Xem nhiều

Bột phong thủy Alofa có đang lừa dối khách hàng?

Theo những lời quảng cáo trên khắp các trang mạng xã hội và đại lí bán hàng, chỉ cần bỏ ra mấy trăm nghìn đồng là có ngay gói bột phong thủy Alofa giúp tẩy uế, trừ tà, có khả năng “đuổi hết những gì...

Thâm nhập đường dây thực phẩm 'bẩn' tại Đại học Thái Nguyên

02/10/2018 08:47

Kinhte&Xahoi Thực phẩm không rõ nguồn gốc đã và đang được “tuồn” trót lọt vào Trung tâm Giáo dục Quốc phòng - Đại học Thái Nguyên, phục vụ bữa ăn cho hàng nghìn cán bộ, sinh viên.

Những bữa ăn dành cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng - Đại học Thái Nguyên đang bị “đầu độc” bằng nguồn thực phẩm không rõ nguồn gốc, cùng với đó là quy trình chế biến không thể … bẩn hơn.

“Phù phép” rau chợ thành … rau nhà

Trung tâm Giáo dục Quốc phòng trực thuộc Đại học Thái Nguyên, là cơ sở giáo dục đại học có nhiệm vụ giáo dục quốc phòng - an ninh cho học sinh, sinh viên và đào tạo giáo viên. Hàng năm Trung tâm tiếp đón, đào tạo hàng nghìn sinh viên, học sinh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Những tưởng trong môi trường quân đội, trường học thì vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ được siết chặt, kiểm tra nghiêm ngặt, nhằm “bài trừ” vấn nạn thực phẩm bẩn và đem lại những bữa ăn dinh dưỡng, “sạch” cho cán bộ, sinh viên đang công tác, học tập tại đây. Nhưng trái lại, bằng cách nào đó, những thực phẩm không rõ nguồn gốc đã và đang được “tuồn” trót lọt vào Trung tâm Giáo dục Quốc phòng nhiều năm nay mà không bị phát hiện, xử lý.

Sau nhiều tuần "túc trực" theo dõi, quan sát tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng, PV đã phát hiện ra sự thật kinh hoàng về nguồn gốc cũng như những "mánh lới" để những tiểu thương tuồn những thực phẩm không rõ nguồn gốc vào bữa ăn hàng ngày của những cán bộ, sinh viên mà "trời không biết, quỷ không hay". Từ đây, một đường dây cung ứng thực phẩm "bẩn" dần được hé lộ.

Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh - Đại học Thái Nguyên.

Theo ghi nhận của PV, từ 05h sáng, những thực phẩm (nông sản, thịt, đậu phụ...) được vận chuyển nhỏ lẻ bằng xe máy bởi nhiều tiểu thương với tần suất liên tục. Đáng nói những chiếc xe chở thực phẩm này lại không gặp bất kì sự kiểm tra nào, thay vào đó được “đặc cách” di chuyển thẳng đến khu bếp sơ chế thực phẩm của Trung tâm Giáo dục Quốc phòng (nhà ăn sinh viên).

Để xác minh nguồn gốc số thực phẩm kia, PV đã theo dấu một tiểu thương chuyên cung ứng nông sản cho nhà ăn tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và phát hiện số nông sản trên có nguồn gốc từ một sạp nông sản thuộc khu chợ cóc cách đó không xa.

Trong vai khách hàng có nhu cầu lấy số lượng lớn nông sản để làm cửa hàng ăn sinh viên, tại đây, khi biết PV có nhu cầu mua số lượng lớn, chủ cửa hàng cho hay “Hàng toàn là của người dân xung quanh đây trồng được đem ra bán, không phải hàng rau Trung Quốc, đây là hàng dân trồng, đảm bảo chất lượng". Và để chứng minh sự uy tín, tiểu thương này còn khẳng định "nhà mình còn giao hàng cho Trung tâm Giáo dục Quốc phòng đã nhiều năm nay nên chất lượng đảm bảo yên tâm".

