Xem nhiều

Bột phong thủy Alofa có đang lừa dối khách hàng?

Theo những lời quảng cáo trên khắp các trang mạng xã hội và đại lí bán hàng, chỉ cần bỏ ra mấy trăm nghìn đồng là có ngay gói bột phong thủy Alofa giúp tẩy uế, trừ tà, có khả năng “đuổi hết những gì...

Không tự ý dùng thuốc kháng vi rút cho trẻ mắc COVID-19

11/03/2022 07:50

Kinhte&Xahoi Bộ Y tế lưu ý không tự ý dùng thuốc kháng vi rút, kháng sinh, kháng viêm... cho trẻ mắc COVID-19 khi chưa có chỉ định của nhân viên y tế và không xông cho trẻ em.

Ảnh minh họa

Trong "Hướng dẫn chăm sóc tại nhà đối với trẻ em mắc COVID-19", Bộ Y tế đưa ra hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng thuốc điều trị. Cụ thể, khi nhiệt độ trẻ ≥ 38,5 độ C, các gia đình dùng Paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần (uống hoặc đặt hậu môn), cách tối thiểu 4-6 giờ nếu cần nhắc lại, tổng liều thuốc không quá 60 mg/kg/ngày.

Ngoài thuốc hạ sốt, Bộ Y tế cũng hướng dẫn các gia đình dùng thuốc cân bằng điện giải khi mất nước (do sốt cao, tiêu chảy, mệt mỏi).

Theo Bộ Y tế, nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước, có thể sử dụng nước trái cây hoặc Oresol (pha và dùng theo đúng hướng dẫn).

Nếu trẻ không muốn uống Oresol có thể thay thế bằng nước đun sôi để nguội, nước trái cây; Tuyệt đối không cho trẻ sử dụng các dung dịch nước ngọt công nghiệp (không sản xuất từ hoa quả) để bù nước; Đồng thời tăng cường dinh dưỡng, ăn uống đủ chất, tăng cường ăn trái cây tươi, rau xanh.

Bộ Y tế cũng hướng dẫn các bậc phụ huynh dùng các thuốc điều trị triệu chứng khi cần thiết. Ví dụ như trẻ bị ho có thể dùng các thuốc giảm ho (ưu tiên các thuốc từ thảo mộc). Khi trẻ bị ngạt mũi, xổ mũi thì xịt rửa mũi, nhỏ mũi bằng dung dịch natriclorua 0,9%.

Nếu trẻ xuất hiện tiêu chảy thì sử dụng men vi sinh, men tiêu hóa. Với trẻ đang được sử dụng các thuốc điều trị bệnh nền theo đơn ngoại trú thì tiếp tục sử dụng theo hướng dẫn.

Bộ Y tế lưu ý các phụ huynh không tự ý dùng thuốc kháng virus, kháng sinh, kháng viêm... cho trẻ mắc COVID-19 chăm sóc tại nhà khi chưa có chỉ định của nhân viên y tế và không xông cho trẻ em.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế nhấn mạnh đến các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn. Theo đó, với trẻ mắc COVID-19 không tự ý rời khỏi phòng cách ly trong suốt thời gian cách ly; Không sử dụng chung vật dụng với người khác; Không ăn uống cùng với người khác; Không tiếp xúc gần với người khác hoặc vật nuôi.

Đối với người chăm sóc trẻ mắc COVID-19 cần rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên; Khử khuẩn các vật dụng và bề mặt tiếp xúc như mặt bàn, tay nắm cửa, bồn cầu, bồn rửa mặt... Ngoài ra, cần phân loại, thu gom chất thải lây nhiễm đúng quy định; Đeo khẩu trang, kính chắn giọt bắn (nếu có), vệ sinh tay trước và sau khi chăm sóc.

 Phương Thu - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Giá hàng hóa ''té nước theo... xăng'' ?

Giá xăng, gas tăng cao; giá nhiều loại rau, củ, thực phẩm không “giảm nhiệt” kéo dài khiến người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu. Các chuyên gia nhận định, tốc độ tăng của giá xăng không nhanh và cao như tốc độ tăng giá của hàng hóa, do vậy, cần tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường để xử lý tình trạng tăng giá theo kiểu “té nước theo... xăng”.

Siêu thị nỗ lực đàm phán với nhà cung cấp để bình ổn giá hàng hóa

Giá xăng tăng sát mốc 27.000 đồng/lít - mức giá cao nhất từ trước đến nay, đã gây áp lực lớn lên hoạt động kinh doanh thương mại tại các chợ truyền thống, siêu thị, cửa hàng tiện lợi… Tuy nhiên, nhiều hệ thống siêu thị lớn khẳng định đang nỗ lực đàm phán với nhà cung cấp nhằm giúp người tiêu dùng mua hàng hóa với giá tốt nhất có thể.

Đổi mới liên kết chuỗi trong nông nghiệp

Thực tế cho thấy, việc xây dựng và phát triển các mô hình liên kết chuỗi cung ứng nông sản mang lại nhiều lợi ích cho người nông dân cũng như góp phần thúc đẩy một nền nông nghiệp bền vững. Thời gian tới, nông nghiệp Thủ đô và cả nước sẽ tập trung đổi mới liên kết chuỗi cung cấp nông sản, qua đó giải quyết nhiều “bài toán” đặt ra từ thực tế phát triển.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/khong-tu-y-dung-thuoc-khang-vi-rut-cho-tre-mac-covid-19-191563.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com