Xem nhiều

Bột phong thủy Alofa có đang lừa dối khách hàng?

Theo những lời quảng cáo trên khắp các trang mạng xã hội và đại lí bán hàng, chỉ cần bỏ ra mấy trăm nghìn đồng là có ngay gói bột phong thủy Alofa giúp tẩy uế, trừ tà, có khả năng “đuổi hết những gì...

'Thuốc đặc trị' ngăn chặn tin giả thời dịch Covid-19

22/02/2020 10:23

Kinhte&Xahoi Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (Covid-19) vẫn đang diễn biến phức tạp, khó lường. Nhưng bên cạnh mối lo với dịch, dư luận cũng đang bất ổn trước sự bùng phát và hoành hành trên mạng xã hội của làn sóng tin thất thiệt, giả mạo liên quan đến căn bệnh này.

Một tin giả về bệnh nhân người Singapore thiệt mạng do virus Corona

Những hành vi thiếu trách nhiệm trên mạng xã hội

Mới đây, dư luận thế giới xôn xao khi xuất hiện một bản đồ du lịch hàng không toàn cầu với thông tin “không có quốc gia nào an toàn trước dịch Covid-19” bởi hàng ngàn du khách Vũ Hán, Trung Quốc, có thể làm lây lan virus Corona đến 400 thành phố khắp thế giới. Trên thực tế, các đường màu đỏ trong bản đồ thể hiện những đường bay trên khắp thế giới.

Nhà dịch tế học Gabriel Leung của Đại học Hồng Kông thì khiến nhiều người giật mình khi công bố đánh giá cho rằng virus Corona có thể tiếp tục lây lan “theo từng đợt”, khiến 60% trong 7,7 tỉ người trên thế giới nhiễm bệnh nếu như Trung Quốc không thể kiểm soát dịch bệnh. Ông Mike Ryan, Giám đốc Chương trình tình trạng y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đã phải lên tiếng cảnh báo: “Xin hãy cẩn thận khi đưa ra những con số và kết luận để tránh làm mọi người sợ hãi”.

Theo thống kê, thông tin không chính xác, sai lệch thường gắn với những vấn đề như nguồn gốc của virus, quy mô của dịch bệnh. Chẳng hạn như thông tin vô căn cứ cho rằng virus Covid-19 “có thể có nguồn gốc từ một phòng thí nghiệm ở thành phố Vũ Hán, liên quan tới một chương trình phát triển vũ khí sinh học bí mật của Trung Quốc”, hay số người chết vì Covid-19 lên đến hơn 100 nghìn.

Đáng ngại hơn là những thông tin bịa đặt, hoàn toàn không dựa trên sự thật nào. Mạng xã hội Malaysia từng dậy sóng khi xuất hiện tin giả mô tả virus Covid-19 khiến người bệnh trở thành “xác sống”. Người dân Singapore thì hốt hoảng khi States Times Review đăng trên Facebook thông báo “Singapore đã hết khẩu trang”.

Từ những tin giả đó, tác động về mặt xã hội có thể khiến người ta không ngờ. Tại Australia, một cảnh báo mạo danh chính quyền bang Queensland khuyến cáo người dân địa phương tránh xa những khu vực tập trung đông dân gốc Trung Quốc. Nếu không có thông tin cải chính, người gốc Trung Quốc đã có thể trở thành đối tượng bị cô lập, tẩy chay.

Ở Việt Nam, nạn tin giả “ăn theo Corona” cũng phức tạp không kém. Lợi dụng khả năng ẩn danh trên mạng xã hội, một số người không ngần ngại đăng tải thông tin bịa đặt, ác ý về tình hình dịch bệnh. Thí dụ: việc người từ vùng dịch trở về và buộc phải cách ly để theo dõi do yêu cầu của công tác phòng bệnh lập tức bị bóp méo thành ca mắc bệnh mới. Thậm chí những kẻ thiếu thiện chí còn nhân cơ hội này để bịa đặt, vu cáo cơ quan chức năng che giấu thông tin, vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền nhằm thực hiện mưu đồ chính trị đen tối của mình.

Chung tay ngăn chặn làn sóng nguy hiểm tin giả
 
Có thể nói tin thất thiệt, tin giả về Covid-19 đang khiến cho cuộc chiến chống dịch bệnh này tại các quốc gia trở nên khó khăn, phức tạp hơn nhiều. Bởi giờ đây các nước không chỉ phải đương đầu với dịch bệnh, vốn đã vô cùng nan giải, mà còn phải giúp cộng đồng không hoang mang, hoảng loạn, thực hiện đúng các khuyến cáo về việc thực hiện các biện pháp giúp phòng, chống để từng bước đẩy lùi dịch bệnh.

