Xem nhiều

Những ngành nghề sẽ biến mất vì 4.0 và Blockchain

Blockchain là một công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu không đòi hỏi trung gian xác nhận thông tin. Thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận...

Ấn Độ: Nhức nhối nạn hiếp dâm trẻ em

Nạn hiếp dâm tại Ấn Độ, đất nước đông dân thứ nhì thế giới, đang ngày một gia tăng. Phụ nữ Ấn Độ, đặc biệt là trẻ em gái, đã trở thành những nạn nhân đáng thương của những cuộc tấn công bạo lực đầy...

Đài Loan sẽ dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức

Taiwan News dẫn lời người đứng đầu Viện Hành pháp Đài Loan Lại Thanh Đức cho hay từ năm tới, vùng lãnh thổ này xúc tiến chính sách lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức thứ hai sau tiếng Hoa, nhằm...

TikTok - Ứng dụng có thực sự nguy hiểm?

18/07/2020 10:15

Kinhte&Xahoi Vừa qua, TikTok bị Ấn Độ "cấm cửa" cùng 58 ứng dụng khác của Trung Quốc. Mỹ cũng đe dọa sẽ cấm ứng dụng phổ biến này vì lý do an ninh quốc gia. Sự phổ biến của nó khiến nhà chức trách một số quốc gia, đặc biệt là Mỹ, đặt câu hỏi về xuất xứ Trung Quốc cũng như khả năng gây ảnh hưởng của Chính phủ Trung Quốc tới TikTok.

Phổ biến ngang ngửa Facebook

TikTok thuộc sở hữu của ByteDance, công ty công nghệ Trung Quốc đang vận hành một số ứng dụng mạng xã hội phổ biến. Có thể ví ByteDance với Facebook của nước Mỹ. Cả hai đều có hàng tỷ người dùng mỗi ngày. 

Hướng đến những người trong độ tuổi từ 13 đến 38, ứng dụng từ Trung Quốc đạt được thành công bùng nổ, là một nền tảng yêu thích cho những người trẻ tuổi muốn kiếm tiền từ tài năng của họ. Được phát triển thông qua chiến lược quảng bá các tác giả nội dung theo tiêu chí tài năng và ít dựa trên tiêu chí người nổi tiếng đã có từ trước, TikTok dường như là một lựa chọn thú vị hơn trong giới trẻ so với các nền tảng truyền thông xã hội hiện tại (chẳng hạn, Instagram hoặc YouTube thường chỉ có xu hướng thưởng cho những người đã có tư cách “người nổi tiếng”).

CEO ByteDance là Zhang Yi Ming, người thành lập Công ty năm 2012. CEO 35 tuổi này theo học kỹ thuật phần mềm. Sản phẩm đầu tiên của ByteDance là ứng dụng thu thập tin tức Toutiao. Zhang muốn tạo ra nền tảng tin tức dựa trên trí tuệ nhân tạo, khác biệt với công cụ tìm kiếm Baidu.

Từ năm 2012, ByteDance sản xuất thêm vài ứng dụng mạng xã hội khác. Năm 2019, Công ty ra mắt ứng dụng chat FlipChat, cạnh tranh với WeChat và ứng dụng nhắn tin video Duoshan. Sau 8 năm thành lập, ByteDance hiện có giá trị 75 tỷ USD, là công ty tư nhân giá trị nhất thế giới. Họ được nhận đầu tư từ các nhà đầu tư mạo hiểm lớn nhất toàn cầu như SoftBank, Sequoia Capital…

Tháng 9/2016, Douyin - ứng dụng video dạng ngắn – được ByteDance giới thiệu tại Trung Quốc. Định dạng video ngắn không xa lạ với thị trường trong nước nhưng Douyin thành công ngoài mong đợi. Chỉ trong vòng 1 năm, Douyin đã có 100 triệu người dùng và 1 tỷ lượt xem video mỗi ngày.

