Xem nhiều

Bột phong thủy Alofa có đang lừa dối khách hàng?

Theo những lời quảng cáo trên khắp các trang mạng xã hội và đại lí bán hàng, chỉ cần bỏ ra mấy trăm nghìn đồng là có ngay gói bột phong thủy Alofa giúp tẩy uế, trừ tà, có khả năng “đuổi hết những gì...

Chế độ ốm đau - những quyền lợi người lao động cần biết

29/04/2020 16:10

Kinhte&Xahoi Chế độ ốm đau (CĐ ốm đau) là một trong những quyền lợi mà người lao động (NLĐ) sẽ được hưởng khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (BHXH bắt buộc). Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều NLĐ chưa nắm rõ quyền lợi mà mình được hưởng về chế độ này.

Ảnh minh họa

Điều kiện hưởng

Theo quy định, NLĐ được hưởng CĐ ốm đau trong các trường hợp sau: 

Thứ nhất, NLĐ bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động (TNLĐ) hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do TNLĐ, bệnh nghề nghiệp (BNN) phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KCB) có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

Thứ hai, NLĐ phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở KCB có thẩm quyền.

Thứ ba, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

Trong đó, không giải quyết CĐ ốm đau với các trường hợp: NLĐ bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy; NLĐ nghỉ việc điều trị lần đầu do TNLĐ-BNN; NLĐ bị ốm đau, tai nạn mà không phải là TNLĐ trong thời gian đang nghỉ phép hàng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về BHXH.

Nếu đủ điều kiện hưởng, NLĐ có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100 của Luật BHXH cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.

Thời gian hưởng chế độ ốm đau

Theo quy định của Luật BHXH, thời gian tối đa hưởng CĐ ốm đau trong 1 năm được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ hàng tuần theo quy định của pháp luật về lao động. Thời gian này được tính kể từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 của năm dương lịch, không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia BHXH của NLĐ.

Ví dụ: Ông D là công nhân may, chế độ làm việc theo ca; ông D được bố trí ngày nghỉ hàng tuần như sau: Tuần từ ngày 4/1/2016 đến ngày 10/1/2016 vào ngày thứ Tư ngày 6/1/2016, tuần từ ngày 11/1/2016 đến ngày 17/1/2016 vào ngày thứ Sáu ngày 15/1/2016. Do bị ốm đau bệnh tật, ông D phải nghỉ việc điều trị bệnh từ ngày 7/1/2016 đến ngày 17/1/2016.

Theo đó, thời gian hưởng CĐ ốm đau của ông D được tính từ ngày 7/1/2016 đến ngày 17/1/2016 là 10 ngày (trừ 1 ngày nghỉ hàng tuần là ngày thứ Sáu ngày 15/1/2016).

Ngoài ra, việc tính thời gian tối đa hưởng CĐ ốm đau trong một năm còn được căn cứ vào nghề, công việc và nơi làm việc của NLĐ tại thời điểm NLĐ bị ốm đau, tai nạn.

Ví dụ, bà A có 13 năm đóng BHXH bắt buộc, làm việc trong điều kiện bình thường; từ tháng 1/2016 đến tháng 9/2016 bà A đã nghỉ việc hưởng CĐ ốm đau đủ 30 ngày. Tháng 10/2016, bà A chuyển sang làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Ngày 25/10/2016, bà A bị ốm đau phải nghỉ 7 ngày làm việc.

Tại thời điểm nghỉ việc, bà A làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm nên thời gian nghỉ việc hưởng CĐ ốm đau tối đa trong năm của bà A là 40 ngày, tính đến thời điểm ngày 25/10/2016 bà A mới nghỉ hưởng CĐ ốm đau 30 ngày trong năm 2016, do đó thời gian nghỉ việc 7 ngày do bị ốm đau của bà A được giải quyết hưởng trợ cấp ốm đau.

Còn với NLĐ nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành theo khoản 2 Điều 26 của Luật BHXH thì được thực hiện theo quy định: Trường hợp NLĐ đã hưởng hết 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp CĐ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tiếp tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH bắt buộc.

Với trường hợp NLĐ bị ốm đau, tai nạn mà không phải là TNLĐ trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động thì thời gian ốm đau, tai nạn trùng với thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương không được tính hưởng trợ cấp ốm đau. 

Còn trường hợp NLĐ có thời gian nghỉ việc hưởng CĐ ốm đau từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ hưởng CĐ ốm đau của năm nào tính vào thời gian hưởng CĐ ốm đau của năm đó.

Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau

Đáng chú ý, nếu NLĐ có con bị ốm đau cũng sẽ được hưởng CĐ ốm đau. Cụ thể, thời gian tối đa hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hằng tuần theo quy định. Thời gian này được tính kể từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 của năm dương lịch, không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia BHXH của NLĐ.

Trong trường hợp trong cùng một thời gian NLĐ có từ 2 con trở lên dưới 7 tuổi bị ốm đau thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau được tính bằng thời gian thực tế NLĐ nghỉ việc chăm sóc con ốm đau. Thời gian tối đa NLĐ nghỉ việc trong một năm cho mỗi con được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật BHXH.

