Xem nhiều

Bột phong thủy Alofa có đang lừa dối khách hàng?

Theo những lời quảng cáo trên khắp các trang mạng xã hội và đại lí bán hàng, chỉ cần bỏ ra mấy trăm nghìn đồng là có ngay gói bột phong thủy Alofa giúp tẩy uế, trừ tà, có khả năng “đuổi hết những gì...

Ngộ độc thực phẩm: Không để “mất bò mới lo làm chuồng”

21/05/2024 15:12

Kinhte&Xahoi Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng, chống ngộ độc thực phẩm do Bộ Y tế tổ chức ngày 21-5, các đại biểu cho rằng, trong 5 tháng đầu năm 2024, số người bị ngộ độc thực phẩm tăng hơn 200%. Do đó, vấn đề đặt ra hiện nay là tập trung các giải pháp giảm thiểu ngộ độc thực phẩm, không để “mất bò mới lo làm chuồng”.

Số người ngộ độc thực phẩm tăng hơn 200%

Theo báo cáo của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), trong 5 tháng đầu năm 2024, cả nước xảy ra 36 vụ ngộ độc thực phẩm (giảm 4 vụ so với cùng kỳ năm 2023) với 2.138 người mắc (tăng hơn 200% so với cùng kỳ năm 2023); trong đó, có 6 người tử vong (giảm 5 ca so với cùng kỳ năm ngoái). Trong 36 vụ ngộ độc thực phẩm có 11 vụ do vi sinh vật và độc tố vi sinh vật; 2 vụ do hóa chất; 6 vụ do độc tố tự nhiên và 17 vụ không xác định được nguyên nhân.

Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Bộ Y tế. Ảnh: Trần Minh

So với cùng kỳ năm ngoái, số vụ ngộ độc những tháng đầu năm nay giảm nhẹ nhưng số vụ ngộ độc lớn với nhiều người mắc lại tăng. Điển hình như vụ ngộ độc tại tiệm bánh mì Cô Băng (ở tỉnh Đồng Nai) với 547 người mắc và đi viện; vụ ngộ độc tại bếp ăn tập thể Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam tại Vĩnh Phúc với 438 người mắc và nhập viện…

Nguyên nhân được ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) chỉ ra, đó là do điều kiện thời tiết nắng nóng thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, nhất là vi khuẩn gây bệnh đường ruột. Một số địa phương thiếu nhân lực, vật lực trong thực hiện công tác an toàn thực phẩm, phòng, chống ngộ độc thực phẩm. Mặt khác, vì lợi nhuận, một số doanh nghiệp định mức khẩu phần ăn cho người lao động thấp, sử dụng nguyên liệu giá rẻ, không bảo đảm an toàn.

Bên cạnh đó, theo ông Nguyễn Hùng Long, nhận thức và ý thức của một số người dân về bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng, chống ngộ độc thực phẩm chưa tốt. Một số cơ quan, cơ sở còn buông lỏng quản lý, đặc biệt là đối với hoạt động giám sát nguyên liệu đầu vào. Thậm chí, một số cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm kinh doanh nông sản nhưng nhập nguyên liệu nông sản trôi nổi, không kiểm soát được chất lượng để cung cấp cho các đơn vị, người dân. Việc phối hợp liên ngành trong công tác truy xuất nguồn gốc thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm ở một số địa phương chưa được thực hiện tốt.

“Vụ ngộ độc hơn 400 người mắc tại Vĩnh Phúc cho thấy, nhiều thực phẩm được bếp ăn tập thể mua ở đơn vị cung cấp. Thế nhưng, khi truy xuất đến cùng, đơn vị cung cấp này lại mua ở chợ không có giấy phép, không kiểm soát được chất lượng”, ông Nguyễn Hùng Long dẫn chứng.

Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu của UBND thành phố Hà Nội. Ảnh: Thu Trang

Đồng quan điểm trên, theo ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), về cơ bản, thể chế và các quy định của pháp luật về công tác quản lý an toàn thực phẩm khá đầy đủ nhưng việc thực hiện chưa tốt. Qua kiểm tra sau khi xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm cho thấy, dù có quy định về việc lưu mẫu thực phẩm, kiểm thực 3 bước và kiểm soát nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm nhưng nhiều nơi không thực hiện. Thậm chí, có nơi không có giấy đăng ký kinh doanh, không có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng cơ quan chức năng địa phương không kiểm tra, giám sát và yêu cầu dừng sản xuất kinh doanh…

Không đánh đổi sức khỏe để lấy kinh tế

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho rằng, bảo đảm an toàn thực phẩm là vấn đề hết sức quan trọng, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế, xã hội và an ninh, an toàn của một địa phương, một đơn vị. Dựa trên tình hình thực tế, có 2 loại hình nguy cơ xảy ra ngộ độc thời gian qua, đó là thức ăn đường phố và bếp ăn khu công nghiệp, trường học.

“Chúng ta phải có những giải pháp làm sao không để xảy ra ngộ độc thực phẩm hoặc nếu có xảy ra chỉ ở quy mô nhỏ, số lượng người mắc ít, số người diễn biến nặng và tử vong thấp nhất. Chúng ta cần tập trung các giải pháp để giải quyết tận gốc vấn đề mất an toàn thực phẩm, không được để “mất bò mới lo làm chuồng”. Cứ xảy ra rồi bắt đầu tập trung điều trị, cứu chữa, tìm nguyên nhân… thì mới chỉ làm được phần ngọn”, ông Đỗ Xuân Tuyên nói.

Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm Hà Nội kiểm tra một cơ sở sản xuất thực phẩm. Ảnh: Thu Trang.

Theo ông Đỗ Xuân Tuyên, vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm liên quan đến nhiệm vụ của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương và của toàn dân. Hiện nay, các quy định của pháp luật đã có đầy đủ, nên cần tập trung vào khâu tổ chức thực hiện và có những giải pháp tốt hơn.

“Các cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương cần tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, trong đó tập trung từ quy định điều kiện cơ sở, trang thiết bị, con người, các quy định đối với nguyên liệu thực phẩm, nguồn nước sử dụng, xử lý nghiêm vi phạm… Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, không đánh đổi sức khỏe để lấy kinh tế”, ông Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh.

Để công tác quản lý an toàn thực phẩm đạt hiệu quả, ông Nguyễn Hùng Long cũng cho rằng, UBND các cấp quan tâm công tác quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn, trong đó tăng cường bố trí đầy đủ nguồn nhân lực, kinh phí. Cùng với đó, nâng cao năng lực hiệu quả, hiệu lực quản lý đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn. Đồng thời, tổ chức đánh giá nguy cơ mất an toàn thực phẩm, ngăn ngừa ngộ độc và nhất là chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc nguyên liệu nông sản. Kiên quyết không để các cơ sở không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, không có giấy phép kinh doanh được cung cấp thực phẩm trên thị trường.

Kết quả xét nghiệm ban đầu liên quan vụ 438 công nhân vào viện sau bữa cơm trưa tại Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (tỉnh Vĩnh Phúc) được thực hiện bởi Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia cho thấy, vi khuẩn Bacillus Cereus được tìm thấy trong canh chua giá đỗ. Đây được xác định là nguyên nhân nghi ngờ cao nhất xảy ra vụ ngộ độc này.

Thu Trang - Hà Nội mới

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Hà Nội mới https://hanoimoi.vn/ngo-doc-thuc-pham-khong-de-mat-bo-moi-lo-lam-chuong-666968.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com