Dù luôn khẳng định là nông sản "dân trồng", nhưng một tiểu thương khác gần đó tiết lộ, những nông sản được bày bán tại khu chợ đều được nhập từ chợ đầu mối trong khu vực thành phố Thái Nguyên. Còn nguồn gốc xuất xứ thì chính tiểu thương này cũng không dám chắc là đến từ đâu.

Những bã đậu “kết tủa” bám trên thành chậu bốc mùi chua nồng tại xưởng sản xuất đậu trên đường Linh Nham, huyện Đồng Hỷ.


Ngoài ra, tiểu thương này cũng bật mí cho PV những "mánh lới" để qua mắt người tiêu dùng. Theo đó, sau khi đem nông sản từ chợ đầu mối về, công đoạn đầu tiên phải đặt cho nông sản một cái tên, thường thì cái tên được ưa chuộng, hay dùng là "nông sản dân trồng". Lý giải, tiểu thương này cho hay là bởi người mua rất dè chừng những nông sản không rõ nguồn gốc vì lo sợ ảnh hưởng sức khoẻ, ngộ độc thực phẩm. Vậy nên khi đã gắn mác “nông sản dân trồng” thì sẽ được cái nhìn thiện cảm và dễ tiêu thụ hơn. Nếu không làm vậy thì việc cửa hàng đóng cửa chỉ là vấn đề thời gian.

Vậy là, chỉ với việc khoác lên mình nông sản một cái tên đã biến từ những nông sản không rõ nguồn gốc thành những nông sản sạch, được người dân tin dùng.

Đậu phụ... ruồi

Không chỉ nông sản, những miếng đậu phụ hàng ngày được chuyển đến nhà ăn Trung tâm Giáo dục Quốc phòng cũng... bẩn không kém. Để tìm hiểu quy trình chế biến những bìa đậu phụ này, PV đã tìm đến xưởng chuyên cung ứng cho Trung tâm Giáo dục Quốc phòng nằm trên đường Linh Nham, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên. Trong vai người có nhu cầu nhập số lượng lớn đậu phụ để cung ứng thị trường, không khó để PV tiếp cận khu xưởng chế biến đậu phụ và được “mục sở thị” quy trình sản xuất đậu phụ với … ruồi.

 

Những con ruồi bám trên bề mặt đậu phụ khi xuất xưởng không lâu.

Có mặt tại khu xưởng lúc đang sản xuất, theo quan sát của PV, khu xưởng rộng chừng 20m2, phía dưới nền nhà bày la liệt những thau chậu được "bao phủ" bởi tầng tầng, lớp lớp những bã đậu do để lâu ngày không gột rửa nên đã đóng thành từng mảng, bốc mùi chua nồng.

Thấy khách hàng đặt vấn đề muốn mua số lượng lớn, chủ xưởng đon đả giới thiệu: “Bên chị là xưởng làm lâu năm, nhiều đời làm đậu, giá cả em có thể yên tâm, chất lượng tốt và đảm bảo vệ sinh. Bên chị còn có cả giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhà chị còn giao cho cả Trung tâm Giáo dục Quốc phòng nên em có thể yên tâm về chất lượng”.

Nói là vậy, nhưng thực tế quan sát, những bìa đậu thành phẩm trên mặt bàn là lổm nhổm ruồi nhặng bám đen phía trên bìa đậu. Sau khi đã "tráng" qua một lớp ruồi như vậy, những bìa đậu sẽ được chuyển đi chế biến thành món ăn khoái khẩu của nhiều sinh viên trong Trung tâm Giáo dục Quốc phòng.

