Xem nhiều

Bột phong thủy Alofa có đang lừa dối khách hàng?

Theo những lời quảng cáo trên khắp các trang mạng xã hội và đại lí bán hàng, chỉ cần bỏ ra mấy trăm nghìn đồng là có ngay gói bột phong thủy Alofa giúp tẩy uế, trừ tà, có khả năng “đuổi hết những gì...

Xét xử vụ đại án Việt Á: Hai cựu bộ trưởng và Phan Quốc Việt khai gì tại toà?

04/01/2024 09:04

Kinhte&Xahoi Tại phiên tòa, Phan Quốc Việt khai đưa cho các bị cáo số tiền từ 50.000 USD đến hàng triệu USD, đó là sự “hỗ trợ”, “chia sẻ”.

Chiều 3/1, phiên tòa xét xử bị cáo Phan Quốc Việt (Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Cty Việt Á) và 37 bị cáo khác về các tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” tại TAND TP Hà Nội tiếp tục diễn ra.

Sau khi đại diện VKS công bố xong bản cáo trạng dài gần 70 trang, HĐXX cho cách ly bị cáo là Trịnh Thanh Hùng (Phó Vụ trưởng Vụ KH&CN các ngành kinh tế - kỹ thuật, Bộ KH&CN), Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Bộ Y tế), Nguyễn Huỳnh (Phó Trưởng Phòng Quản lý giá thuốc, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế; cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế) và Nguyễn Văn Trịnh (cựu cán bộ Văn phòng Chính phủ) để xét hỏi bị cáo Phan Quốc Việt.

Bị cáo Phan Quốc Việt: "Đưa tiền là sự chia sẻ"

Sau bục khai báo, bị cáo Phan Quốc Việt khai trong hợp đồng ký với Bộ KH&CN, Học viện Quân y (HVQY), nhiệm vụ của Việt Á là sản xuất thử nghiệm 20.000 kit test.

Với công việc này, Việt Á được HVQY chuyển tiền mặt 1 tỷ đồng là tiền công và nguyên liệu để sản xuất trị giá khoảng 8, 9 tỷ.

“Khi đó, HVQY có chuyển cho Việt Á một số tài liệu. Từ tài liệu này, Việt Á tối ưu hóa, khoảng 1 tuần sau thì sản xuất ra kit test, mang đi kiểm nghiệm ở Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Viện VSDTTW)”, bị cáo Việt khai tại tòa.

Bị cáo Phan Quốc Việt.

“Kit test là kết quả HVQY hay Việt Á”, chủ tọa hỏi. Bị cáo Việt không trả lời thẳng mà khai, HVQY chuyển cho Việt Á quy trình, sau đó Việt Á tối ưu trên quy trình đó.

“Tức công thức sản xuất ra kit test hay nói cách khác là Việt Á tối ưu trên quy trình đó”, chủ tọa truy vấn. “Dạ. Lúc đó chính xác gọi là thử nghiệm”, bị cáo Việt trả lời.

“Trong giấy tờ kết quả, ghi của Việt Á hay HVQY”, chủ tọa tiếp tục truy vấn. Bị cáo Việt nói “bị cáo không nắm rõ”. Tuy nhiên, sau đó ông chủ Việt Á thừa nhận kit test tạm thời hay lưu hành đều ghi kit test của Việt Á.

“Bị cáo có nhờ vả ai tác động, chỉ đạo trong quá trình tham gia kiểm nghiệm, cấp phép không” thẩm phán hỏi. Bị cáo Việt khai có nhờ bị cáo Nguyễn Huỳnh và một số người bên Bộ Y tế.

Về việc đưa tiền cho các bị cáo, Việt nói đưa cho Trịnh Thanh Hùng 350.000 USD. Theo lời khai của bị cáo Việt, đưa tiền là “sự chia sẻ.

