Xem nhiều

Những ngành nghề sẽ biến mất vì 4.0 và Blockchain

Blockchain là một công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu không đòi hỏi trung gian xác nhận thông tin. Thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận...

Ấn Độ: Nhức nhối nạn hiếp dâm trẻ em

Nạn hiếp dâm tại Ấn Độ, đất nước đông dân thứ nhì thế giới, đang ngày một gia tăng. Phụ nữ Ấn Độ, đặc biệt là trẻ em gái, đã trở thành những nạn nhân đáng thương của những cuộc tấn công bạo lực đầy...

Đài Loan sẽ dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức

Taiwan News dẫn lời người đứng đầu Viện Hành pháp Đài Loan Lại Thanh Đức cho hay từ năm tới, vùng lãnh thổ này xúc tiến chính sách lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức thứ hai sau tiếng Hoa, nhằm...

Có một Hà Nội nghĩa tình, Hà Nội kết nối trong đại dịch

22/02/2021 20:28

Kinhte&Xahoi Trong những ngày qua, trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại Hải Dương, một số địa phương và người dân vì quá lo lắng bảo đảm an toàn đã có những cách ứng xử, giải quyết có phần cực đoan, bế quan toả cảng. Nhưng ở Hà Nội, từ người đứng đầu thành phố đến nhân dân Thủ đô lại có cách nhìn, cách nghĩ rất nhân văn, khoa học. "Giúp bạn là tự giúp mình", trong đại dịch, Hà Nội đang toả sáng là một thành phố kết nối, thành phố nghĩa tình.

Bí thư Thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ là một trong những nhà lãnh đạo sát sao rất sớm việc phòng chống dịch Covid-19, ngay từ lúc Đại hội XIII của Đảng đang họp. Giữ Hà Nội không "toang" vì dịch bệnh là một yêu cầu tiên quyết, một đòi hỏi sống còn cho thực hiện mục tiêu kép không chỉ của Thủ đô mà còn của cả nước. Vì thế, Hà Nội là địa phương từ rất sớm mà Thành uỷ đã có những cuộc họp khẩn, những chỉ thị chỉ đạo rất nhanh chóng, kiên quyết. Cả hệ thống chính trị mà trước hết là tổ chức Đảng đã vào cuộc từ đầu với 5 đoàn kiểm tra của Thành uỷ toả đi các địa phương, kích hoạt hệ thống phòng chống dịch nhanh chóng, chủ động. Một cuộc kiểm tra rộng khắp với đoàn kiểm tra không phải là của cấp uỷ ban mà là của Thành uỷ đã cho thấy sự quan tâm, sâu sát, tinh thần ở đâu khó khăn nhất, cần kíp nhất, Đảng đều phải lo cho dân như Bác Hồ từng căn dặn. Hà Nội cũng chủ trương rất sớm phải dựa vào "thế trận lòng dân", tổ chức các Tổ Covid-19 cộng đồng đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người để làm tốt việc truy vết thần tốc.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Lan Hương trao hỗ trợ cho tỉnh Hải Dương phòng, chống dịch Covid-19. Ảnh: Sở TT và TT Hà Nội. 

Không ồn ào, không khoa trương đao to búa lớn nhưng Bí thư Thành uỷ Hà Nội đã thể hiện là một con người của hành động. Khi mà mối lo ngại lớn nhất là nạn nhân tử vong người Nhật Bản có phải nhiễm covid-19 từ Hà Nội không thì chính người đứng đầu Đảng bộ Thành phố đã nhanh chóng có mặt tại tận nơi khách sạn xảy ra sự việc, chỉ đạo truy vết khẩn trương, kiên quyết. Chính sự xông pha, đi đầu ấy đã trở thành mệnh lệnh không lời, tạo nên chuyển động mạnh mẽ cho cả hệ thống.

Chống dịch nhưng không quên nhiệm vụ kép là phải phát triển kinh tế. Những nhà lãnh đạo Hà Nội đã có hướng đi và cách làm thật sự biện chứng khi vừa sốt sắng chống dịch vừa tích cực động viên sản xuất, xuống đồng cùng với nông dân. Cuộc xuống đồng lần này không mang tính hình thức lội ruộng xắn quần đi cấy thủ công nữa mà bí thư, chủ tịch thành phố cùng ngồi máy cấy như một thông điệp phải hướng tới hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn ở Thủ đô. Đây phải chăng cũng là sự kế tiếp khát vọng hiện đại hoá nông nghiệp thủ đô và cả nước mà cũng ở TP Hà Nội, hơn 60 năm trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tới thăm và dùng thử máy cấy tại Trại thí nghiệm Sở Nông - Lâm Hà Nội.

Hà Nội tiếp tục thể hiện tư duy và cách làm riêng khi tăng cường chống dịch nhưng vẫn chia lửa với Hải Dương và nhiều địa phương khác. Thủ đô là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học của cả nước, người dân đến Hà Nội sinh sống, học tập, làm việc rất đông. Đặc biệt, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán nhiều người về quê ăn Tết trở lại, trong đó đến thời điểm này thống kê sơ bộ đã có hơn 33.000 người từ Hải Dương quay về Hà Nội sau Tết, thách thức phòng, chống dịch bệnh rất lớn. 

