Xem nhiều

Bột phong thủy Alofa có đang lừa dối khách hàng?

Theo những lời quảng cáo trên khắp các trang mạng xã hội và đại lí bán hàng, chỉ cần bỏ ra mấy trăm nghìn đồng là có ngay gói bột phong thủy Alofa giúp tẩy uế, trừ tà, có khả năng “đuổi hết những gì...

WHO phân biệt hàm lượng chất gây hại giữa thuốc lá làm nóng và thuốc lá điếu

20/06/2023 18:00

Kinhte&Xahoi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác nhận rằng hàm lượng các chất gây hại từ thuốc lá làm nóng thải ra thấp hơn so với thuốc lá điếu. Tuy nhiên, việc giảm phơi nhiễm với các chất độc hại không đồng nghĩa rằng sản phẩm này giảm tác hại.

Đồng thời, tổ chức này cũng công nhận thuốc lá làm nóng (TLLN) không có khói và tàn như thuốc lá điếu truyền thống.

Khí hơi của thuốc lá làm nóng: 90% thành phần là nước

Sự khác nhau cơ bản nhất giữa TLLN và thuốc lá điếu là cách sử dụng mặc dù WHO khẳng định TLLN là sản phẩm thuốc lá.

Nếu người hút thuốc lá truyền thống sử dụng lửa để trực tiếp đốt cháy điếu thuốc, thì TLLN sử dụng thiết bị điện tử để làm nóng nguyên liệu thuốc lá bên trong điếu thuốc đặc chế. Do không đốt cháy nên TLLN sẽ không có khói như điếu thuốc truyền thống mà chỉ có khí hơi aerosol chứa nicotine.

WHO xác nhận hàm lượng các chất gây hại từ TLLN thấp hơn so với thuốc lá điếu.

Các nghiên cứu khoa học xác định, khói và khí hơi aerosol mặc dù hình thái và cảm quan bên ngoài nhìn khá giống nhau, nhưng hàm lượng các chất bên trong có sự khác biệt đáng kể và có ý nghĩa đối với sức khỏe cộng đồng.

Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), hàm lượng các chất gây hại có trong TLLN thấp hơn so với thuốc lá điếu. Nghiên cứu cho thấy, 90% thành phần khí hơi aerosol của TLLN bao gồm nước và glycerin (một hợp chất tự nhiên có tác dụng giữ ẩm, không màu, không mùi và không độc hại). Có tỷ lệ thành phần nước cao, không chứa các phân tử chất rắn (như trong khói của thuốc lá điếu đốt cháy), khí hơi của TLLN cũng đồng thời giảm hơn 90% hàm lượng các chất độc hại so với khói của thuốc lá điếu.

PGS-TS-BS Trần Văn Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Phổi Việt Nam, Chủ tịch Liên chi hội Hô hấp TP Hồ Chí Minh cho biết, đã có nhiều nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của việc loại bỏ quá trình đốt cháy được thực hiện. Nổi bật là nghiên cứu của Hội Tim mạch châu Âu được đăng trên Tạp chí y khoa Circulation cho thấy việc sử dụng thuốc lá bằng hình thức làm nóng có thể giảm đến 95% hàm lượng các chất độc hại tác động lên tim mạch và chức năng của tiểu cầu.

Vẫn còn nghiên cứu về khả năng giảm rủi ro

Tuy không hoàn toàn vô hại, nhiều nghiên cứu hiện đã chứng minh rằng việc chuyển đổi từ thuốc lá điếu sang các sản phẩm TLLN đang mang đến nhiều thay đổi tích cực.

Nguyên liệu thuốc lá bên trong điếu thuốc là điểm chung giữa TLLN và TLĐ.

Cũng theo BS Ngọc, một nghiên cứu mới tại Nhật Bản đã chứng minh điều này. Cụ thể, từ khi thị trường Nhật Bản cho phép lưu hành TLLN, tỷ lệ nhập viện của bệnh nhân COPD và bệnh nhân tim mạch (có sử dụng thuốc lá điếu trước đó) đã giảm đáng kể. Ông nhấn mạnh các kết quả này đã được chứng minh từ thực tế lâm sàng.

BS Ngọc cũng cho biết thêm, việc chuyển đổi từ thuốc lá điếu sang các sản phẩm giảm tác hại chỉ nên thực hiện sau khi mọi nỗ lực cai thuốc lá thất bại. Bởi không có bất kỳ sản phẩm thuốc lá nào được khẳng định là an toàn tuyệt đối.

