Xem nhiều

Bột phong thủy Alofa có đang lừa dối khách hàng?

Theo những lời quảng cáo trên khắp các trang mạng xã hội và đại lí bán hàng, chỉ cần bỏ ra mấy trăm nghìn đồng là có ngay gói bột phong thủy Alofa giúp tẩy uế, trừ tà, có khả năng “đuổi hết những gì...

Số ca mắc và nhập viện do sốt xuất huyết tại Hà Nội tiếp tục tăng mạnh

24/10/2022 19:36

Kinhte&Xahoi Ngày 24-10, theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố trong tuần qua (tính từ ngày 14 đến 21-10) lại tiếp tục tăng mạnh với 1.420 ca (tăng 386 ca so với tuần trước đó) và có thêm 38 ổ dịch. Dự báo, tháng 11 và 12 tới sẽ là đỉnh điểm của dịch sốt xuất huyết tại miền Bắc.

PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) thăm khám cho bệnh nhân sốt xuất huyết.

Cụ thể, trong tuần qua, có 1.420 ca mắc sốt xuất huyết được ghi nhận tại 30 quận, huyện, thị xã; trong đó bệnh nhân tập trung chủ yếu tại một số quận, huyện như: Đan Phượng (251 ca), Thanh Oai (142 ca), Phú Xuyên (89 ca), Nam Từ Liêm (79 ca), Đống Đa (63 ca). 

Ngoài ra, tuần qua cũng ghi nhận thêm 38 ổ dịch sốt xuất huyết mới tại 16 quận, huyện: Thanh Oai (7), Thanh Trì (6), Bắc Từ Liêm (5), Đan Phượng (4), Đống Đa (2), Thanh Xuân (2), Phúc Thọ (2), Hoài Đức (2), Đông Anh (1), Hà Đông (1), Thạch Thất (1), Nam Từ Liêm (1), Hai Bà Trưng (1), Chương Mỹ (1), Mê Linh (1), Quốc Oai (1).


Như vậy, cộng dồn từ đầu năm 2022 đến nay, Hà Nội đã có 8.199 ca mắc sốt xuất huyết (tăng gấp 3,3 lần so với cùng kỳ năm 2021), trong đó có 5 ca tử vong. Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã và 517/579 xã, phường, thị trấn. 

Cũng từ đầu năm đến nay, thành phố đã ghi nhận 720 ổ dịch sốt xuất huyết tại 30/30 quận, huyện, thị xã. Hiện tại còn 156 ổ dịch đang hoạt động tại 25 quận, huyện.

Báo cáo của Bộ Y tế cũng cho thấy, số ca mắc sốt xuất huyết và nhập viện tăng vọt so với những năm trước. Đơn cử tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai), nếu như trong tháng 8, số bệnh nhân sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo phải nhập viện chỉ 70 bệnh nhân, thì con số này tăng lên 160 bệnh nhân vào tháng 9 và từ đầu tháng 10 đến nay là 250 bệnh nhân.

Các bệnh nhân đến chủ yếu từ các quận, huyện của Hà Nội như Đan Phượng, Thường Tín, Hoài Đức, Long Biên… sau đó lan vào các quận như Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Đống Đa, Hoàng Mai…

“Theo chu kỳ 5 năm, miền Bắc sẽ xảy ra một đợt dịch sốt xuất huyết lớn. Dự báo năm nay sẽ có dịch sốt xuất huyết lớn xảy ra. Chúng tôi lo ngại trong các tháng 11, 12 tới sẽ là đỉnh điểm của sốt xuất huyết và nguy cơ dịch chồng dịch khi Covid-19 vẫn đang tồn tại, thêm vào đó là bắt đầu vào mùa của một số bệnh gây dịch mùa đông khác như cúm, sởi, thủy đậu, adenovirus…”, PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết.

PGS.TS Đỗ Duy Cường lưu ý, nhiều người khi bị sốt thì nghĩ là do Covid-19, cúm hoặc một số bệnh khác, không nghĩ mình mắc sốt xuất huyết. Chỉ đến ngày thứ 4, thứ 5, lúc đó máu bị cô đặc và có biểu hiện tiểu cầu hạ quá thì mới đến bệnh viện. Khi đó, bệnh nhân phải truyền tiểu cầu hoặc dung dịch cao phân tử. Một số trường hợp nặng dẫn đến suy đa tạng, men gan tăng, suy gan, suy thận. Tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới đã ghi nhận bệnh nhân suy đa tạng phải lọc máu.

Để chẩn đoán chính xác bệnh nhân sốt xuất huyết cũng như mức độ giảm tiểu cầu, theo các bác sĩ, người bệnh cần làm xét nghiệm máu. Ở người khỏe mạnh, số lượng tiểu cầu trung bình từ 150-450G/L. Mức nguy hiểm khi tiểu cầu giảm dưới 50G/L, mức nghiêm trọng là 10-20G/L. 

“Nếu tiểu cầu giảm nhanh hoặc có biểu hiện xuất huyết chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết ngoài da, rong kinh - rong huyết cũng như có hiện tượng cô đặc máu, như chân tay lạnh, nôn mửa, đau bụng vùng gan, tụt huyết áp, men gan tăng cao…, bệnh nhân cần đi khám ngay để được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, việc truyền tiểu cầu chỉ tiến hành khi nào xuống thấp dưới 5G/L hoặc có biểu hiện chảy máu. Sau khi hết sốt vài ngày, tiểu cầu sẽ tăng trở lại bình thường”, PGS.TS Đỗ Duy Cường nhấn mạnh.

Theo các chuyên gia y tế, hiện nay một số bệnh dịch khác vẫn còn lưu hành như: Covid-19, cúm, thủy đậu… nên dễ chẩn đoán nhầm với sốt xuất huyết. Nếu như vậy có thể dẫn đến điều trị phác đồ sai, nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Do đó, bác sĩ các tuyến cũng cần cập nhật hướng dẫn chẩn đoán của Bộ Y tế để xử lý điều trị đúng.

 Thu Trang - Hà Nội mới

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hà Nội: Tăng cường quản lý, kiểm soát giá xăng dầu, lạm phát

Thành phố Hà Nội sẽ thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, chắc chắn, bảo đảm tính chủ động, linh hoạt, hiệu quả; tăng cường quản lý, kiểm soát giá các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho sản xuất, kinh doanh và đời sống, nhất là xăng, dầu...

TP Hà Nội xây dựng 14 vùng sản xuất cây ăn quả giá trị cao

Đến nay, toàn TP Hà Nội đã xây dựng được 14 vùng sản xuất cây ăn quả giá trị cao, diện tích 15.500 ha, tập trung ở các huyện: Đan Phượng, Chương Mỹ, Phúc Thọ… với các loại cây chủ lực là bưởi, chuối, nhãn… cho thu nhập 300 - 800 triệu đồng/ha.

Nguồn: Hà Nội mới http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/1045503/so-ca-mac-va-nhap-vien-do-sot-xuat-huyet-tai-ha-noi-tiep-tuc-tang-manh

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com