 CEO của ByteDance là Zhang Yi Ming

1 năm sau, Douyin mở rộng thị trường ra ngoài Trung Quốc dưới tên TikTok. Nền tảng nhanh chóng “leo hạng” trên các kho ứng dụng tại Thái Lan, Nhật Bản và các nước châu Á khác. Tại Ấn Độ, TikTok vô cùng được ưa chuộng. Lượng người dùng TikTok ở quốc gia Nam Á này cao nhất thế giới, vượt qua cả Trung Quốc và Mỹ.

Tuy nhiên, khi TikTok bắt đầu thu hút sự chú ý trên toàn cầu, một ứng dụng video ngắn khác lại nổi lên tại Mỹ: Musical.ly. Musical.ly là sản phẩm của Alex Zhu và Louis Yang, ra đời năm 2014. Ứng dụng giành vị trí số 1 trên App Store tại Mỹ mùa hè năm 2015 và chưa bao giờ rơi khỏi bảng xếp hạng. Nhờ Musical.ly, một thế hệ ngôi sao mới ra đời. 

Tháng 11/2017, ByteDance mua lại Musical.ly với giá 1 tỷ USD và vận hành cùng lúc 2 ứng dụng: Musical.ly tại Mỹ và TikTok tại thị trường khác. Tháng 8/2018, ByteDance thông báo đóng cửa Musical.ly, nhập vào TikTok. Tất cả tài khoản Musical.ly được chuyển sang nền tảng TikTok. 

Sau khi sáp nhập, TikTok ngày càng đi lên tại Mỹ. Nó trở thành ứng dụng iOS đầu tiên không thuộc danh mục game đứng đầu App Store. Sự phổ biến của TikTok lên tới đỉnh điểm vào tháng 12/2018 với 6 triệu lượt cài đặt trong tháng, theo Sensor Tower. Chỉ riêng tại Mỹ, Công ty có khoảng hơn 1.000 nhân viên.

TikTok cũng trở thành nền tảng biến người dùng bình thường thành hiện tượng mạng và người có ảnh hưởng trên Internet. Tháng 11/2019, TikTok chạm mốc 1,5 tỷ lượt tải trên cả iOS và Android. Evan Spiegel, CEO của Snapchat, còn đánh giá rằng TikTok có thể phổ biến hơn cả Instagram trong tương lai gần.

Lan rộng “hiệu ứng” cấm TikTok

Tuy nhiên, thành công cũng đi kèm phiền toái. Tại Mỹ, TikTok trở thành mục tiêu giám sát của nhà lập pháp, những người cảm thấy quan ngại trước quan hệ giữa ByteDance và Chính phủ Trung Quốc.

Mỹ mở cuộc điều tra TikTok vào tháng 11/2019. Quan chức đặt câu hỏi về cách TikTok xử lý và lưu trữ dữ liệu, dẫn tới một số tổ chức như quân đội cấm ứng dụng này trên các thiết bị do nhà nước cấp. 

Nền tảng người dùng trẻ cũng là một vấn đề khác. Năm ngoái, Công ty này phải nộp phạt 5,7 triệu USD vì cáo buộc thu thập thông tin bất hợp pháp từ người dùng dưới 13 tuổi mà không có sự đồng ý của phụ huynh, vi phạm Đạo luật Bảo vệ quyền riêng tư trực tuyến của trẻ em (COPPA). Trong một vụ kiện khác liên quan tới COPPA, TikTok phải dàn xếp bằng số tiền 1,1 triệu USD.

Trước sự giám sát ngày một tăng từ Mỹ, ByteDance làm nhiều cách để vạch ranh giới với Chính phủ Trung Quốc. Ứng dụng hiện do ông Kevin Mayer, một người Mỹ, điều hành. Alex Zhu chuyển sang làm Phó Chủ tịch sản phẩm và chiến lược của ByteDance. Bất chấp những nỗ lực này, TikTok vẫn đang bị tấn công tại nhiều thị trường.

