Xem nhiều

Bột phong thủy Alofa có đang lừa dối khách hàng?

Theo những lời quảng cáo trên khắp các trang mạng xã hội và đại lí bán hàng, chỉ cần bỏ ra mấy trăm nghìn đồng là có ngay gói bột phong thủy Alofa giúp tẩy uế, trừ tà, có khả năng “đuổi hết những gì...

Xăng dầu tăng giá: Người dân, doanh nghiệp thêm nỗi lo

01/03/2021 11:30

Kinhte&Xahoi Trong bối cảnh nhiều ngành nghề, đối tượng vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, thì việc cơ quan quản lý Nhà nước điều chỉnh tăng giá xăng dầu gây ảnh hưởng không nhỏ, khiến người lao động, DN đã khó nay còn khó hơn.

Người tiêu dùng mua xăng tại một cửa hàng trên phố Thụy Khuê. Ảnh: Hải Linh

Khó chồng khó

 Anh Lê Văn Tư (Hà Nội) - tài xế của hãng taxi Mai Linh cho hay, hiện tại, tài xế của các hàng taxi truyền thống đang rất khó khăn do người dân hạn chế đi lại. Nhằm kích cầu khách hàng, nhiều tài xế bất đắc dĩ lựa chọn cách “chạy phá giá” để có khách. Theo anh Tư, thời điểm này, không ít tài xế đã “đắp chiếu” xe, giờ lại cộng thêm tăng giá xăng thì đúng là khó chồng khó bởi nếu chạy chỉ càng thêm lỗ. “Trung bình 1 ngày, tôi chạy khoảng 100km, trong đó khoảng 50km là có khách với doanh thu 500.000 đồng/ngày, song phải chi phí tới 300.000 đồng, gồm: 120.000 đồng tiền xăng, 80.000 đồng phí gọi đàm của hãng, 100.000 đồng phí cầu đường. Đó là chưa kể các loại phí cộng gộp hàng tháng khác và khấu hao xe. Như vậy, thời điểm này, tài xế chạy xe gần như là không có lãi, thậm chí là lỗ nếu giá xăng tiếp tục tăng vào các kỳ điều chỉnh tới” – anh Tư phân trần.

Ở góc độ DN vận tải hành khách theo tuyến cố định, Giám đốc Công ty CP Vận tải, thương mại và dịch vụ Đất Cảng Khúc Hữu Thanh Hải chia sẻ, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, hơn 70% số xe khách và xe taxi của công ty tạm dừng hoạt động. Nay giá xăng được điều chỉnh tăng trong bối cảnh khó khăn hiện nay ít nhiều có ảnh hưởng tới DN nhưng DN này cũng chưa nghĩ tới chuyện điều chỉnh tăng giá cước theo giá xăng.

Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội Đỗ Văn Bằng, hiện nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, có tới 70 – 80% DN vận tải trên địa bàn TP phải giảm dần và ngưng hoạt động, dẫn đến nguồn doanh thu của các DN vận tải giảm sút hoặc không có. Cùng với đó, DN vẫn phải “gồng mình” chi trả một số khoản chi phí định kỳ như: Lãi vay ngân hàng, tiền thuế, tiền thuê mặt bằng, bảo hiểm xã hội cho người lao động, phí kiểm định và phí sử dụng đường bộ, phí bến bãi… Điều này đã làm ảnh hưởng lớn đến đời sống người lao động và hoạt động của các DN.

Áp lực tăng lạm phát?

Theo phản ánh của các tiểu thương ở một số chợ trên địa bàn TP như Hà Đông, Phùng Khoang (Nam Từ Liêm), Thành Công (Ba Đình), giá hàng hóa sẽ không tăng ngay sau khi giá xăng dầu tăng mà có độ trễ hơn. Tuy nhiên, tới đây giá rau củ quả và nhiều mặt hàng thiết yếu khác chắc chắn sẽ tăng bởi cước phí vận chuyển những mặt hàng này tăng theo giá xăng dầu.

Nhận định về tác động của việc tăng giá xăng, chuyên gia kinh tế - TS Cấn Văn Lực cho rằng, từ tháng 12/2020 đến nay, giá xăng dầu liên tục tăng, sẽ tạo áp lực cho lạm phát. Giá xăng dầu tăng cũng có thể tác động tiêu cực đến tiêu dùng của người dân và hoạt động của DN trong nước. Các DN, đặc biệt là DN vận tải sẽ chịu áp lực tăng chi phí đầu vào (do giá xăng dầu chiếm đến 40% đầu vào quyết định giá thành vận tải), từ đó dẫn đến tăng giá thành sản phẩm.

