Xem nhiều

Bột phong thủy Alofa có đang lừa dối khách hàng?

Theo những lời quảng cáo trên khắp các trang mạng xã hội và đại lí bán hàng, chỉ cần bỏ ra mấy trăm nghìn đồng là có ngay gói bột phong thủy Alofa giúp tẩy uế, trừ tà, có khả năng “đuổi hết những gì...

Đà Nẵng họp khẩn vì thiếu nước sinh hoạt

22/08/2019 14:55

Kinhte&Xahoi Liên tiếp nhiều ngày qua, tại Đà Nẵng, cả ngàn hộ dân khu vực trung tâm các quận Sơn Trà, Hải Châu, Ngũ Hành Sơn, Thanh Khê… lâm vào cảnh “khốn khổ” vì đột ngột mất nước sinh hoạt hoặc nước bị nhiễm mặn.

Các cơ quan chức năng Đà Nẵng họp bàn về tình trạng thiếu nước

Cần nhấn mạnh, đây không phải lần đầu tiên Đà Nẵng lâm vào cảnh thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng thế này. Ngày 21/8, UBND TP. Đà Nẵng đã cho triệu tập cuộc họp khẩn với các sở ngành liên quan tìm giải pháp khắc phục tình trạng trên.

Phương án được đề ra

Đà Nẵng đang thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng (PLVN đã có bài phản ánh) và một trong số những nguyên nhân được Công ty CP cấp nước Đà Nẵng (Dawaco) chỉ ra, do nguồn cấp nước Nhà máy nước Cầu Đỏ (nơi cung cấp 80% lượng nước ngọt cho người dân TP. Đà Nẵng) đang bị nhiễm mặn với độ mặn cao nhất 2.666 mg/l. Vì thế, việc cấp nước trên toàn thành phố bị ảnh hưởng và tình trạng này sẽ kéo dài.

Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Giám đốc Sở TN-MT TP Đà Nẵng thông tin, ngoài xâm nhập mặn tại cửa thu nước Cầu Đỏ, việc cạn kiệt nguồn nước tại các hồ chứa thủy điện trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn (Quảng Nam) dẫn đến việc Đà Nẵng thiếu nước sạch. Cũng lời ông Vinh, thời điểm hiện nay các hồ thủy điện trên thượng nguồn lưu vực Vu Gia - Thu Bồn khó có thể đáp ứng nhu cầu dùng nước của hạ du trong thời gian còn lại của mùa khô bởi dự báo 10 ngày tới Đà Nẵng và Quảng Nam vẫn tiếp tục không có mưa.

Sở TN-MT TP Đà Nẵng đề xuất cần có văn bản hỏa tốc gửi tỉnh Quảng Nam về tình hình xâm nhập mặn tại cửa thu nước Cầu Đỏ, hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng trên địa bàn thành phố. Đề nghị Chủ tịch tỉnh Quảng Nam phối hợp rà soát, thống nhất phương án, báo cáo gửi Bộ TN-MT chỉ đạo các hồ xả nước điều tiết nước cho hạ du. 

Sở TN-MT TP. Đà Nẵng cũng đề nghị Bộ TN-MT báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công Thương yêu cầu Trung tâm Điều độ điện Quốc gia huy động điện của các nhà máy thủy điện trên lưu vực Vu Gia-Thu Bồn từ nay đến hết mùa cạn (ngày 31/8/2019) và kéo dài đến ngày 15/9, theo phương án do UBND tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng phối hợp đề xuất.

Cấp nước dã chiến tại Đà Nẵng ngày 21/8

Nhiễm mặn vì chặn dòng Vu Gia

Cũng cần nhắc thêm, thiếu nước ngọt vùng hạ lưu bắt đầu xuất hiện từ giữa năm 2009. Cao điểm, từng xảy ra từ cuối 2010, khi Thủy điện Đắk Mi 4 tích nước, phát điện, cắt triệt dòng từ thượng lưu sông Vu Gia, chuyển nước sang dòng Thu Bồn để tận dụng độ cao chênh lệch, đã gây thêm cạn kiện hạ du, thiếu nước sinh hoạt tại Đà Nẵng. Từ đó đến nay, tròn 1 thập kỷ, cuộc khiếu kiện, tranh chấp lưu vực nước giữa 2 tỉnh Quảng Nam - Đà  Nẵng xảy ra và kéo dài nhiều năm, kết quả bất khả thi.

Theo ông Huỳnh Vạn Thắng, nguyên Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Đà Nẵng, chuyên gia thủy lợi, nguyên nhân dẫn tới tình trạng thiếu nước tại Đà Nẵng do bị thủy điện chặn dòng, khiến nước ngọt hóa nước mặn, không có nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Giải thích rõ hơn, ông Thắng cho biết, do sông Quảng Huế (Đại Lộc, Quảng Nam) đã bị biến động mạnh, trong đó có tác động của Thủy điện Đắk Mi 4 đi vào hoạt động đã chuyển gần một nửa lưu lượng nước trong mùa khô của sông Vu Gia về sông Thu Bồn để phát điện.

Căn cứ kết quả đo đạc và tính toán, Thủy điện Đắk Mi 4 đã lấy đi trung bình hàng năm trong mùa cạn đến 1,2 tỷ m3 (trung bình 50,6 m3/s) nước của sông Vu Gia (theo tính toán của Sở NN&PTNT Đà Nẵng từ tài liệu thủy văn trên lưu vực sông Cái). Trong khi đó, các thủy điện khác bổ sung nước cho sông Vu Gia chỉ 500 triệu m3 (A Vương: 266 triệu m3, Sông Bung 4: 234 triệu m3) có nghĩa, sông Vu Gia trong mùa khô bị thiếu trung bình 700 triệu m3 so với điều kiện tự nhiên trước đây khi chưa có Thủy điện Đắk Mi 4.

