Xem nhiều

'Núp bóng' mỹ phẩm cao cấp, Skin Plus mập mờ về nguồn gốc xuất xứ?

17/11/2018 10:01

Kinhte&Xahoi Cùng thể hiện thông tin trên cùng một trang web, thế nhưng mỹ phẩm Skin Plus đang khiến người tiêu dùng hoang mang khi thông tin về nguồn gốc xuất xứ không được đồng nhất.

 

Mới đây, chúng tôi nhận được nhiều phản ánh từ khách hàng về nguồn gốc của dòng mỹ phẩm Skin Plus của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Mỹ phẩm Skin Plus.

Các khách hàng này cho biết, họ cảm thấy hoang mang khi mỹ phẩm Skin Plus đưa ra những thông tin quảng cáo “mập mờ”, không rõ ràng về nguyên liệu cũng như địa chỉ sản xuất mỹ phẩm.

Mỹ phẩm của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Mỹ phẩm Skin Plus được cho là không rõ ràng nguồn gốc xuất xứ.

 

Cụ thể, trên trang web skinplusvietnam.com thể hiện Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Mỹ phẩm Skin Plus là công ty chuyên phân phối độc quyền dòng mỹ phẩm cao cấp Skin Plus – sản phẩm liên doanh đặc biệt giữa Việt Nam và Thái Lan. Theo đó, mỹ phẩm Skin Plus được nhập khẩu hoàn toàn 100% từ Thái Lan, sản xuất trên dây chuyền ứng dụng công nghệ tối tân nhất, kết hợp với các thành phần thảo dược mang lại kết quả vượt trội.

Tuy nhiên, trong một bài giới thiệu khác trên trang web, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Mỹ phẩm Skin Plus lại thể hiện thông tin, thương hiệu mỹ phẩm cao cấp Skin Plus được sản xuất tại Việt Nam dưới dây chuyền ứng dụng công nghệ hiện đại của Hàn Quốc. Nguyên liệu cao cấp - chiết xuất thiên nhiên nhập khẩu từ Châu Âu, chất lượng sản phẩm được kiểm tra khắc khe theo tiêu chuẩn Quốc tế và CGMP của Việt Nam.

Trên cùng một trang web nhưng thông tin về sản phẩm lại không đồng nhất, khi thì được nhập khẩu 100% từ Thái Lan...

...khi lại được sản xuất tại Việt Nam.

Điều này đã khiến cho người tiêu dùng phải đặt nghi vấn, liệu sản phẩm này có thật sự chất lượng hay những thông tin "có cánh" kia chỉ để "chiêu dụ" khách hàng? Và, khi cùng một công ty, cùng một thương hiệu mỹ phẩm với trên cùng một trang web mà Skin Plus lại được giới thiệu nguồn gốc xuất xứ khác nhau, thì đâu mới là nguồn gốc thật sự của Skin Plus?

Để tìm hiểu rõ thông tin, chúng tôi đến địa chỉ công ty tại số 380/1/14 Phạm Văn Chiêu, P.9, Q.Gò Vấp, TP.HCM. Tại đây, chúng tôi thấy có treo biển hiệu Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Mỹ phẩm Skin Plus nhưng lại không hề thấy có dấu hiệu hoạt động cũng như xưởng sản xuất.

Theo thông tin từ một người đàn ông (tự giới thiệu là người nhà của Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Mỹ phẩm Skin Plus) cho biết, công ty này không còn hoạt động ở địa chỉ này và đã chuyển đi cách đây vài tháng trước. Hiện tại, địa chỉ 380/1/14 Phạm Văn Chiêu, P9, Gò Vấp chỉ dùng để đăng ký kinh doanh và treo bảng hiệu.

Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Mỹ phẩm Skin Plus không hoạt động tại địa chỉ được chia sẻ trên trang web mà chỉ để treo bảng hiệu và đăng kí kinh doanh.

Trong vai là người mua hàng, chúng tôi dò hỏi người đàn ông về địa chỉ mới của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Mỹ phẩm Skin Plus thì được “tiết lộ”, công ty đã chuyển về địa chỉ 22/39 đường số 21, P.8, Q.Gò Vấp.

Tại địa chỉ mới này, chúng tôi gặp được người có tên là Phạm Thị Phước (Giám đốc của Công ty Skin Plus) và được chị này khẳng định sản phẩm công ty bán ra là mỹ phẩm với chất lượng đảm bảo.

Thế nhưng, khi được hỏi về nguồn gốc của sản phẩm thì người này lại nói rằng công ty của mình không sản xuất mà “đẩy” trách nhiệm cho một công ty khác có tên Công ty TNHH Thương mại – Sản xuất Xuất nhập khẩu Mỹ phẩm Thịnh Phát (Q.8, TP.HCM).

Đáng nói, trên trang web giới thiệu mỹ phẩm Skin Plus cũng như trên sản phẩm, Công ty Skin Plus lại không đưa thông tin, địa chỉ cụ thể của công ty sản xuất này mà chỉ vỏn vẹn dòng chữ “Sản xuất tại Việt Nam”.

Ngoài ra, vị Giám đốc này còn khẳng định, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Mỹ phẩm Skin Plus chỉ đặt hàng và chịu trách nhiệm phân phối sản phẩm, còn việc sản xuất và chất lượng sản xuất thuộc trách nhiệm về công ty sản xuất trên.

Phải chăng, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Mỹ phẩm Skin Plus đang “đùn đẩy” trách nhiệm cho một đơn vị khác? Đồng thời, với cách thể hiện và quảng cáo thông tin sản phẩm như trên, Skin Plus có đang “cố tình” qua mắt người tiêu dùng về nguồn gốc mập mờ của sản phẩm?

Tóm lại, thứ mà người tiêu dùng cần là họ phải biết rõ mình đang sử dụng sản phẩm gì, chất lượng thế nào để đảm bảo an toàn sức khỏe, chứ không phải là những lời giới thiệu "có cánh" như mang mác hàng Việt Nam cao cấp mà lại mập mờ về thông tin như vậy.

 

Theo Khoẻ 365/GĐ&PL

 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Việt Nam - Malaysia: Nhiệm vụ không được thua!

Về mặt thực lực, có thể đội tuyển Việt Nam nhỉnh hơn so với Malaysia. Tuy nhiên, trong một trận đấu cụ thể, sự nhỉnh hơn ấy có khi không đáng kể, và đội bóng của HLV Park Hang Seo luôn phải thận trọng hết mức, tránh sẩy chân trong trận đấu then chốt như thế này.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com