Theo báo cáo chuyên đề của Công ty chứng khoán KB Securities (KBSV) công bố mới đây, các chuyên gia đã đưa ra nhận xét, dù giá xăng bán lẻ bình quân trong tháng 2 đã tăng hơn 4% so với tháng 1, tuy nhiên vẫn giảm 14,8% so với cùng kỳ năm ngoái, do vậy áp lực từ nhóm hàng này lên chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân tháng 2 là không nhiều. Bên cạnh đó, dịch Covid-19 bùng phát ngay trước dịp Tết Nguyên đán đã làm "hạ nhiệt" nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ của người dân vào Tết Nguyên đán và giúp mặt bằng giá không tăng mạnh như các năm trước đó. Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích KBSV dự báo, áp lực lạm phát có thể tăng mạnh vào quý II/2021.

Các chuyên gia phân tích KBSV ước tính, CPI bình quân 2021 có thể tăng vượt mốc 4% nếu giá xăng RON95 bình quân 2021 tăng 30% so với cùng kỳ (tương đương mức 20.500 đồng/lít, cao hơn 13,4% so với mức hiện tại). Nếu rủi ro này xuất hiện, Ngân hàng Nhà nước có thể phải áp dụng các chính sách tiền tệ thận trọng hơn để kiềm chế lạm phát (tăng lãi suất, giảm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng), qua đó sẽ gây ra các tác động tiêu cực đến dòng tiền trên thị trường cổ phiếu.

Bộ Công Thương cần có động thái lý giải cụ thể, rõ ràng về Quỹ bình ổn giá xăng dầu để DN, người dân đươc biết và chia sẻ. Đơn cử như, mỗi lần điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ 15 ngày, Bộ Công Thương cần phải công khai, minh bạch sau xả Quỹ bình ổn còn bao nhiêu? Quỹ bình ổn có khả năng xả ở mức nào để kiềm chế đà tăng của giá xăng dầu?

Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội Đỗ Văn Bằng 

Giá nhiên liệu tăng kéo CPI tăng mạnh

 Tổng cục Thống kê ngày 28/2 cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2021 tăng 1,52% so với tháng trước – mức tăng cao nhất của chỉ số giá tháng 2 trong 8 năm gần đây và tăng 1,58% so với tháng 12/2020.

Có 10 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 1 nhóm hàng giữ ổn định giá. Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng cao nhất với 4%, trong đó: Giá điện sinh hoạt tháng 2 tăng 20,06%, giá gas tăng 6,74% và giá dầu hỏa tăng 4,35%. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,61%, chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh trong dịp Tết Nguyên đán. Nhóm giao thông tăng 1,55% do ảnh hưởng của đợt điều chỉnh tăng giá xăng, dầu vào thời điểm 26/1.

Tại Hà Nội, theo Cục Thống kê TP Hà Nội, CPI tháng 2/2021 tăng 1,8% so với tháng trước, tăng 1,75% so với tháng 12/2020 và tăng 0,43% so với cùng kỳ năm trước với 10/11 nhóm hàng có chỉ số giá tăng. Tuy nhiên, CPI bình quân 2 tháng đầu năm 2021 giảm 0,5% so với bình quân cùng kỳ năm 2020. (Trâm Anh)

 

Ánh Ngọc - Theo KTĐT

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chỉ số giá tiêu dùng cả nước tăng 1,52%

Ngày 28-2, Theo Tổng cục Thống kê, việc Tập đoàn Điện lực Việt Nam kết thúc chương trình hỗ trợ giảm giá điện cho khách hàng; giá lương thực, thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình và giá dịch vụ giao thông công cộng tăng trong dịp Tết Nguyên đán là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2 tăng 1,52% so với tháng trước, mức tăng cao nhất của tháng 2 trong 8 năm gần đây và tăng 1,58% so với tháng 12-2020.

Đồ ăn chay đắt khách ngày Rằm tháng Giêng

Với tâm niệm ăn chay để thanh tịnh cơ thể, cầu phúc lộc trong năm mới nên vào ngày Rằm tháng Giêng 2021, người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng đồ ăn chay. Vì vậy, những ngày này mặt hàng thực phẩm chay phục vụ nhu cầu cúng lễ bắt đầu sôi động, sức tiêu thụ tăng mạnh nhất là sản phẩm do DN Việt Nam sản xuất.

Link bài gốc http://kinhtedothi.vn/xang-dau-tang-gia-nguoi-dan-doanh-nghiep-them-noi-lo-411494.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com