Tương tự, Việt khai đưa Nguyễn Văn Trịnh 200.000 USD, lý do đưa tiền là vì bị cáo Trịnh nhiệt tình giúp đỡ. “Tinh thần Á Đông nên chia sẻ với nhau”, bị cáo Việt nói và cho biết, quá trình cấp phép có nhờ Trịnh hỗ trợ nhanh cấp phép. Trịnh hỗ trợ như nào thì Việt không rõ.

Tiếp lời, bị cáo Việt khai đưa cho bị cáo Nguyễn Huỳnh hơn 2 triệu USD và 4 tỷ đồng. Về mối quan hệ với Huỳnh, Việt khai quen nhau khoảng 2017, không liên quan công việc mà chơi với nhau thân thiết như anh em.

Quá trình chơi với nhau, Huỳnh chia sẻ khó khăn với Việt nên Việt hỗ trợ, đưa tiền. Bị cáo Huỳnh nhờ hỗ trợ, nói sếp (ông Nguyễn Thanh Long – PV) có một số việc cần hỗ trợ, bị cáo có khả năng như nào thì hỗ trợ. Do đó, Việt đã đưa số tiền trên.

Về nguồn gốc số tiền “hỗ trợ” trên, Việt khai mượn từ bạn bè vì khi đó Việt Á không có nguồn thu, nhiều chỗ chưa được thanh toán. Bị cáo mượn tiền VND, đổi sang USD, sau đó mang từ TP.HCM ra Hà Nội.

Tiếp đó, ông chủ Việt Á khai đưa cho Nguyễn Minh Tuấn (cựu Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị & Công trình y tế, Bộ Y tế) 300.000 USD, Chu Ngọc Anh (cựu Bộ trưởng Bộ KH&CN) 200.000 USD, Phạm Công Tạc (cựu Thứ trưởng Bộ KH&CN) 50.000 USD.

Về việc đưa 27 tỷ đồng cho Phạm Duy Tuyến (cựu Giám đốc CDC Hải Dương), Việt nói đây là khoản bị cáo chia sẻ lại, vì Hải Dương là một kỷ niệm lớn với Việt. Theo lời khai của ông chủ Việt Á, thời gian Hải Dương bị dịch bệnh, hơn 30 nhân viên của Việt Á đã về đây cùng chống dịch.

Phan Quốc Việt khẳng định khi đưa tiền cho ông Tuyến, cả hai không bàn bạc gì. “Lúc đó, bị cáo nói là chia sẻ chung với CDC Hải Dương, không phải riêng bị cáo Tuyến. Bị cáo thừa hiểu việc hối lộ là sai, chia sẻ lợi nhuận là không sai nên bị cáo mới chuyển khoản. Nếu là hối lộ, bị cáo không bao giờ chuyển khoản”, bị cáo Việt phân trần tại tòa.

Bị cáo Chu Ngọc Anh: Chưa kịp trả lại tiền cho Phan Quốc Việt là do bận chống dịch

Cũng trong phiên toà chiều ngày 3/1, cựu Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ (KH&CN) Chu Ngọc Anh khai nhận, khoản tiền chi cho đề tài này là 18,9 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước cấp cho Bộ KH&CN.

Khi được HĐXX hỏi “Đối với quy trình trước khi bàn giao đề tài cho Học viện Quân y cần nhiều giai đoạn nghiệm thu hay không?”.

Bị cáo Chu Ngọc Anh trả lời, đối với các đề tài khác thông thường sẽ có nhiều giai đoạn nghiệm thu. Tuy nhiên, đối với đề tài này không có nghiệm thu từng giai đoạn. Về quyết định nghiệm thu giai đoạn 1 là do Thứ trưởng Bộ KH&CN, Phạm Công Tạc ký.

Bị cáo Chu Ngọc Anh.

Về khoản tiền 200.000 USD (hơn 4,6 tỷ đồng) đã nhận từ bị cáo Phan Quốc Việt, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Việt Á, bị cáo Ngọc Anh khai, vào khoảng tháng 8/2020, bị cáo Việt có nhắn tin xin gặp bị cáo để báo cáo về kết quả chống dịch và đưa túi quà. Bị cáo chỉ nghĩ Việt đưa sản phẩm, không nghĩ bên trong có tiền nên cất vào tủ.