Tuy nhiên, không vì khó khăn mà Hà Nội bỏ qua tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ sẻ chia lúc khó khăn, ngay trong cuộc họp Thường trực Thành ủy ngày đầu tiên đi làm sau Tết Nguyên đán, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ đã quyết định chủ trương Hà Nội sẽ giúp đỡ tỉnh Hải Dương về cả tinh thần và vật chất. Quyết định đó được hiện thực hóa thông qua các hoạt động của Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thành phố.  Trong thư gửi lãnh đạo tỉnh Hải Dương, đồng chí Vương Đình Huệ viết, thay mặt Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội xin gửi lời thăm hỏi, sẻ chia sâu sắc tới Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hải Dương. Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng khẳng định, các cấp chính quyền Thủ đô đã chỉ đạo ngành Công Thương kết nối cung cầu, hỗ trợ tối đa để tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, nhất là nông sản của tỉnh Hải Dương trên địa bàn TP Hà Nội; sẵn sàng cả về thiết bị, bác sĩ, nhân viên y tế hỗ trợ tăng cường năng lực xét nghiệm Covid-19 và các yêu cầu khác của tỉnh Hải Dương trong phòng, chống dịch. Bức thư thăm hỏi, động viên và số tiền 2 tỷ đồng cùng các vật dụng phòng, chống dịch đã được trực tiếp đồng chí Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP Hà Nội Nguyễn Lan Hương thay mặt lãnh đạo thành phố trao cho tỉnh Hải Dương đã tạo ra một tinh thần kết nối mới, một tinh thần sẻ chia, đồng cảm mới với Hải Dương. Sau Hà Nội, nhiều địa phương khác như Hải Phòng, Thái Bình, Quảng Ninh...cũng chia sẻ, giúp đỡ Hải Dương.

Tinh thần ấy cũng đã nhanh chóng lan toả đến đông đảo người dân Thủ đô chung tay chia sẻ, giúp đỡ nhân dân Hải Dương, nhất là giúp đỡ những người nông dân một nắng hai sương đang khẩn thiết cầu cứu trên những cánh đồng. Mấy ngày qua, không thể kể hết có bao nhiêu chuyến xe, bao nhiêu điểm bán, thu mua nông sản giúp nông dân Hải Dương ở Thủ đô được lập ra và rau quả về đến đâu, người dân Thủ đô mua ủng hộ nhanh chóng đến đó.

Người dân Thủ đô mua ủng hộ nông sản của nông dân Hải Dương bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Ảnh: TUẤN SƠN.

Người dân Thủ đô giúp bà con nông dân tiêu thụ nông sản bị dồn ứ và sẵn sàng vận chuyển miễn phí, chuyển tận tay đến người tiêu dùng không lấy lãi mà chỉ bán giá gốc từ bà con nông dân.Quyền giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, Sở đã phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh hỗ trợ, kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Theo đó, dịp Tết Nguyên đán, thành phố đã hỗ trợ tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh tiêu thụ 300 tấn rau, củ quả tại hệ thống phân phối trên địa bàn và hệ thống phân phối của các doanh nghiệp Hà Nội tại các tỉnh, thành phố khác. 

Những hoạt động hỗ trợ, cứu trợ của TP Hà Nội đối với tỉnh Hải Dương chỉ là một phần nhỏ trong rất nhiều sự hỗ trợ, sẻ chia của Hà Nội với các tỉnh, thành bạn trong cả nước thời gian gần đây. Trong năm 2020, TP Hà Nội cùng với các địa phương khác trong cả nước, đã hỗ trợ 1 tỷ đồng cùng nhiều khẩu trang y tế, nước sát khuẩn để Đà Nẵng chống dịch. Trong đợt lũ lịch sử xảy ra ở 12 tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, TP Hà Nội đã vận động toàn thể cán bộ, đảng viên, cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân Thủ đô ủng hộ đồng bào. Ngày 8-12-2020, thay mặt Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ đã trao số tiền 91 tỷ đồng ủng hộ 12 tỉnh miền Trung, Tây Nguyên khắc phục hậu quả bão lũ. 

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: Giúp bạn là tự giúp mình. Hà Nội đang thể hiện tốt vai trò là Thủ đô, đầu tàu kết nối phát triển của miền Bắc và đồng bằng sông Hồng. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố nhiệm kỳ 2020-2025 xác định mục tiêu chiến lược xây dựng Hà Nội có chất lượng cuộc sống cao, kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển toàn diện, bền vững; là thành phố kết nối toàn cầu, có sức cạnh tranh quốc tế. Để hướng tới mục tiêu lớn lao đó, Hà Nội đã và đang thực sự là thành phố kết nối các vùng miền trong cả nước, không chỉ là thành phố Anh hùng, thành phố ngàn năm văn hiến năm xưa mà còn là thành phố của nghĩa tình, đáng trân trọng và nhân lên sự kết nối bằng yêu thương, bằng sức mạnh văn hoá cao đẹp!


 Nguyên Minh - Tuấn Sơn - Theo QĐND

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hộ chiếu vắc xin ngừa Covid-19: ''Tấm hộ chiếu'' gây nhiều tranh cãi

Với các chiến dịch tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 trên diện rộng đang được thực hiện ở nhiều quốc gia, Đan Mạch vừa công bố sẽ triển khai hộ chiếu điện tử tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 trong vòng từ 3 đến 4 tháng nữa. Tuy nhiên, khi các ca nhiễm vi rút SARS-CoV-2 trên thế giới vẫn không ngừng gia tăng thì nhiều ý kiến cho rằng, liệu có nên tạo ra “hộ chiếu vắc xin” - tấm vé vàng cho phép người đã được tiêm chủng ngừa vắc xin có thể đến bất cứ đâu mà người khác lại không thể.

Link bài gốc https://realsv.qdnd.vn/xa-hoi/phong-chong-dich-viem-phoi-do-virus-ncov/co-mot-ha-noi-nghia-tinh-ha-noi-ket-noi-trong-dai-dich-652288

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com