Hiện nay, tất cả các sản phẩm thuốc lá cần được cảnh báo về tác hại và quản lý chặt chẽ nhằm kiểm soát tình trạng hút thuốc mới cũng như ngăn chặn sự bình thường hóa việc hút thuốc. Mặc dù WHO đã có sự công nhận về hàm lượng các chất gây hại trong khí hơi của TLLN thấp hơn so với thuốc lá điếu, nhưng để có dữ liệu dịch tễ học nhằm xác định rằng các sản phẩm thuốc lá mới thay thế thuốc lá điếu giúp giảm tác hại, có thể cần thời gian nghiên cứu từ 10 - 20 năm.

Trên cơ sở bảo vệ sức khỏe cộng đồng, FDA đã cho phép một sản phẩm TLLN được kinh doanh tại Hoa Kỳ với chỉ định “Giảm phơi nhiễm” với hàm lượng các chất gây hại lên cơ thể so với thuốc lá điếu. Tuy nhiên, nếu mức độ giới trẻ sử dụng những sản phẩm này tăng lên, FDA sẽ xem lại quyết định của mình, hiện chỉ có thời hạn trong vòng 4 năm.

Đến nay, trên thế giới, các nghiên cứu thực tế ở các quốc gia hợp pháp hóa TLLN mà FDA đã chấp thuận cho thấy tỷ lệ tiếp cận của người trẻ tuổi rất thấp, đem lại nhiều hiệu quả tích cực trong việc giảm tiêu thụ thuốc lá điếu.

Theo kết quả khảo sát toàn quốc tại Nhật Bản năm 2018 về việc sử dụng thuốc lá và rượu của 64.329 học sinh từ 12 - 18 tuổi: Chỉ 0,1% học sinh bắt đầu sử dụng TLLN. Đáng chú ý là không có hiện tượng “bắc cầu” (từ việc sử dụng TLLN chuyển sang hút thuốc lá điếu) trong giới trẻ nước này.

Khảo sát của Trung tâm Giáo dục Sức khỏe Liên bang Đức Aufklärung (BZgA) năm 2019 với hơn 7.000 người từ 12 - 25 tuổi đã đưa ra nhận định tương tự: TLLN là sản phẩm chuyển đổi dành cho người hút thuốc lá điếu trưởng thành, không phải dành cho giới trẻ. Theo khảo sát này, chỉ 0,3% trong số 8,7% các bạn trẻ hút thuốc lá điếu đã từng sử dụng TLLN.

Tương tự, cuộc khảo sát năm 2022 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ cũng đưa ra kết quả tích cực: chỉ 0,7% học sinh cấp 2 và cấp 3 có sử dụng TLLN trong vòng 30 ngày trước đó.

Từ năm 2018, WHO đã khuyến nghị các quốc gia tham gia Công ước khung về Kiểm soát thuốc lá (FCTC) cần quản lý TLLN theo luật hiện hành đang áp dụng cho thuốc lá điếu. Đến nay, đã có 184/193 nước thành viên của WHO công nhận TLLN theo luật quản lý thuốc lá hiện hành.

 Trường Thịnh - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thực hư công dụng thuốc bổ não cho các sĩ tử

Vào mùa thi, thị trường thuốc bổ não - còn gọi là thuốc “tăng cường trí nhớ”, lại sôi nổi hẳn lên. Tuy nhiên, các vị phụ huynh cần nhớ, đây là các loại thực phẩm chức năng, thuốc “bổ” nhưng nếu lạm dụng hoặc tự ý sử dụng khi không có hướng dẫn của bác sĩ thì có thể gây ảnh hưởng không có lợi cho sức khỏe của sĩ tử trước kỳ thi.

EU nới lỏng quy định với mì ăn liền Việt Nam

Thương vụ Việt Nam tại Bỉ hôm nay (12-6) thông tin, từ ngày 27-6, các mặt hàng mì ăn liền xuất khẩu từ Việt Nam vào thị trường Liên minh châu Âu (EU) sẽ không bắt buộc phải kèm giấy kiểm định an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/suc-khoe-doi-song/who-phan-biet-ham-luong-chat-gay-hai-giua-thuoc-la-lam-nong-va-thuoc-la-dieu-d195177.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com