bị hư hỏng, gạch ốp lát, thiết bị phòng vệ sinh, hệ thống thiết bị điện và các thiết bị nội thất khác đã xuống cấp, hư hỏng...

Điều lạ của dự án này là nguồn kinh phí được lấy từ kinh phí sự nghiệp của năm 2018 nhưng 2019 mới quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án để thực hiện dự án trong năm 2019.

Chúng tôi tiếp tục chuyển đến bạn đọc thông tin ý kiến của chuyên gia, ý kiến của lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc về vụ việc này.

Theo GĐPL


CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

SSI: 'Sacombank còn khoảng 84.200 tỷ đồng tài sản có vấn đề, giảm 5,5% so với năm 2017'

SSI ước tính rằng đến hết năm 2018, Sacombank vẫn còn khoảng 84.200 tỷ đồng tài sản có vấn đề, giảm 5,5% so với năm 2017 và chiếm khoảng 20,8% tổng tài sản, bao gồm 40.000 tỷ đồng trái phiếu VAMC và 44.000 tỷ đồng các khoản phải thu lãi và phí phải thu. Kết quả này thấp hơn so với mức 24,2% tổng tài sản trong năm 2017.