“Hơn 1 tháng sau mở ra mới biết có tiền”, bị cáo Ngọc Anh nói.

Bị cáo Ngọc Anh cho biết, bị cáo biết nhận tiền của doanh nghiệp là sai nên có ý định cầm số tiền cất vào vali, khi đi công tác có cơ hội sẽ trả lại số tiền này. Tuy nhiên, dịch bệnh căng thẳng kéo dài, bị cáo chưa kịp trả.

“Đây là việc vô cùng đau xót đối với bị cáo”, bị cáo Chu Ngọc Anh nói và cho biết, bản thân đã tác động gia đình nộp khắc phục hậu quả vụ án.

Cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nhận sai và xin lỗi

Bị cáo Nguyễn Thanh Long thừa nhận truy tố của cáo trạng về tội danh nhận hối lộ. Tuy nhiên, theo cựu Bộ trưởng Y tế cho biết, thời điểm triển vì hình hình dịch COVID-19 vô cùng cấp bách, nên cần có bộ sản phẩm để phục vụ cho việc chống dịch.

Trước lúc cấp phép 2 ngày, bị cáo Long mới biết đến kit test của Công ty Việt Á. Lúc đó, bị cáo Nguyễn Huỳnh – Phó trưởng Phòng Quản lý giá thuốc, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế, nguyên Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế, có nhờ bị cáo Long nói với một số đơn vị liên quan tại Bộ Y tế để thúc đẩy quá trình cấp phép. Tuy nhiên, bị cáo Long từ chối.

Bị cáo Nguyễn Thanh Long.

Bị cáo Long khai nhận, bản thân không tin Công ty Việt Á sẽ sản xuất được kit test, nhưng bị cáo Nguyễn Huỳnh có nói đây là sản phẩm kết hợp với Học viện Quân y. Bị cáo được Nguyễn Minh Tuấn - cựu Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế - báo cáo về việc cấp phép tạm thời cho kit test Việt Á. Khi ấy, bị cáo Long có nhắc bị cáo Tuấn phải giải thích cho người dân hiểu sản phẩm mới được cấp phép tạm thời.

Đến lúc được cấp phép chính thức, bị cáo Long không nghe gì về chủ sở hữu của kit test Việt Á. Bị cáo Long cũng cho biết, quen Phan Quốc Việt vào khoảng năm 2017, nhưng hai bên không liên lạc hay trao đổi gì, cũng không có ưu ái nào để giúp Công ty Việt Á trong quá trình cấp phép, phân phối kit test.

Về hành vi nhận hối lộ, bị cáo Long thừa nhận cầm 2,25 triệu USD từ Phan Quốc Việt, trong đó 2,2 triệu USD nhận thông qua bị cáo Nguyễn Huỳnh, 50.000 USD nhận trực tiếp từ Việt. Thời điểm đưa và nhận tiền là khoảng 10 tháng sau khi đã cấp phép tạm thời, chứ bị cáo không đòi hỏi gì.

Duy Khương - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tránh "đứt gãy" cung ứng nông sản dịp Tết

Thông thường, những tháng trước, trong và sau Tết Nguyên đán, giá các loại nông sản, thực phẩm sẽ tăng cao. Thế nhưng, chỉ còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, giá lợn hơi lại đang xuống thấp; các loại nông sản khác, như: Rau, củ, quả cũng giảm nhẹ.

Điểm sáng thị trường nội địa

Năm 2023 qua đi với nhiều khó khăn chung của thương mại nội địa, người dân thắt chặt chi tiêu, sức mua sụt giảm. Song với nhiều nỗ lực phát triển hạ tầng thương mại, kết nối cung - cầu, ưu đãi, kích cầu mua sắm…, thị trường nội địa vẫn đạt tăng trưởng khá, là điểm sáng của nền kinh tế.

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/phap-luat-24h/xet-xu-vu-dai-an-viet-a-hai-cuu-bo-truong-va-phan-quoc-viet-khai-gi-tai-toa-d202930.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com