 
Một nguyên nhân nữa, sông Vu Gia trong những năm gần đây lại xuất hiện sự thay đổi tỷ lệ phân lưu tại ngã 3 chia nước về sông Ái Nghĩa và sông Quảng Huế theo hướng bất lợi cho hạ du, tăng thêm nước về sông Thu Bồn và tiếp tục giảm nước sông Vu Gia - Ái Nghĩa. “Hiện tượng cắt dòng, làm cho dòng chảy lũ sông Vu Gia đổ dồn vào sông Thu Bồn gây sức ép lớn cho dòng sông này làm tăng lũ lụt vào mùa mưa và làm cạn kiệt dòng chảy vào mùa khô khiến Đà Nẵng bị thiếu nước nghiêm trọng”, ông Thắng nói.

Trước tình hình trên, Đà Nẵng đã phải đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam cho đắp đập tạm bằng bao cát trên đỉnh đập Quảng Huế, giúp giảm lượng nước về sông Quảng Huế, tăng lượng nước về sông Vu Gia cấp nước cho các huyện Đại Lộc, Điện Bàn tỉnh Quảng Nam và TP. Đà Nẵng, giải quyết phần nào tình trạng thiếu nước.

Tuy nhiên, ông Thắng cho rằng, về lâu dài, phương án trên không phải giải pháp căn cơ. Ông Thắng cảnh báo, nếu tỷ lệ phân lưu trên sông Quảng Huế vẫn chưa được thực hiện, quá trình xâm nhập mặn vùng hạ lưu sông Đà Nẵng sẽ càng diễn ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn.

Mặt khác, có thêm sự tác động dòng chảy thượng nguồn khi các công trình thủy điện vào vận hành cũng ảnh hưởng đến dòng chảy về sông Vu Gia làm gia tăng quá trình xâm nhập mặn phía hạ lưu TP. Đà Nẵng. “Đây là hệ quả của việc xây dựng quá nhiều thủy điện, đặc biệt Thủy điện Đăk Mi 4 trên dòng sông chính. Đáng tiếc, khi xây dựng thủy điện này, các cơ quan hữu quan đã không lấy ý kiến tham vấn của Đà Nẵng, chỉ đến khi thủy điện đã được xây dựng, Đà Nẵng mới phát hiện, ngăn chặn không kịp. Thời điểm đó Bộ Công Thương bảo vệ quyết liệt dự án với lý do dự án đã được phê duyệt”, ông Thắng nói. 

Từ nhiều năm trước Đà Nẵng đã có hàng loạt phương án dự phòng, tăng cường nguồn cấp nước phục vụ dân sinh cũng như cho sự phát triển của TP. Các dự án tăng cường cấp nước qua các thời kỳ lãnh đạo vẫn cứ giẫm chân tại chỗ, hoặc thay đổi dẫn đến nguồn cung quá tải so nhu cầu. Trong đó có việc đầu tư, xây dựng mới Nhà máy nước Hòa Liên với công suất 120.000m3/ngày đêm và đẩy nhanh tiến độ hoàn thành trong năm 2020, được đặt ra từ năm 2012.

Quá trình lập dự án, từ năm 2013, dự án này đã được đề xuất thực hiện theo hình thức PPP. Theo kế hoạch do tư vấn Nhật Bản lập, tổng đầu tư gần 4.500 tỷ đồng từ nguồn vốn vay ODA. Tuy nhiên đến 2016 phương án trên bị tạm hoãn, dừng. Sau đó, từ chối nguồn ODA - Nhật Bản với lý do nguồn đầu tư lớn, thời gian kéo dài.

Phương án tự chủ được lãnh đạo thành phố đề ra. Cụ thể, Cty Cấp nước Đà Nẵng- Dawaco đã xây dựng phương án đầu tư bằng nguồn tự có (29%) và vốn vay để đầu tư nhà máy 120.000m3/ngày đêm, dự kiến làm nhanh để cuối 2020 hoàn thành, cấp nước với mức kinh phí 1.200 tỷ đồng. Lần này dự án triển khai thần tốc, các bước tư vấn thiết kế, lập quy hoạch chi tiết, lập hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường, đã được Bộ TN&MT phê duyệt. Đà Nẵng chuẩn bị cả mặt bằng để đặt nhà máy nhưng Dự án một lần nữa chậm tiến độ.

Cuối năm 2017, TP Đà Nẵng có Bí thư mới, số phận dự án trên một lần nữa bị thay đổi. Người đứng đầu TP Đà Nẵng lần này muốn đấu thầu dự án, kêu gọi đầu tư theo phương thức BOT. Mọi công tác chuẩn bị đầu tư, triển khai dự án Nhà máy cấp nước Hòa Liên trước đây gần như bỏ hết, làm lại từ đầu.

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Khi review “giết” doanh nghiệp

Chuyện review (tạm dịch là phản hồi) để phản ảnh chất lượng sản phẩm, dịch vụ đã trở thành một phần không thể thiếu trong câu chuyện “mua - bán” hiện nay. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh lao đao vì vài dòng review như thế.

Nguồn: Pháp luật Plus

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com