Với tốc độ lan truyền nhanh chóng, phạm vi tiếp cận rộng, nếu như thông tin không chính xác, bịa đặt thì tác động xã hội sẽ lớn như thế nào, bởi nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của từng cá nhân, tổ chức, của cả xã hội. Đúng là ai cũng có quyền tạo cộng đồng riêng và bày tỏ quan điểm cá nhân trên mạng về mọi chủ đề trong cuộc sống, nhất là vấn đề sức khỏe. Nhưng thông tin phải chính xác, có trách nhiệm với cộng đồng.

Với dịch bệnh nguy hiểm như Covid-19, không thể hành động một cách đơn giản là tung tin sai lệch để tăng like (lượt thích), chia sẻ (share); hay cố tình đưa tin giả, giật gân để gây chú ý trên mạng xã hội, nhờ đó tranh thủ bán hàng kiếm lời. Các hành vi như vậy trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang lan rộng chỉ càng gây thêm hoang mang, lo lắng cho người dân và làm khó khăn hơn cho công tác quản lý, điều hành của Nhà nước trong phòng, chống dịch.

Chính vì thế cộng đồng quốc tế, trong đó có Việt Nam, đang cùng chung tay ngăn chặn làn sóng tiêu cực, không kém phần nguy hiểm này. Bên cạnh việc yêu cầu các nhà quản lý mạng xã hội như Facebook phải phối hợp ngăn chặn, loại bỏ các tin thất thiệt, bịa đặt, các nước đều có những biện pháp mạnh tay với các đối tượng vi phạm.

Theo tờ Thời báo New York, ít nhất 16 người đã bị bắt vì các bài viết đăng tải và truyền bá những thông tin và giả mạo về virus Corona mới tại ở Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia và Hong Kong (Trung Quốc). Theo Ủy ban Thông tin và truyền thông đa phương tiện Malaysia, người bị buộc tội lan truyền tin giả, tin sai sự thật về Covid-19 có thể bị phạt đến 50.000 Ringgit (khoảng 284 triệu đồng) và bị phạt tù một năm. Người lan truyền thông tin khiến cho người dân hoang mang và lo sợ cũng có thể bị điều tra theo Luật hình sự và bị tuyên phạt bổ sung đến hai năm tù.

Ở Việt Nam, trước thực trạng tình hình, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Nghị định số 15/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. Ngoài ra, theo Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, hành vi đưa thông tin lên mạng xã hội gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của người khác phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo thông tin của Văn phòng Chính phủ, tính đến ngày 5-2, đã có 170 người bị cơ quan công an, cơ quan quản lý về thông tin điện tử triệu tập làm việc, xử phạt do cung cấp thông tin, hình ảnh sai lệch về dịch Covid-19 trên mạng xã hội với số tiền phạt lên đến hàng trăm triệu đồng.

Với các quy định rõ ràng, Nghị định của Chính phủ cùng các quy định khác có thể coi là “thuốc đặc trị” ngăn thông tin giả, bịa đặt thời Covid-19. Sự vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt của lực lượng chức năng cùng mức xử phạt cao với các trường hợp vi phạm đã nhận được sự hoan nghênh, đồng tình mạnh mẽ của người dân Việt Nam.

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Sau bánh mì thanh long, giá loại quả "rồng" tăng đột biến

Sau khi doanh nhân Kao Siêu Lực chế biến ra loại bánh mì thanh long độc đáo, đồng thời chia sẻ rộng rãi công thức, nhiều cơ sở sản xuất ở các địa phương cũng đã làm được bánh mì thanh long. Cộng với việc khơi thông cửa khẩu đã đẩy giá thanh long ở nhiều địa phương tăng cao.

Thẻ chống virus Covid-19: Chiêu trò lừa đảo!

Thời gian gần đây, thẻ đeo chống virus, diệt khuẩn được nhiều người dân lùng sục đặt mua và coi đó “như bùa hộ mệnh” để phòng tránh sự lây nhiễm của Covid-19.

Theo ANTĐ/ Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/phap-luat-plus/thuoc-dac-tri-ngan-chan-tin-gia-thoi-dich-covid-19-d117890.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com