Xem nhiều

Bột phong thủy Alofa có đang lừa dối khách hàng?

Theo những lời quảng cáo trên khắp các trang mạng xã hội và đại lí bán hàng, chỉ cần bỏ ra mấy trăm nghìn đồng là có ngay gói bột phong thủy Alofa giúp tẩy uế, trừ tà, có khả năng “đuổi hết những gì...

Kinh tế tập thể, hợp tác xã đóng góp quan trọng cho sự phát triển của Thủ đô

04/11/2021 14:34

Kinhte&Xahoi Sáng 4-11, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TƯ ngày 18-3-2002, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về “Tiếp tục đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể” trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Quang cảnh hội nghị.

Tham dự hội nghị về phía Trung ương có đồng chí Nguyễn Ngọc Bảo, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về “Tiếp tục đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”.

Đồng chí Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Tham dự hội nghị có: Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội; Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải, Trưởng ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã thành phố Hà Nội và đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan của thành phố...

Hà Nội dẫn đầu cả nước về số lượng hợp tác xã

Báo cáo tại hội nghị cho biết, trên địa bàn thành phố hiện có 1.393 tổ hợp tác, trong đó có 1.254 tổ hợp tác trong nông nghiệp, 139 tổ hợp tác phi nông nghiệp. Các tổ hợp tác chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với quy mô và nội dung hoạt động đa dạng. Ước đến ngày 31-12-2021, trên địa bàn thành phố có tổng số trên 2.200 hợp tác xã và quỹ tín dụng nhân dân, tăng 143% số hợp tác xã so với thời điểm 31-12-2008 với 602.000 thành viên.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải trình bày báo cáo tại hội nghị.

Tính đến ngày 31-12-2021, Hà Nội có 20 liên hiệp hợp tác xã, trong đó có 8 liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp, 11 liên hiệp hợp tác xã phi nông nghiệp. Trong đó có 5 liên hiệp hợp tác xã đã ngừng hoạt động, 3 liên hiệp hợp tác xã đang gặp khó khăn trong quá trình hoạt động.

Trình bày báo cáo tóm tắt tình hình kinh tế tập thể của thành phố, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải cho biết, từ năm 2003, đặc biệt từ khi có Luật Hợp tác xã năm 2012, các hợp tác xã đã củng cố lại tổ chức bộ máy quản lý; thành viên tham gia theo nguyên tắc tự nguyện, thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ. Cùng với đó, năng lực, trình độ cán bộ quản lý hợp tác xã và tay nghề của người lao động được cải thiện, dần đáp ứng được các yêu cầu phát triển của hợp tác xã. Các hợp tác xã đã tự hạch toán và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất, kinh doanh, chủ động xây dựng phương án sản xuất, bảo đảm về số lượng, chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Đặc biệt, một số hợp tác xã đã đăng ký sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, VietGAP, sử dụng công nghệ sản xuất chế biến thân thiện với môi trường.

Nhiều hợp tác xã hoạt động hiệu quả, xây dựng được các mô hình đem lại giá trị kinh tế cao, không những đóng góp vào tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) mà còn giúp tăng thu nhập cho thành viên, người lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững và ổn định chính trị, an sinh, trật tự, an toàn xã hội ở địa phương.

“Kinh tế tập thể, hợp tác xã đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển chung của thành phố, tiếp tục phát huy vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, thúc đẩy kinh tế hộ phát triển. Trong đó, số lượng hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tiếp tục tăng lên, hiện Hà Nội có số lượng hợp tác xã dẫn đầu cả nước (chiếm 9,9%). Hiệu quả hoạt động của hợp tác xã ngày càng được nâng cao, ngành nghề kinh doanh đa dạng hơn”, đồng chí Hà Minh Hải nhấn mạnh.

Về mục tiêu thời gian tới, thành phố tiếp tục thúc đẩy kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển đa dạng với nhiều hình thức phù hợp, dựa trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào quản lý, sản xuất, kinh doanh theo hướng phát triển các sản phẩm dịch vụ có giá trị gia tăng cao, sản phẩm chủ lực truyền thống gắn với “chuỗi” giá trị sản phẩm hàng hóa có hiệu quả. Mục tiêu đến năm 2030, thành phố vận động, hướng dẫn thành lập mới khoảng 100  tổ hợp tác, 100 hợp tác xã mỗi năm, nâng tổng số hợp tác xã đến năm 2025 khoảng 2.500 hợp tác xã, đến năm 2030 là gần 3.000 hợp tác xã, trong đó phấn đấu ít nhất 80% hợp tác xã hoạt động đạt loại tốt, khá, doanh thu bình quân là 3,5 tỷ đồng/hợp tác xã; thu nhập bình quân của người lao động 5-7 triệu đồng/người/tháng.