Ví dụ, bà A đang tham gia BHXH bắt buộc, có 2 con dưới 7 tuổi bị ốm đau với thời gian như sau: Con thứ nhất bị ốm từ ngày 4/1 đến 10/1/2016, con thứ hai bị ốm từ ngày 7/1 đến ngày 13/1/2016, bà A phải nghỉ việc để chăm sóc 2 con ốm đau. Ngày nghỉ hàng tuần của bà A là ngày Chủ nhật. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của bà A được tính từ ngày 4 đến ngày 13/01/2016 là 9 ngày (trừ 1 ngày nghỉ hàng tuần là Chủ nhật).

Với trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH thì tùy theo điều kiện của mỗi người để luân phiên nghỉ việc chăm sóc con ốm đau, thời gian tối đa hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm của người cha hoặc người mẹ cho mỗi con theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật BHXH.

Còn trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH bắt buộc, cùng nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau thì cả cha và mẹ đều được giải quyết hưởng chế độ khi con ốm đau. Thời gian tối đa hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm của người cha hoặc người mẹ cho mỗi con theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật BHXH.

Mức hưởng chế độ ốm đau

Theo quy định tại khoản 1 Điều 26 và Điều 27 của Luật BHXH, mức hưởng CĐ ốm đau được tính như sau:

Mức hưởng CĐ ốm đau = Tiền lương tháng đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc/24 ngày x 75 (%) x Số ngày nghỉ việc được hưởng CĐ ốm đau - Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Còn mức hưởng CĐ ốm đau đối với NLĐ nghỉ việc do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày được tính theo công thức:

Mức hưởng CĐ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày = Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc x Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%) x Số tháng nghỉ việc hưởng CĐ ốm đau. 

Trong đó, tỷ lệ hưởng CĐ ốm đau được tính bằng 75% đối với thời gian hưởng CĐ ốm đau của NLĐ trong 180 ngày đầu.

Sau khi hưởng hết thời gian 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì tỷ lệ hưởng CĐ ốm đau cho thời gian tiếp theo được tính như sau: Bằng 65% nếu NLĐ đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên; Bằng 55% nếu NLĐ đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; Bằng 50% nếu NLĐ đã đóng BHXH dưới 15 năm.

Tháng nghỉ việc hưởng CĐ ốm đau được tính từ ngày bắt đầu nghỉ việc hưởng CĐ ốm đau của tháng đó đến ngày trước liền kề của tháng sau liền kề. Trường hợp có ngày lẻ không trọn tháng thì cách tính mức hưởng CĐ ốm đau cho những ngày này như sau:

Mức hưởng CĐ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày = Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc/24 ngày x Tỷ lệ hưởng CĐ ốm đau (%) x Số ngày nghỉ việc hưởng CĐ ốm đau.

Trong đó, tỷ lệ hưởng CĐ ốm đau theo quy định trên. Còn số ngày nghỉ việc hưởng CĐ ốm đau tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.

Ví dụ, bà N đang tham gia BHXH bắt buộc, bị ốm đau phải nghỉ việc do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày từ ngày 28/3/2016 đến ngày 5/6/2016. Số tháng nghỉ việc hưởng CĐ ốm đau của bà N là 2 tháng (từ 28/3 đến 27/5/2016); Số ngày lẻ không trọn tháng của bà N là 9 ngày (từ ngày 28/5 đến ngày 5/6/2016).

Trường hợp NLĐ bị ốm đau, tai nạn mà không phải TNLĐ hoặc nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau ngay trong tháng đầu thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc mà thời gian nghỉ việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì mức hưởng CĐ ốm đau được tính trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH của chính tháng đó.

Đối với NLĐ nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì NLĐ và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.

Bên cạnh đó, trong thời gian NLĐ nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau do bị mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày, NLĐ được hưởng BHYT do quỹ BHXH đóng cho NLĐ.

Ngoài ra, NLĐ đã hưởng chế độ ốm đau từ đủ 30 ngày trở lên trong năm, kể cả NLĐ mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định tại Điều 29 của Luật BHXH.

Theo đó, NLĐ đủ điều kiện nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong năm nào thì thời gian nghỉ việc hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được tính cho năm đó. 


;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hà Nội: Thúc đẩy sản xuất, chăn nuôi để đảm bảo bình ổn giá thịt lợn

Để thực hiện bình ổn thị trường, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt trong thời gian ảnh hưởng của dịch Covid-19, UBND thành phố yêu cầu các Sở, ban, ngành thành phố và đề nghị các doanh nghiệp thực hiện nhiều biện pháp nhằm đưa giá thịt lợn hơi xuống khoảng 70.000 đồng/kg trong tháng 4/2020, lộ trình đến cuối Quý II và III/2020 giảm xuống còn từ 65.000 đến 60.000 đồng/kg.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/che-do-om-dau--nhung-quyen-loi-nguoi-lao-dong-can-biet-d123271.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com