Xem nhiều

Bột phong thủy Alofa có đang lừa dối khách hàng?

Theo những lời quảng cáo trên khắp các trang mạng xã hội và đại lí bán hàng, chỉ cần bỏ ra mấy trăm nghìn đồng là có ngay gói bột phong thủy Alofa giúp tẩy uế, trừ tà, có khả năng “đuổi hết những gì...

Herbalife đánh mất niềm tin của người tiêu dùng?

15/05/2019 16:12

Kinhte&Xahoi Vào thị trường Việt Nam được 10 năm, tuy nhiên, việc liên tục dính "phốt" trong vài năm trở lại đây đã khiến Herbalife mất điểm trầm trọng trong mắt người tiêu dùng...

Herbalife là một hãng thực phẩm chức năng toàn cầu, hoạt động trên nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Những sản phẩm của hãng đều bán rất chạy trên thị trường. Tuy nhiên, thực tế, công dụng của nó không giống như quảng cáo và công ty này đã từng rất nhiều lần bị xử phạt, thậm chí lên đến hàng trăm triệu đồng vì quảng cáo đưa thông tin gây nhầm lẫn.

Năm 2016, Herbalife Việt Nam bị xử phạt 02 lần.

Herbalife: "Tiền mất tật mang" ?

Herbalife Việt Nam từng bị Cục An toàn thực phẩm xử phạt 25 triệu đồng do quảng cáo sản phẩm có nội dung không phù hợp với nội dung được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Cụ thể, đơn vị này đã quảng cáo sản phẩm thức Uống Dạng Bột Beauty Powder Drink –Hương Cam (Supplement Food: Beauty Powder Drink – Orange Flavor) trên trang thông tin điện tử và trên hộp đèn tại địa chỉ 430 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội có nội dung không phù hợp với nội dung được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.

Cục An toàn thực phẩm xử phạt công ty TNHH MTV Herbalife Việt Nam mức phạt: 25.000.000 VND.

Chưa dừng lại ở đó, cũng trong năm 2016, Công ty Herbalife Việt Nam còn bị Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương) xử phạt 50.000.000 VND do vi phạm hoạt động bán hàng đa cấp tại các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp không có trụ sở chính khi chưa có xác nhận tiếp nhận hồ sơ thông báo hoạt động của Sở Công Thương.

Việc Herbalife Việt Nam bị "bêu" tên trong danh sách các các doanh nghiệp vi phạm nhằm giúp người tiêu dùng cần tỉnh tảo, cảnh giác khi mua, sử dụng những sản phẩm của Herbalife đồng thời cảnh báo về hoạt động bán hàng đa cấp của các doanh nghiệp này.

Năm 2018, Herbalife Việt Nam bị xử phạt hàng trăm triệu đồng


Theo cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương, căn cứ vào các dấu hiệu vi phạm pháp luật trong hoạt động bán hàng đa cấp của Công ty TNHH MTV Herbalife Việt Nam, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) đã tiến hành điều tra và xử phạt Công ty số tiền 140.000.000 VND (140 triệu đồng) đối với các vi phạm: "Quảng cáo đưa thông tin gây nhầm lẫn cho khách hàng về công dụng của sản phẩm" và "Không thường xuyên giám sát hoạt động của người tham gia bán hàng đa cấp để bảo đảm người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện đúng quy tắc hoạt động". 

Bộ Công Thương xử phạt công ty TNHH MTV Herbalife Việt Nam 140.000.000đ

Năm 2019, Herbalife "dính" nghi vấn liên quan đến trường hợp cô gái tử vong sau khi dùng sản phẩm của thương hiệu này

Gần đây nhất, tháng 4 năm 2019, Tạp chí Gan lâm sàng và Thực nghiệm đăng tải bài viết về trường hợp nghi bị suy gan cấp tính của cô gái 24 tuổi ở Ấn Độ do uống 03 sản phẩm Herbalife trong khoảng thời gian 02 tháng. Được biết, cô gái này sử dụng sản phẩm hàng ngày, bao gồm thức uống Herbalife Formula 1 Nutritional Shake Mix; Herbalife Personalized Protein Powder; và Afresh Energy Drink. Cô gái đã uống bộ 03 sản phẩm này theo hướng dẫn 2 lần mỗi ngày.