Nâng cao hiệu quả hơn nữa kinh tế tập thể, hợp tác xã

Hội nghị đã được nghe 8 tham luận của đại diện các đơn vị, làm rõ thêm những kết quả nổi bật, bài học kinh nghiệm trong 20 năm thực hiện nghị quyết trên cùng với những kiến nghị, đề xuất cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn thành phố.

Các tham luận cũng nhất trí đề xuất, kiến nghị với Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, tiếp tục ban hành nghị quyết, kết luận về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhằm định hướng, thúc đẩy đổi mới phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, hợp tác xã. Cùng với đó là kiến nghị với Đảng đoàn Quốc hội nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hợp tác xã năm 2012 cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong thời gian tới…

Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Nguyễn Ngọc Bảo phát biểu ý kiến.

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Nguyễn Ngọc Bảo đánh giá cao việc Thành ủy Hà Nội sớm tổ chức hội nghị tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TƯ một cách bài bản, khoa học. Trong đó, thành phố bố trí đủ nguồn lực ngân sách để thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã. Cùng với đó, công tác quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể, hợp tác xã cũng được thành phố tăng cường, qua đó đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Về nhiệm vụ thời gian tới, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đề nghị thành phố một loạt giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể, hợp tác xã. Trong đó, thành phố cần giải thể, sáp nhập các hợp tác xã hoạt động không hiệu quả; đồng thời tái cơ cấu các liên minh hợp tác xã theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động, trong đó, mỗi hợp tác xã cần tập trung chuyên canh một sản phẩm nông nghiệp theo hướng chất lượng cao, ứng dụng khoa công nghệ vào sản xuất để tăng năng suất. 

Cùng với đó, thành phố cần chú trọng công tác đào tạo về nội dung kinh tế tập thể, hợp tác xã cũng như đẩy mạnh tuyên truyền về các mô hình hợp tác xã thành công; phát triển hợp tác xã theo hướng sản xuất các sản phẩm chủ lực để tiếp tục đóng góp vào GRDP của thành phố.

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong phát biểu kết luận hội nghị.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong tiếp thu các ý kiến, kiến nghị của các đại biểu để hoàn thiện báo cáo tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TƯ. 

Đồng chí Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh, thời gian qua, thành phố đã cụ thể hóa các nội dung trong nghị quyết bằng nhiều chính sách hỗ trợ kinh tế tập thể, hợp tác xã, trong đó, nhiều hợp tác xã phát triển mạnh về số lượng, quy mô cũng như đóng góp cho sự phát triển chung của thành phố. 

Phó Bí thư Thành ủy cũng ghi nhận những thành tích của các hợp tác xã trong việc thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, thúc đẩy kinh tế hộ phát triển.

Thẳng thắn chỉ ra những hạn chế cần khắc phục, đồng chí Nguyễn Văn Phong cũng nêu bật các giải pháp để phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã thời gian tới. Trong đó, trước hết cần có chủ trương, chính sách mới để nâng cao hiệu quả thực chất của kinh tế tập thể, hợp tác xã. 

“Đề nghị Ban Cán sự đảng UBND thành phố, các đơn vị liên quan cần đánh giá thực chất hiện trạng phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã để phân loại và giải thể các hợp tác xã hoạt động không hiệu quả. Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển hợp tác xã, đặc biệt là những ngành, lĩnh vực mà xã hội đang cần”, đồng chí Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh.

Theo Phó Bí thư Thành ủy, thành phố Hà Nội là địa phương có nhiều tiềm năng và thế mạnh về thị trường tiêu thụ hàng hóa cùng với sự phát triển của 1.350 làng nghề, vì thế Ban Cán sự đảng UBND thành phố cũng như các đơn vị liên quan cần tập trung ưu tiên, rà soát tháo gỡ những khó khăn, bất cập để kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển hiệu quả thực chất hơn nữa; đồng thời, nâng cao năng lực cho đội ngũ quản lý của các hợp tác xã, gắn với chuyển đổi số và liên kết hợp tác để phát huy hiệu quả hoạt động.

 Đình Hiệp - Ảnh: Viết Thành - Hà Nội mới 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đảm bảo người dân Thủ đô được mua hàng Tết chất lượng, giá hợp lý

Để hỗ trợ Nhân dân Thủ đô, nhất là người lao động tại khu vực ngoại thành, khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn thành phố được tiếp cận hàng hóa chất lượng, giá cả hợp lý trong những tháng cuối năm nhất là dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, Sở Công thương sẽ tổ chức chuyến bán hàng Việt về các huyện ngoại thành trong điều kiện cho phép.

Đảm bảo người dân Thủ đô được mua hàng Tết chất lượng, giá hợp lý

Để hỗ trợ Nhân dân Thủ đô, nhất là người lao động tại khu vực ngoại thành, khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn thành phố được tiếp cận hàng hóa chất lượng, giá cả hợp lý trong những tháng cuối năm nhất là dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, Sở Công thương sẽ tổ chức chuyến bán hàng Việt về các huyện ngoại thành trong điều kiện cho phép.

Nguồn: Hà Nội mới

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com