Xem nhiều

Hết thời “loạn” xuất khẩu lao động

06/03/2021 17:21

Kinhte&Xahoi Số lượng doanh nghiệp môi giới đưa người đi lao động nước ngoài cũng mọc lên nhiều như nấm sau mưa, tỷ lệ thuận với những vụ khiếu kiện ngày càng nhiều.

Ảnh minh hoạ (Nguồn: Báo LĐ)

Có thể kỳ vọng ngày 4/3/2021, ngày Thanh tra Chính phủ (TTCP) công bố kết luận thanh tra công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại sáu tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hưng Yên; là ngày chấm dứt tình trạng “loạn” xuất khẩu lao động (XKLĐ).

Nhiều năm qua, XKLĐ là giấc mơ đổi đời của biết bao cuộc đời ở những miền quê nghèo khó. Thế nhưng để thực hiện kỳ vọng phải xa lìa quê hương, gia đình, cha mẹ, vợ con để “được” bán sức ở xứ người, những người nông dân phải trả vô số những khoản tiền mập mờ khổng lồ.

Số lượng doanh nghiệp môi giới đưa người đi lao động nước ngoài cũng mọc lên nhiều như nấm sau mưa, tỷ lệ thuận với những vụ khiếu kiện ngày càng nhiều.

Cục Quản lý lao động ngoài nước, đơn vị “thuộc Bộ LĐTB&XH, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” trở thành đơn vị “siêu quyền lực”; bất chấp việc vướng nhiều bê bối, bất chấp việc thường xuyên bị báo chí phản ánh thái độ cửa quyền hách dịch.
 
Sự thật về Cục Quản lý lao động ngoài nước đã được TTCP phơi bày, cho thấy đơn vị này thường xuyên bênh vực những DN có dấu hiệu lừa đảo mà không đứng về phía người dân nghèo phải bán lợn gà trâu bò thế chấp nhà cửa để có tiền nộp cho bên “môi giới”… Người lao động phải trả những chi phí vô lý nhưng Cục này đã không can thiệp giúp đỡ, mà còn đưa ra nhiều quy định thiếu hợp lý.

Quá trình tuyển thực tập sinh ngành hộ lý đi Nhật Bản, Cục này chưa ban hành tiêu chí, điều kiện cụ thể để lựa chọn DN. Tuy nhiên, từ 1/6 - 14/8/2018, Cục này đã đồng ý cho 13 DN triển khai đưa thực tập sinh đi Nhật; trong số này có DN mới được cấp giấy phép hoạt động, hoặc… nằm vào danh sách thu hồi giấy phép hoạt động. Việc làm này của Cục là “tùy tiện, thiếu khách quan, thiếu minh bạch, không đúng với tiêu chí lựa chọn DN đã báo cáo Thủ tướng”, nguyên văn kết luận của TTCP.

TTCP cũng phát hiện theo Luật Dịch vụ việc làm Đài Loan (Trung Quốc) từ 2002, đơn vị dịch vụ việc làm tư nhân của Đài Loan (Cty môi giới) chỉ được thu tiền phí phục vụ hàng tháng từ người lao động nước ngoài. Cty môi giới không được yêu cầu, giao kèo hoặc nhận các khoản phí không có trong quy định. Thế nhưng trong các hợp đồng của các DN môi giới Việt Nam đều quy định mức tiền môi giới với người lao động. Những đồng tiền mồ hôi nước mắt của những người phải cay đắng ly hương mưu sinh ấy đã chảy vào túi ai? Thực trạng trên xảy ra từ năm 2002, nghĩa là cách đây gần 20 năm, nhưng Bộ LĐTB&XH và Cục QLLĐNN không có biện pháp giải quyết triệt để, không báo cáo Chính phủ, Thủ tướng.

Với thị trường Nhật Bản, năm 2000, Cục QLLĐNN ký biên bản với Cơ quan Hợp tác tu nghiệp quốc tế Nhật Bản (JITCO), thỏa thuận hai bên phối hợp để loại bỏ môi giới trong quá trình đào tạo và thực tập kỹ thuật. Sự thật là Cục QLLĐNN đã không có biện pháp loại bỏ môi giới theo thỏa thuận đã ký, còn để tình trạng Cty môi giới của Nhật ký hợp đồng với DN Việt, trong đó có yêu cầu tiền môi giới lấy từ người xin đi XKLĐ.

Trắng trợn hơn, ngày 12/8/2008, Cục QLLĐNN tham mưu cho Bộ LĐTB&XH ra Quyết định 61, trong đó quy định mức tiền môi giới người lao động “hoàn trả” cho DN với thị trường Nhật Bản lên tới 1500 USD/người/hợp đồng. Từ 2013-2018, đã có hơn 175 ngàn người phải mất khoản tiền này.

Người Việt ta ngàn đời nay vẫn luôn sống theo lời dạy cha ông “bầu ơi thương lấy bí cùng”, “lá lành đùm lá rách”… Không ít người vì nghèo khổ mới phải tha hương sang xứ người bán sức, nhưng cơ quan chức năng đã không tạo điều kiện giúp đỡ, lại còn tiếp tay DN sai phạm làm tiền người nghèo, đặt ra các khoản thu vô lý, phi pháp, trái với thỏa thuận đã ký với nước ngoài; thì đó là hành động cần  phải bị điều tra xử lý hình sự theo đúng quy định pháp luật, để dẹp sạch vấn nạn loạn lạc trong lĩnh vực XKLĐ, để không còn tình trạng làm tiền người nghèo.

Minh Khang - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/het-thoi-loan-xuat-khau-lao-dong-d150270.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com