Công nhân trải lòng bên bông hoa Sứ
Kinhte&Xahoi
Vô tình ngang qua Khu Công nghiệp Biên Hòa 2 (Đồng Nai) trong một buổi tối còn vương những giọt nước sau cơn mưa rào. Chúng tôi không thể rời mắt bởi dòng chữ “COVID – OUT” mà ai đó đã dùng những bông hoa sứ ghép lại trên vỉa hè. Xa hơn, những hàng sứ vẫn lặng lẽ đơm hoa như chờ đón thành phố trở lại trạng thái bình thường cùng với tiếng cười rộn rã của người công nhân.
Ở Đồng Nai, nếu hoa Chuông vàng được xem là hoa của Nông thôn mới thì Hoa sứ lại gằn liền với đời sống của công nhân. Bởi, hoa sứ có mặt ở hầu khắp các con đường trong các khu công nghiệp.
Cây Sứ thuộc họ Trúc Đào, có tên khoa học là Plumeria. Cây có nguồn gốc từ Mê hi cô, người ta thường trồng cây sứ để trang trí vì có hoa đẹp, lá xanh tươi gần như quanh năm.
Hoa Sứ còn được nhiều nơi gọi là Sứ cùi. Vì, thân có nhiều nhánh mập, xù xì do sẹo của lá rụng để lại. Lá tập trung ở đầu cành, khi lá rụng hết để lại nhiều sẹo to, trên đầu cành trụi lũi giống như bàn tay cùi nên được gọi là Sứ cùi, có người cho là xấu nên được gọi là cây hoa đại.
Cây Sứ rất siêng hoa, nở gần như quanh năm. Cành hoa nằm trên một cuống mập dài, thân ra nhiều nhánh hoa nhỏ. Hoa tập trung ở đỉnh, có nhiều màu như vàng trắng, màu đỏ tím.
Hoa Sứ được trồng trong hầu hết các khu công nghiệp ở Đồng Nai.
Hoa Sứ cũng buồn bã bởi gần 2 tháng nay, các khu công nghiệp vắng đi tiếng cười rộn rã của người công nhân tan tầm.
Cây Sứ rất dễ trồng. Chỉ cần cắt cành, phơi khô nhựa, rồi giâm nơi đất ẩm, cây sẽ từ từ ra rễ rồi đâm chồi, nảy lộc và phát triển mạnh mẽ.
Hoa Sứ còn gọi là miến chi tử, kê đản tử. Thành phần hóa học trong thân là Agoniadin có tác dụng kháng sinh. Hoa khô có tác dụng hạ huyết áp nhanh và tương đối bền vững.
Những người công nhân thả tâm tư của mình vào những cánh hoa. Họ mong cho dịch dã qua mau để những công xưởng lại xập xình tiềng máy nổ. Và, người công nhân cần cù lại được hối hả vào ca.
Hòa Lân - Hiếu Nghĩa - Pháp luật Plus