Tạp chí Gan lâm sàng và Thực nghiệm cho biết, sau khi uống sản phẩm Herbalife, cô gái giảm dần cảm giác thèm ăn trong một tuần, sau đó là vàng da và biểu hiện ngứa thoáng qua. Cô gái được lấy máu làm xét nghiệm và phân tích tại thời điểm này. 12 ngày sau, vàng da trở nên tồi tệ hơn và cô được đưa đến cấp cứu trong tình trạng não gan (hôn mê gan) độ 3. Kết quả sinh thiết gan cho thấy, cô gái bị viêm gan liên sườn, viêm đường mật, bong bóng cấp độ nặng, nhiễm mỡ và ứ mật trong gan. Cô gái nhanh chóng được chuyển đến cấp cứu ở một trung tâm cấy ghép, nhưng tử vong ngay sau đó. 

2 trong 03 sản phẩm Herblife được cô gái Ấn Độ xấu số sử dụng liên tục trong hai tháng dẫn đến nghi vấn tử vong do suy gan cấp.

Cũng theo tạp chí này, dù nhân viên y tế không thể lấy mẫu sản phẩm Herbalife mà cô gái xấu số 24 tuổi người Ấn Độ tử vong đã dùng từ gia đình, nhưng đã lấy sản phẩm tương tự từ câu lạc bộ dinh dưỡng, nơi bán các sản phẩm Herbalife, thậm chí các chuyên gia còn lấy 08 mẫu sản phẩm Herbalife được bán trực tuyến trên internet và kết quả phân tích cho thấy, sản phẩm Herbalife chứa kim loại nặng, các hóa chất độc hại và chất hướng thần, cũng như bị nhiễm khuẩn.

Các trường hợp suy gan tương tự liên quan đến sử dụng sản phẩm Herbalife cũng được báo cáo ở Israel, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Iceland, Argentina và Mỹ. Tỷ lệ nhiễm độc gan ước tính là 25-30 người/100.000 người tiêu dùng sản phẩm Herbalife. Một loạt các trường hợp xảy ra gần nhất được biết đến là từ năm 2015.

Cơ quan thực - dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cũng đã cảnh báo không nên lạm dụng thực phẩm chức năng vì tuy có nguồn gốc từ thảo dược nhưng các hoạt chất đôi khi chưa được tìm hiểu và kiểm chứng. Vì vậy nếu dùng nhiều có thể tăng nguy cơ bị ngộ độc, nguy hiểm nhất là tử vong.

Ngay sau khi thông tin này được đưa ra, rất nhiều người tiêu dùng Việt cũng đã bức xúc "tố" những nghi vấn liên quan đến chất lượng sản phẩm của nhãn hàng này, nhiều khách hàng cho rằng, sau khi sử dụng TPCN Herbalife, họ có dấu hiệu bị tăng huyết áp, men gan, mỡ máu, run tay chân, chóng mặt... Tuy nhiên, thực hư chưa được các cơ quan chức năng kiểm chứng.

Tóm lại, mặc dù Herbalife là một hãng thực phẩm chức năng có tiếng của Mỹ. Tuy nhiên, người dùng không nên chỉ dựa vào danh tiếng đó mà sử dụng đại trà, lạm dụng quá mức. Hơn nữa, cần tìm hiểu kỹ càng trước khi mua, tránh mua phải những nơi giả mạo, làm nhái. Người tiêu dùng khi chọn bất cứ sản phẩm nào liên quan đến sức khỏe cần xem kỹ nguồn gốc, xuất xứ, thương hiệu để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin .

Được thành lập vào năm 1980, Herbalife có trụ sở tại Los Angeles chuyên bán các sản phẩm dinh dưỡng như sữa trứng giảm cân và các loại vitamin, thực phẩm chức năng. Herbalife là một trong những công ty sử dụng mô hình bán hàng đa cấp. Công ty này phân phối hàng qua một mạng lưới các nhà phân phối, những nhà phân phối này có thể tuyển dụng người mới và được trả hoa hồng dựa trên một phần doanh thu bán hàng cho những người mới.

Herbalife có mặt tại thị trường Việt Nam từ năm 2009, tuy nhiên, nhãn hàng Herbalife liên tục vướng nhiều lùm xùm và không ít lần bị cơ quan chức năng tuýt còi, khiến người tiêu dùng đặt nghi vấn lớn về chất lượng thực sự của thương hiệu này. 


Theo Đô Thị Mới/ GĐ&PL

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com