Không chỉ thực phẩm, mà quy trình chế biến cũng ... bẩn không kém

08h sáng ngày 20/9, PV có mặt tại nhà ăn tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng - Đại học Thái Nguyên nhằm "mục sở thị" quy trình dùng tay trần chế biến thực phẩm trên nền bẩn. Tại đây từ 3-4 nhân viên không đeo găng tay, dụng cụ hỗ trợ để đảm bảo vệ sinh đang sơ chế nguyên liệu củ quả. Những trái bí sau khi gọt vỏ xong sẽ được những nhân viên này thái, gọt ngay trên nền nhà còn loang lổ những vết dầu mỡ, vết giày, dép đi lại.

Khi thấy người lạ xuất hiện tại khu bếp, nhân viên nhà bếp đang sơ chế vẫn "hồn nhiên" tiếp tục công việc, không bận tâm người lạ xuất hiện.

Bạn N.V.H - cựu sinh viên từng học tại đây cho biết: "Không thể chấp nhận được, sinh viên khi vào vừa phải mất tiền ăn mà chất lượng thì lại không tương xứng. Nếu như siinh viên không may gặp phải vấn đề thì lúc đó ai sẽ là người chịu trách nhiệm, rất mong nhà trường vào cuộc để chấn chỉnh trước khi xảy ra tình trạng đáng tiếc".

"Nguồn gốc ở đâu thì không biết, chỉ biết đến nay không ai ăn vào bị làm sao là được"

Ở một diễn biến khác, trong vai đại lý muốn cung ứng thực phẩm để tiêu thụ trong nhà ăn tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng - Đại học Thái Nguyên, khi PV đặt vấn đề muốn đưa những nông sản sạch, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ để tiêu thụ, một chủ thầu (tạm gọi là T.) tại đây cười khẩy cho hay “mỗi suất ăn trưa, tối tại đây có giá 15 nghìn/ khẩu phần, sáng là 10 nghìn/ khẩu phần, chưa tính thuế 10%. Nếu em đưa thực phẩm sạch vào thì chỉ nói về giá em đã không trụ được rồi vì thực phẩm không phù hợp”.

Tay trần, nền bẩn.


Đề cập đến thực phẩm tại nhà ăn Trung tâm Giáo dục Quốc phòng sử dụng thực phẩm nào cho sinh viên hay là hàng không rõ nguồn gốc, thực phẩm Trung Quốc? Ông T. cho biết: “Nguồn gốc ở đâu anh không biết, chỉ biết đến nay không ai ăn vào bị làm sao là được, chứ nói thật, loại thực phẩm em nói có khi cũng là hàng trôi nổi, ông lấy ở đâu về rồi gắn mác để nâng giá trị lên, ai dám khẳng định là hàng chuẩn”.

Tức theo ông T., sản phẩm đã được công nhận là thực phẩm tốt, theo quy trình kiểm tra, kiểm định gắt gao cũng có thể là mặt hàng trôi nổi gắn mác!? Vậy những nông sản được cung ứng hàng ngày, được chế biến cho sinh viên thì ai dám khẳng định sẽ đảm bảo an toàn cho người sử dụng?

Trên thực tế, sự việc đã diễn ra trong nhiểu năm những đến nay vẫn chưa bị phát hiện, kiểm tra, xử lý. Phải chăng đây là do "mánh lới" quá tinh vi của các tiểu thương hay do sự buông lỏng quản lý từ phía Trung tâm Giáo dục Quốc phòng?

 

Theo Khoẻ 365/GĐ&PL

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hiện tượng lạ trong sữa Grow PLUS+ của NutiFood?

Một số sản phẩm sữa Grow PLUS+ dạng hộp giấy, dung lượng 180ml của nhãn hiệu sữa NutiFood được phản ánh là có hiện tượng lạ như bị vón cục, nổi váng, mặc dù hạn sử dụng còn đến năm 2019.

Nguy hại khôn lường từ thuốc giảm cân Lishou

Giảm 5-6kg mà không mất sức lực nào lại mang làn da trắng hồng hơn mong đợi. Đó là những gì mà thuốc giảm cân mang lại cho chị em phụ nữ. Nhưng sự thật lại ít ai biết được...

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com