Xem nhiều

Ấm tình người trong đại dịch...

07/09/2021 17:02

Kinhte&Xahoi Anh Nguyễn Thăng Long (Gia Lâm, Hà Nội) đăng status trên Facebook cá nhân: “Tôi không phải cha đứa bé nhưng đi xin đồ giúp đỡ một người phụ nữ vừa sinh con. Bạn nào có quần áo, bình sữa… cho tôi xin nhé”.

Sẻ chia miếng cơm, manh áo

 Anh Long chia sẻ, anh biết một sản phụ vừa sinh em bé, do giãn cách xã hội nên không về được quê để sinh con mà “kẹt” lại Hà Nội. Cô ấy sinh năm 2000, bố mẹ vùng cao trong ngôi nhà vách đất ven sườn núi. Bố của cô nhờ gọi điện hỏi có tiền không gửi về chữa bệnh cho mẹ nhưng cô không có, lại còn phải nghỉ việc vì dịch và sắp sinh.

Bữa ăn của người phụ nữ mang thai chỉ có măng ngâm ớt và vài cọng rau muống. Hai vợ chồng trẻ người dân tộc thiểu số khó khăn trăm bề, đi làm chỉ tích cóp được 4 triệu đồng dành cho việc sinh con. Sau khi sinh, họ hết nhẵn tiền, không còn gì để trang trải sinh hoạt, mua bỉm sữa cho em bé…

Người phụ nữ sinh con gặp khó khăn đã được mọi người giúp đỡ trong đại dịch

“Vì vợ chồng cô ấy quá nghèo, hiền lành, thật thà, tôi thương lắm. Vậy nên, tôi hỏi bạn bè, người xung quanh, đăng lên mạng xã hội về hoàn cảnh của thai phụ đó, xem có mẹ nào đã sinh em bé mà còn đồ thừa, đồ cũ hiện không dùng nữa hay những tấm lòng hảo tâm có thể hỗ trợ đồ ăn, thức uống… thì gửi tặng người mẹ này”, anh Long viết.

Một thanh niên còn độc thân, chưa kết hôn như anh Long đã đi xin từng miếng bỉm, bình sữa, bộ quần áo, bơ gạo… cho gia đình sản phụ. Sau ba ngày kêu gọi, những món quà từ thiện cho mẹ con sản phụ được rất nhiều người tại địa phương gửi đến. Anh cũng trở thành shipper chuyên chở những quần áo, bỉm sữa, đồ ăn, thức uống… đến với người mẹ trẻ ấy.

“Tiền, thực phẩm, quần áo cũng tạm đủ, bây giờ tôi mong mọi người thay vì hỗ trợ mẹ con sản phụ này hãy chuyển sang hỗ trợ các trường hợp khác đang khó khăn hơn. Cuộc sống còn nhiều vất vả, các em ấy cũng cần cố gắng vươn lên. Tôi chỉ mong gia đình họ nhớ tới sự giúp đỡ của mọi người để sau này khi có điều kiện, sẽ quay lại giúp đỡ những người khó khăn khác”, anh Long gửi gắm.

Trong mùa dịch Covid-19, nhiều hoàn cảnh khốn khó càng trở nên vất vả, khổ cực. Tuy nhiên, những tấm lòng như anh Long cũng đã xuất hiện ngày càng nhiều trong cuộc sống, trên mạng xã hội. Để từ đó, họ kết nối cộng đồng, tình người cùng sẻ chia miếng cơm, manh áo với nhau.

Hạnh phúc khi cho đi

 Khi nhiều địa phương trong cả nước phải thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch, nhiều người lao động phải nghỉ việc, không còn nguồn thu nhập nên rơi vào cảnh khốn khó. Trong lúc này, trên mạng xã hội Facebook có hàng trăm, nghìn nhóm cứu trợ, giải cứu, trợ giúp để sẻ chia lương thực, thực phẩm, các nhu yếu phẩm thiết yếu… cùng nhau vượt qua đại dịch.

Mọi người chia sẻ khó khăn cùng nhau qua Facebook

Có những hộ dân vốn cũng khó khăn nhưng vẫn góp nhu yếu phẩm để trao tặng tới người khó khăn hơn. Hay có gia đình không dư giả nhưng nhận nuôi hàng chục người ở các tỉnh xa bị “mắc kẹt” lại Hà Nội. “Em nhận nuôi, có gì mình cùng ăn nấy và sẽ cố gắng hết sức. Chỉ là tình yêu thương chia sẻ thôi. Hết dịch mọi người có thể đi hay ở. Hữu duyên với những ai có đủ duyên. Mình ở Đông Anh (Hà Nội) nhé”, một bạn viết trên nhóm “Cứu trợ lương thực”.

Cô giáo trẻ Nguyễn Hà My (ở Nội) đăng lên trang cá nhân của mình: “Nhận dạy thêm miễn phí cho các bạn nhỏ trong mùa dịch: Mình hỗ trợ dạy kiến thức Toán - Văn - Anh từ lớp 1 đến lớp 9 cho các bé, đặc biệt là các bé có hoàn cảnh khó khăn, ba mẹ không có tiền cho đi học thêm. Với kinh nghiệm 12 năm học sinh giỏi, từng tham gia đội tuyển học sinh giỏi Văn, Lịch sử của trường THPT Việt Đức và 9 năm làm giáo dục đại học… Ai đăng kí nào…”.

Cô giáo Nguyễn Hà My nhận dạy thêm miễn phí cho các em nhỏ

Sau khi mở lớp học miễn phí, cô giáo trẻ này đặt tên là “lớp học vui vẻ”. Hà My kể về một cậu học trò là Boom. Trong gia đình, cha mất sớm, còn lại mẹ cậu và 3 đứa con nhỏ. Người mẹ chạy chợ lo cuộc sống qua ngày. Covid-19 ập đến làm cuộc sống của gia đình họ đã khố khổ càng chao đảo, chông chênh. Cô My tìm thấy gia đình Boom trên Zalo connect và có gửi cho Boom cùng các em một chút bánh quà. Rồi biết cô mở lớp học vui vẻ, mẹ Boom ngỏ lời nhờ cô My giúp cậu bé có thể học hành tử tế hơn.

Nguyễn Hà My trải lòng: “Ở giữa thành phố phồn hoa nào cũng có mặt trái là cảnh đời bần hàn nhưng ở những nơi tối tăm luôn có tia sáng của mầm non muốn vươn lên mạnh mẽ… Đôi khi ta chỉ cần chia sẻ đi một chút kiến thức và kinh nghiệm, ta được nhận lại được rất nhiều điều”.

Lê Dung - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hiểu đúng về bảo hiểm thất nghiệp

Thất nghiệp cũng là một trong những rủi ro của quá trình công nghiệp hóa và Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) sẽ giúp ổn định và phát triển thị trường lao động. Nói cách khác, Quỹ BHTN chính là công cụ của nhà nước để quản trị thị trường lao động.

Hà Nội phân vùng chi trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội

Ngày 7-9, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội cho biết, để bảo đảm an toàn cho người hưởng lương, trong kỳ chi trả gộp hai tháng tiền lương, trợ cấp bảo hiểm xã hội của tháng 9 và 10-2021 vào kỳ chi trả tháng 9, cơ quan bảo hiểm xã hội và hệ thống bưu điện trên địa bàn Hà Nội sẽ chi trả tiền mặt theo vùng.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/am-tinh-nguoi-trong-dai-dich-176456.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com