Xem nhiều

Bột phong thủy Alofa có đang lừa dối khách hàng?

Theo những lời quảng cáo trên khắp các trang mạng xã hội và đại lí bán hàng, chỉ cần bỏ ra mấy trăm nghìn đồng là có ngay gói bột phong thủy Alofa giúp tẩy uế, trừ tà, có khả năng “đuổi hết những gì...

Kịp thời ngăn chặn hành vi cưỡng đoạt tài sản qua mạng bằng việc đăng tải video nhạy cảm

28/05/2024 10:13

Kinhte&Xahoi Cơ quan chức năng kịp thời nắm tình hình, ngăn chặn vụ việc một công dân trên địa bàn huyện bị cưỡng đoạt tài sản bằng hình thức sử dụng video nhạy cảm để đe dọa, tống tiền.

Ngày 28/5, thông tin từ công an tỉnh Thanh Hoá cho biết, công an huyện Quan Hóa, Thanh Hóa đã kịp thời nắm tình hình, ngăn chặn vụ việc một công dân trên địa bàn huyện bị cưỡng đoạt tài sản bằng hình thức sử dụng video nhạy cảm để đe dọa, tống tiền.

Trước đó, vào ngày 25/4, Công an huyện Quan Hóa phát hiện chị H ((tên minh họa) là một công dân trên địa bàn huyện Quan Hóa, Thanh Hóa đang hỏi vay tiền nhiều người với trạng thái tâm lý hoảng loạn.

Từ những biểu hiện trên, Công an huyện Quan Sơn đã đặt nghi vấn chị H là bị hại của tội phạm lừa đảo hoặc cưỡng đoạt tài sản qua không gian mạng nên đã tiếp cận chị H để nắm tình hình.

Tài khoản Facebook đối tượng sử dụng để kết bạn tiếp cận với nạn nhân.

Qua làm việc chị H cho biết, vào khoảng tháng 03/2024, có tài khoản mạng xã hội Facebook có tên “Bùi Tiến Dũng” kết bạn làm quen với chị H.

Sau một thời gian liên tục nói chuyện, chị H đã nảy sinh tình cảm với đối tượng và bị đưa vào bẫy, dụ dỗ chị H gọi video sau đó bí mật ghi lại những hình ảnh nhạy cảm của chị H.

Chiều ngày 25/4/2024, tài khoản “Bùi Tiến Dũng” nhắn tin hỏi vay chị H số tiền 200 triệu đồng, tuy nhiên chị H không đồng ý, ngay lập tức đối tượng đã đe dọa nếu không chuyển tiền sẽ gửi video nhạy cảm của chị H cho bạn bè, người thân chị H.

Để thúc giục chị H chuyển tiền, đối tượng đã đăng tải một số clip trên lên mạng xã hội, gửi cho bạn bè, người thân của chị H và liên tục đe dọa yêu cầu chị H phải chuyển tiền ngay.

Chị H lo lắng sợ ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của bản thân và gia đình nên đã đồng ý sẽ chuyển 200 triệu đồng cho đối tượng. Chị H đã đi vay mượn được 46 triệu đồng thì đối tượng yêu cầu phải chuyển ngay nếu không sẽ tiếp tục đăng video lên mạng.

Tại thời điểm chị H đang chuẩn bị chuyển tiền cho đối tượng, Công an huyện Quan Hóa đã kịp thời ngăn chặn, giải thích cho chị H biết thủ đoạn của đối tượng, đồng thời vận động chị H hợp tác với Cơ quan Công an để xác minh, điều tra.

Đây không phải là hình thức lừa đảo mới tuy nhiên vẫn có không ít người vẫn trở thành nạn nhân của loại tội phạm này.

Thủ đoạn của loại tội phạm này là các đối tượng sẽ làm quen, kết bạn với nạn nhân thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Telegram… sau đó chúng dùng lời nói ngon ngọt, giả vờ quan hệ yêu đương, dùng các chiêu trò dụ dỗ nạn nhân gửi hình ảnh, video nhạy cảm hoặc đưa ra những lời mời chào hấp dẫn như mời làm mẫu ảnh, diễn viên hoặc hứa hẹn trả thù lao ở mức cao. Mục đích của chúng là có được những video, hình ảnh nhạy cảm của nạn nhân.

Đối tượng nhắm tới thường là những người ít giao tiếp, thiếu hiểu biết xã hội, sau khi tạo được sự tin tưởng, đối tượng sẽ dần đưa nạn nhân vào bẫy, ghi lại những hình ảnh, video clip có chứa nội dung nhạy cảm.

Sau đó, dùng những hình ảnh đó để uy hiếp, đưa ra yêu sách, yêu cầu nạn nhân chuyển tiền, nếu không làm theo sẽ phát tán hình ảnh của nạn nhân. Lo sợ bị mất uy tín nên nhiều bị hại đã chuyển tiền và bị đối tượng chiếm đoạt.

Qua sự việc trên, Công an tỉnh Thanh Hóa khuyến cáo người dân:

Không nên tự mình quay lại video, hình ảnh nhạy cảm của bản thân; Không để người khác có được những hình ảnh, video nhạy cảm của mình vì bất cứ mục đích gì.

Cài đặt tài khoản mạng xã hội ở chế độ riêng tư đối với những thông tin quan trọng, hạn chế đăng các thông tin cá nhân, đời tư lên mạng xã hội.

Tuyệt đối không đặt niềm tin, trao tình cảm cho những người chỉ quen biết qua mạng xã hội, chưa từng gặp mặt trực tiếp.

Cảnh giác khi chuyển tiền cho các tài khoản ngân hàng vì hoàn toàn có thể là tài khoản bị giả mạo không thể truy được nguồn gốc người sử dụng.

Duy Khương - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nhập nhèm nguồn gốc trái cây ngoại

Nếu như trước kia người tiêu dùng phải đến siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng hoa quả nhập khẩu mới có thể mua được trái cây nhập khẩu từ nước ngoài thì nay đã khác. Trái cây dán nhãn mác có xuất xứ từ nước ngoài đang được bày bán tràn lan ở nhiều nơi với nhiều loại giá, khiến người tiêu dùng hoang mang về nguồn gốc cũng như chất lượng an toàn thực phẩm.

Sôi động thị trường đồ chơi thiếu nhi

Thời điểm gần đến ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6, thị trường đồ chơi tại địa bàn Hà Nội đã trở nên sôi động, phong phú với đủ chủng loại và màu sắc. Đặc biệt, đồ chơi thông minh là sản phẩm đang được các bậc phụ huynh quan tâm trong thời gian gần đây.

link bài gốc https://phapluatplus.vn/kip-thoi-ngan-chan-hanh-vi-cuong-doat-tai-san-qua-mang-bang-viec-dang-tai-video-nhay-cam-199454.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com