Xem nhiều

Những ngành nghề sẽ biến mất vì 4.0 và Blockchain

Blockchain là một công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu không đòi hỏi trung gian xác nhận thông tin. Thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận...

Ấn Độ: Nhức nhối nạn hiếp dâm trẻ em

Nạn hiếp dâm tại Ấn Độ, đất nước đông dân thứ nhì thế giới, đang ngày một gia tăng. Phụ nữ Ấn Độ, đặc biệt là trẻ em gái, đã trở thành những nạn nhân đáng thương của những cuộc tấn công bạo lực đầy...

Đài Loan sẽ dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức

Taiwan News dẫn lời người đứng đầu Viện Hành pháp Đài Loan Lại Thanh Đức cho hay từ năm tới, vùng lãnh thổ này xúc tiến chính sách lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức thứ hai sau tiếng Hoa, nhằm...

Hà Nội: Thêm 1 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không tem nhãn phụ

02/11/2018 09:12

Kinhte&Xahoi Thời gian gần đây, tòa soạn nhận được phản ánh của bạn đọc về tình trạng hệ thống mỹ phẩm Cheapie Market bày bán các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài nhưng trên bao bì, vỏ sản phẩm không hề có tem nhãn phụ tiếng Việt. Người tiêu dùng đang hoài nghi về nguồn gốc, chất lượng sản phẩm tại đây.

Nhiều sản phẩm “trôi nổi” được bày bán, không tem nhãn phụ

Với những lời quảng cáo “có cánh” để thu hút khách hàng, Cheapie Market là dự án chuỗi cửa hàng Cosmetics chính hãng, có nguồn gốc và thương hiệu xuất xứ rõ ràng, là một chuỗi phân phối mỹ phẩm lớn, có lợi thế về giá thành, chuỗi cửa hàng phân phối tại nhiều địa điểm. Tuy nhiên, thực tế cơ sở này đang bày bán các sản phẩm mỹ phẩm do nước ngoài sản xuất, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt.

Cơ sở thuộc hệ thống mỹ phẩm Cheapie (số 298 Nguyễn Trãi, Q. Thanh Xuân, Tp. Hà Nội).

Để khách quan thông tin tới bạn đọc, PV đã mục sở thị cơ sở của mỹ phẩm Cheapie (số 298 Nguyễn Trãi, Q. Thanh Xuân, Tp. Hà Nội) – Đây là một địa chỉ thuộc hệ thống mỹ phẩm Cheapie Market tại Hà Nội.

Nhiều sản phẩm xuất xứ từ nước ngoài được bày bán tại đây không có tem nhãn phụ tiếng Việt.

Bên trong kệ hàng được bày bán rất nhiều dòng sản phẩm từ nước ngoài như Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ…, hầu hết trên bao bì sản phẩm đều không có tem nhãn phụ tiếng Việt.

Các loại son được trưng bày trên kệ nhưng trên bao bì sản phẩm chỉ có chữ nước ngoài khiến người tiêu dùng hoang mang, nghi vấn về chất lượng của loạt sản phẩm này.

Việc hàng nhập khẩu nhưng không có thông tin cụ thể về sản phẩm gây khó khăn cho khách hàng trong việc tìm hiểu về nơi sản xuất, xuất xứ của sản phẩm, đồng thời còn có dấu hiệu không đảm bảo tính pháp lý của hàng hóa khi lưu thông trên thị trường Việt Nam.

Đây là hộp sữa rửa mặt, nhìn chi chít trên hộp là dòng chữ nước ngoài, nếu người mua không trực tiếp hỏi nhân viên bán hàng thì cũng không thể biết được công dụng của sản phẩm này ra sao.

Được biết Cheapie Market có 4 cơ sở đều đóng trên địa bàn Hà Nội (số 81D Mai Hắc Đế, Q. Hai Bà Trưng; Số 31 Trần Quốc Vượng, Q. Cầu Giấy; Số 20C Phan Đình Phùng, Q. Ba Đình; Số 298 Nguyễn Trãi, Q. Hà Đông).

Quy định về hàng hóa không tem nhãn phụ bị cấm lưu thông trên thị trường

Cụ thể theo quy định tại Điều 7, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ về Nhãn hàng hóa quy định hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.

Ngoài ra nhãn phụ phải được gắn trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa và không được che khuất những nội dung bắt buộc của nhãn gốc.

Nội dung ghi trên nhãn phụ là nội dung dịch nguyên ra tiếng Việt từ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốc và bổ sung các nội dung bắt buộc khác còn thiếu theo tính chất của hàng hóa.

Theo Khoản 1, Điều 26 Nghị định số 80/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa.

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm đến 5.000.000 đồng:

+ Hàng hóa có nhãn (kể cả tem hoặc nhãn phụ) hoặc tài liệu kèm theo không ghi đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa

+ Hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.

Khoản 2 Điều 26 Nghị định 80/2013/NĐ-CP Phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 26 theo mức phạt sau đây:

“Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng.”

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi hàng hóa vi phạm về nhãn đang lưu thông trên thị trường.

PV đã đặt lịch làm việc với chủ cơ sở của hệ thống mỹ phẩm Cheapie để trao đổi khách quan thông tin truyền tải tới bạn đọc, tuy nhiên qua nhiều lần liên hệ thì đại diện chủ cơ này đều lấy lý do bận đi công tác nước ngoài nên chưa thể trao đổi thông tin được. Trước thực trạng mà bạn đọc phản ánh cũng như qua mục sở thị của PV tại cơ sở bày bán sản phẩm không tem nhãn phụ khiến người tiêu dùng hoang mang, có phải chủ cơ sở đang "cố tình" lẩn tránh báo chí?

Người tiêu dùng đang đặt ra câu hỏi phải chăng, sản phẩm mỹ phẩm tại hệ thống mỹ phẩm Cheapie là hàng nhập lậu, không có hoá đơn chứng từ? Chất lượng của các sản phẩm không rõ nguồn gốc gây hệ lụy, ảnh hưởng tới sức khỏe của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ thuộc “tín đồ” ưa chuộng mỹ phẩm ngoại nhưng giá bình dân? Và liệu cơ quan chức năng có kiểm soát được tình trạng các cơ sở bày bán sản phẩm xuất xứ từ nước ngoài không tem nhãn phụ? Thiết nghĩ Chi Cục quản lý thị trường Hà Nội sớm vào cuộc để làm rõ những sai phạm của hệ thống mỹ phẩm Cheapie, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc trong các kỳ tiếp theo.

 

Theo Người Tiêu Dùng/Tạp chí HH&TH HN


;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chuyện ngược đời

Ở nước Áo vừa rồi có một phán xử của tòa án mà gần như không ai có thể tin đó là chuyện thật. Chuyện như đùa mà có thật.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com