Xem nhiều

Bột phong thủy Alofa có đang lừa dối khách hàng?

Theo những lời quảng cáo trên khắp các trang mạng xã hội và đại lí bán hàng, chỉ cần bỏ ra mấy trăm nghìn đồng là có ngay gói bột phong thủy Alofa giúp tẩy uế, trừ tà, có khả năng “đuổi hết những gì...

20 năm nghiên cứu, bảo tồn, phát huy di sản Hoàng thành Thăng Long–Hà Nội

07/09/2022 19:56

Kinhte&Xahoi Ngày mai (8/9), UBND TP Hà Nội phối hợp với Văn phòng đại diện UNESCO tại Hà Nội, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “20 năm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội”.

Nhân kỷ niệm 50 năm Công ước Di sản Thế giới (1972-2022), nhằm đẩy mạnh việc thực hiện các Khuyến nghị của Ủy ban Di sản Thế giới trong công tác nghiên cứu khoa học, khảo cổ học phục vụ quản lý hiệu quả khu di sản; đồng thời hoàn thiện Kế hoạch quản lý di sản giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn 2045 và tổng hợp kết quả 20 năm nghiên cứu, khai quật, phát lộ Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội (2002-2022), UBND TP Hà Nội phối hợp với Văn phòng đại diện UNESCO tại Hà Nội, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “20 năm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội”.

Hoạt động nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: Lại Tấn.

Hội thảo là dịp tổng kết những thành tựu nổi bật trong công tác quản lý, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị tại Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội từ 2002 đến nay, đặc biệt giới thiệu kết quả khai quật khảo cổ học 10 năm tại khu vực Chính điện Kính Thiên; đồng thời sẽ giúp cho những người làm công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy di sản trong nước và quốc tế có cơ hội trao đổi, học tập kinh nghiệm, nghiên cứu so sánh trong công tác phục dựng các cung điện; tham vấn khoa học về định hướng cho công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị của Di sản thế giới Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội; thúc đẩy hoạt động quảng bá các giá trị đặc sắc văn hóa Thăng Long – Hà Nội, Việt Nam lan tỏa trong nước và quốc tế. Đây cũng là dịp để quảng bá hình ảnh Di sản Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội, một điểm đến không thể bỏ qua của du lịch Thủ đô, một công viên văn hóa lịch sử trong tương lai.

Hoạt động văn hoá, phát huy giá trị di sản tại Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: Lại Tấn.

Tham dự Hội thảo có các đại biểu đại diện các Bộ/ngành cơ quan T.Ư, TP Hà Nội, các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm… các Viện Nghiên cứu, các trường Đại học trên địa bàn Hà Nội, các bảo tàng, các khu di sản thế giới của Việt Nam cùng nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực lịch sử, khảo cổ, kiến trúc, Hán Nôm, văn hóa, mỹ thuật, bảo tồn, bảo tàng, di sản của Việt Nam và quốc tế như Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Italia đặc biệt sự có mặt của đại diện Trung tâm di sản Thế giới; nguyên Chủ tịch Hiệp hội Bảo tàng quốc tế ICOM; Giám đốc Hội đồng Di tích và Di chỉ quốc tế ICOMOS.

Nội dung Hội thảo tập trung vào hai chủ đề chính: Chủ đề 1 (diễn ra ngày 8/9) Đánh giá kết quả 20 năm nghiên cứu di sản Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội; Chủ đề 2: (diễn ra ngày 9/9) Tập trung vào Phát huy giá trị di sản: thực tiễn kinh nghiệm và định hướng. Địa điểm diễn ra tại Hội trường 19C, khu di sản Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội (19 C Hoàng Diệu).

Nhiều hoạt động bên lề của Hội thảo được tổ chức, thu hút sự quan tâm của công chúng. Ảnh: Lại Tấn.

Trong dịp này, nhằm kỷ niệm 50 Công ước Di sản Thế giới (1972-2022) với chủ đề: “ 50 năm tới: Di sản thế giới – nguồn lực cho tự cường, tính nhân văn và đổi mới sáng tạo” tại Khu di sản Hoàng Thành Thăng Long cũng diễn ra nhiều hoạt động hưởng ứng như: Chương trình Vui tết Trung thu, khai mạc từ ngày 2/9 và các hoạt động phục vụ Trung Thu  diễn ra trong các ngày 2,3,4 và 10/9 tại Khu di sản Hoàng Thành Thăng Long; Trưng bày “20 năm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long”, khai mạc lúc 16 giờ 30 ngày 8/9 tại Nhà N19 – Khu di sản Hoàng thành Thăng Long; Phỏng dựng hình ảnh kiến trúc cung điện thời Lê tại Hoàng thành Thăng Long tại nền Điện Kính Thiên, di sản Hoàng Thành Thăng Long lúc 16 giờ 30 ngày 8/9; Trang trí cảnh quan Không gian Cổng Đông và lầu lục giác.

 Minh An - KTĐT

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đảm bảo an toàn thực phẩm bữa ăn bán trú trường học

Năm học 2022 - 2023 đã chính thức bắt đầu. Cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giáo dục, các nhà trường cũng nỗ lực không ngừng để đảm bảo sức khỏe cho học sinh trong thời gian đến trường. Trong đó, chú trọng nâng cao chất lượng bữa ăn bán trú là một trong những ưu tiên hàng đầu.

Hà Nội: Thu hồi vị thuốc cổ truyền Ngưu Tất

Tại Văn bản số 3802 do Sở Y tế Hà Nội ban hành nêu rõ, thực hiện công văn số 950/YDCT-QLD ngày 23/8/2022 của Cục Quản lý Y Dược cổ truyền thu hồi vị thuốc cổ truyền Ngưu Tất không đạt chỉ tiêu Độ ẩm.

link bài gốc https://kinhtedothi.vn/20-nam-nghien-cuu-bao-ton-phat-huy-di-san-hoang-thanh-thang-longha-noi.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com