Cụ thể, Chính phủ Ấn Độ vừa quyết định cấm 59 ứng dụng có nguồn gốc Trung Quốc giữa lúc căng thẳng biên giới leo thang sau cuộc đụng độ giữa quân đội hai nước. Danh sách các ứng dụng bị cấm có TikTok.

Quyết định dựa trên Mục 69A của Đạo luật Công nghệ thông tin. Ngoài ra, Đội ứng cứu khẩn cấp máy tính (CERT-IN) đã nhận được nhiều kiến nghị từ công dân về an toàn dữ liệu và nguy cơ đối với quyền riêng tư trước hoạt động của một số ứng dụng này. Theo Chính phủ Ấn Độ, cấm các ứng dụng Trung Quốc giúp bảo vệ lợi ích của hàng chục triệu người dùng Internet và di động, bảo đảm an toàn và chủ quyền không gian mạng.

 TikTok bị nhiều nước trên thế giới cấm người dân sử dụng

Hồi đầu tháng 6, dữ liệu từ hãng phân tích ứng dụng AppFollow cho thấy các phần mềm như TikTok bị ảnh hưởng nặng nề từ căng thẳng biên giới. TikTok xếp hạng 5 trong top 10 ứng dụng miễn phí phổ biến nhất trên App Store tại Ấn Độ trước ngày 5/5, thời điểm có đụng độ quân đội. Một tháng sau, TikTok rớt xuống hạng 10. Trên Google Play, TikTok từ hạng 3 xuống hạng 5.

Ấn Độ không phải nước duy nhất chống lại các ứng dụng Trung Quốc vì lý do an ninh mạng và quyền riêng tư. Đài Loan cũng cấm một số ứng dụng, Đức cấm Zoom. Sau khi Ấn Độ, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết Mỹ có thể cũng làm điều cấm đoán tương tự vì ứng dụng đã chia sẻ dữ liệu người dùng với Chính phủ Trung Quốc. Các nhà chức trách Hoa Kỳ đang tìm cách đánh giá sự nguy hiểm của việc sử dụng ứng dụng TikTok của công dân Hoa Kỳ.

Một yếu tố khác có thể giải thích cho thái độ phòng thủ của chính quyền Mỹ, đó là trở thành đối thủ cạnh tranh lớn của Facebook và các mạng xã hội khác gần như chỉ sau một đêm, TikTok có thể đe dọa sự kiểm soát của Hoa Kỳ đối với sự phong phú của thông tin mà cho đến nay hầu như chỉ được quản lý bởi các công ty ở Hoa Kỳ. 

Nguyên nhân khác không kém phần quan trọng - các nền tảng xã hội hóa là nguồn thông tin quan trọng. Được kiểm soát thậm chí gián tiếp bởi sức mạnh của Bắc Kinh, một mạng xã hội chuyên phân phối nội dung video như TikTok có thể là một công cụ rất mạnh để thao túng dư luận và thúc đẩy lợi ích của Trung Quốc ở nhiều khu vực trên thế giới. Trên thực tế, các quản trị viên TikTok từng được ghi nhận là đã kiểm duyệt các video có thể gây khó chịu cho Chính phủ Trung Quốc, như đề cập đến Quảng trường Thiên An Môn hoặc độc lập của Tây Tạng.

Không rõ Tổng thống Trump có quyền ra lệnh cấm TikTok hay không nhưng theo Fortune, bất kỳ yêu cầu cấm người dùng không sử dụng một ứng dụng nào đó nhiều khả năng vi phạm Hiến pháp và sẽ vấp phải kháng cự từ hàng triệu người Mỹ, đặc biệt là giới trẻ khi mà TikTok đã là một nơi thể hiện văn hóa của họ.

Hoàng Thư - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/the-gioi-facebook/tiktok--ung-dung-co-thuc-su-nguy-hiem-d129617.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com