Xem nhiều

Bột phong thủy Alofa có đang lừa dối khách hàng?

Theo những lời quảng cáo trên khắp các trang mạng xã hội và đại lí bán hàng, chỉ cần bỏ ra mấy trăm nghìn đồng là có ngay gói bột phong thủy Alofa giúp tẩy uế, trừ tà, có khả năng “đuổi hết những gì...

Ổn định thị trường lao động gắn với tiền lương

13/03/2022 10:39

Kinhte&Xahoi Từ ngày 1-4-2022, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ điều tra về lao động, tiền lương, mức sống tối thiểu của người lao động để làm cơ sở điều chỉnh lương tối thiểu năm 2023 và hoạch định chính sách liên quan. Đón nhận thông tin này, không ít ý kiến cho rằng, nhằm ổn định thị trường lao động thì việc gắn liền với tiền lương là cần thiết.

Đại diện Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội trao đổi nắm bắt tình hình đời sống, việc làm của người lao động tại Công ty TNHH Điện tử Meiko Việt Nam (Khu công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai).

Điều tra tại 18 tỉnh, thành phố

Theo kế hoạch, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ điều tra tại 18 tỉnh, thành phố đại diện cho 8 vùng kinh tế của cả nước có số doanh nghiệp lớn, thị trường lao động phát triển, gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đắk Lắk, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Cần Thơ. 2.000 doanh nghiệp được chọn điều tra, đại diện theo 3 nhóm ngành nghề sản xuất, kinh doanh: Nông, lâm, ngư nghiệp; công nghiệp, xây dựng; thương mại, dịch vụ; có quy mô dưới 100 lao động, từ 100 đến 300 lao động và trên 300 lao động.

Việc điều tra tiến hành từ ngày 1-4-2022, trong thời gian 60 ngày theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp người sử dụng lao động, đại diện người sử dụng lao động về tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; tiền lương tối thiểu, thang bảng lương, quy chế trả lương, nâng bậc lương, các mức tiền lương trong doanh nghiệp, tiền thưởng và các khoản thu nhập khác có tính chất lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Đặc biệt, sẽ khảo sát phương thức thực hiện điều chỉnh tiền lương khi Nhà nước điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng và ý kiến của doanh nghiệp về mức điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng dự kiến năm 2023.

Hiện nay, các doanh nghiệp đang thực hiện mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15-11-2019 quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Theo đó, lương tối thiểu vùng I là 4.420.000 đồng; vùng II là 3.920.000 đồng; vùng III là 3.420.000 đồng; vùng IV là 3.070.000 đồng.

Tăng lương là xu thế tất yếu

Thực tế, trong năm 2020 và 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc tăng lương tối thiểu vùng đã "lỡ hẹn". Theo rà soát của Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành trung ương và tương đương, sau Tết Nhâm Dần vừa qua, có khoảng 95% người lao động trên cả nước đã đi làm trở lại. Một số địa phương có tỷ lệ người lao động trở lại làm việc thấp như: Nghệ An (75,7%), Bình Thuận (70%).

Phó Trưởng ban Chính sách - Pháp luật (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) Vũ Hồng Quang cho rằng, bên cạnh một số lý do như một bộ phận lao động về quê đón Tết chưa trở lại hoặc xin việc tại quê nhà, công nhân đang là F0, tình trạng thiếu hụt lao động sau Tết còn do chế độ đãi ngộ. Khảo sát cho thấy, doanh nghiệp trong một số lĩnh vực sử dụng nhiều lao động như dệt may, giày da mức lương khởi điểm chỉ ở mức tối thiểu theo quy định của Chính phủ, nhưng yêu cầu công việc, giờ giấc lại quá cao, không bảo đảm đời sống công nhân, nhất là người ở xa phải tốn thêm chi phí thuê nhà trọ và các khoản chi phí khác, không bù đắp được cho việc tái tạo sức lao động.

Trước tình hình này, Liên đoàn Lao động nhiều tỉnh, thành phố cho rằng, trên cơ sở điều tra của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần xem xét đề xuất Chính phủ tăng mức lương tối thiểu vùng. Đồng tình với quan điểm trên, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Long An Lê Thị Thu Cúc thông tin, giá cả sinh hoạt tăng cao, lương tối thiểu vùng không bảo đảm sinh hoạt và cuộc sống của lao động, nhất là người ngoại tỉnh đến làm việc nên hiện nay địa phương rất khó tuyển dụng lao động.

Nêu thực tế nhiều công nhân lao động có con nhỏ phải gửi về quê do không có điều kiện chăm sóc, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng cho rằng, sau 2 năm không thực hiện tăng lương tối thiểu vùng, nhiều doanh nghiệp đã “lấy cớ” Chính phủ chưa tăng lương để không tăng lương cho người lao động, đồng thời giảm bớt một số chế độ, khiến đời sống công nhân càng khó khăn, dẫn đến một số cuộc ngừng việc tập thể để phản ứng. Tuy nhiên, sau khi tổ chức công đoàn đàm phán, thương thuyết, chủ doanh nghiệp đã đồng ý tăng lương cho người lao động.

Do vậy, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cần khuyến nghị với Hội đồng Tiền lương quốc gia sớm xem xét tăng lương tối thiểu cho người lao động; đồng thời chỉ đạo các cấp Công đoàn tăng cường kiểm tra, giám sát doanh nghiệp về thực hiện chính sách tiền lương với người lao động.

Về lâu dài, cần có nghiên cứu tổng thể, khách quan, toàn diện về thực trạng đời sống của người lao động tại các khu nhà trọ để thiết kế và đề xuất các chính sách dài hạn cho lao động nhập cư. Cùng với đó là ban hành các chính sách nhằm thu hút người lao động đến làm việc tại các vùng kinh tế trọng điểm, như: Xây dựng nhà ở cho thuê giá rẻ, xây các chung cư, nhà ở xã hội bán cho người lao động với thời hạn trả khoảng 20 năm nhằm ổn định thị trường lao động, công nhân yên tâm làm việc…

Hà Phong - Lý Thị Mai - Hà Nội mới 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tạo chuỗi liên kết bền vững cho hàng Việt

Từ cuối tháng 4-2021 đến nay, làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh nghiệp, đời sống của nhân dân, chuỗi cung ứng sản xuất và phân phối hàng Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là khoảng thời gian chứng kiến sức sống bền vững của hàng Việt và vai trò vô cùng quan trọng của thị trường trong nước đối với nền kinh tế.

Người trẻ chật vật trong vòng xoáy tăng giá

Tình hình dịch bệnh căng thẳng cùng với giá cả leo thang khiến nhiều người “mất ăn mất ngủ”. Với người trẻ, mọi chi tiêu đều tăng chóng mặt trong khi lương thì vẫn “dậm chân tại chỗ”, chưa lúc nào, họ lại cảm nhận rõ rệt sự vất vả và khó khăn đang chờ đợi phía trước như lúc này…

Hình thành nét đẹp văn hóa trong sản xuất, sử dụng hàng Việt Nam

Những năm gần đây, nhờ việc đẩy mạnh tuyên truyền Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nên dần từng bước hình thành nét đẹp văn hóa trong sản xuất, sử dụng hàng hóa thương hiệu Việt Nam trong cộng đồng dân cư. Không những thế, việc đưa hàng Việt Nam tới người tiêu dùng còn góp phần đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, tạo cơ hội quảng bá, giới thiệu sản phẩm có chất lượng đến với người dân, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận thị trường mới.

link bài gốc http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Xa-hoi/1026811/on-dinh-thi-truong-lao-dong-gan-voi-tien-luong

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com