Xem nhiều

Để thầy thuốc yên tâm cống hiến

28/02/2022 07:49

Kinhte&Xahoi Hơn 2 năm qua, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nhiều mặt đến đội ngũ y, bác sĩ, nhất là những người trực tiếp tham gia chống dịch, từ suy giảm sức khỏe thể chất, tinh thần đến sụt giảm thu nhập, phụ cấp. Chính vì vậy, một chế độ đãi ngộ xứng đáng để những "chiến sĩ áo trắng" thêm yêu nghề, có thêm động lực chiến đấu và cống hiến vì sức khỏe nhân dân... là điều cần thiết.

Cán bộ Trung tâm Y tế quận Hai Bà Trưng thực hiện tiêm vắc xin lưu động tại nhà người dân. Ảnh: Xuân Lộc

Mức lương chưa đủ trang trải cuộc sống

Một khảo sát từ tháng 7 đến tháng 11-2021 với hơn 2.700 nhân viên y tế tuyến đầu chống Covid-19 được Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam công bố vào cuối tháng 12-2021 cho thấy, có khoảng 60% nhân viên y tế đã phải cáng đáng khối lượng công việc và thời gian làm việc tăng lên đáng kể trong thời gian diễn ra đại dịch Covid-19; khoảng 40% trong số họ cho biết đã gặp phải những khó chịu, suy giảm về sức khỏe thể chất và có 70% bị lo lắng, trầm cảm... Ngoài ra, cũng tại khảo sát này cho thấy, mức lương bình quân của nhân viên y tế trong năm 2020 là 7,36 triệu đồng/tháng, trong khi giá sinh hoạt trung bình ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh lần lượt là 10 triệu đồng và 11 triệu đồng/tháng.

Bày tỏ quan điểm của mình, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho rằng, cần có chính sách để bệnh viện duy trì được lâu dài. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đang cố gắng hết sức để nhân viên y tế hiện nay có thu nhập bằng như trước khi đại dịch.

“Hiện tại, một điều dưỡng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cơ sở Hoàng Mai tổng thu nhập được 9 triệu đồng/tháng. Chúng tôi đã vận dụng mọi cách, mọi nguồn, nhưng chỉ chi được đến thế. Có thể phần thu nhập này duy trì được cuộc sống của bản thân người ấy, nhưng còn gia đình, còn vợ con, còn những cống hiến tiếp theo nữa…”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Lân Hiếu trăn trở.

Với mức lương chưa đủ để trang trải cuộc sống như vậy, song suốt hơn 2 năm qua, các y, bác sĩ vẫn ngày đêm lao vào tâm dịch để bảo vệ sức khỏe nhân dân. Thời gian qua, cả nước đã huy động hơn 7.200 nhân viên y tế tham gia phòng, chống dịch. Có không ít bác sĩ, điều dưỡng đã phải lùi thời gian kết hôn của mình hay có những người phải gửi lại con thơ cho bố mẹ chăm nom để xung phong lên đường chống dịch. Có trường hợp, khi cha mẹ qua đời, họ phải lập ban thờ vái vọng tại khu cách ly, điều trị bệnh nhân Covid-19. Thậm chí, trong cuộc chiến này đã có những điều dưỡng, bác sĩ mắc Covid-19 và không qua khỏi… Tất cả những câu chuyện đó đã nói lên sự hy sinh, tận tâm, tận lực của nhân viên y tế nơi tuyến đầu chống dịch.

Các y, bác sĩ chăm sóc bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cơ sở Hoàng Mai. Ảnh: An Khánh

Cần có chế độ đãi ngộ xứng đáng

Thời gian qua, Bộ Y tế đã trình Chính phủ ban hành mức phụ cấp ưu đãi nghề, từ 40-70% lên 100%. Nội dung này đã được Bộ Chính trị đồng ý về chủ trương. Chính phủ đang giao Bộ Y tế khẩn trương xây dựng và trình Chính phủ ban hành sửa đổi Nghị định số 56/2011/NĐ-CP, ban hành ngày 4-7-2021 quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập.

Đề cập đến chính sách đối với nhân viên y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, về cơ bản, các chế độ, chính sách đối với nhân viên y tế, đặc biệt là cán bộ y tế trực tiếp tham gia chống dịch đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ quan tâm và chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện. Đến nay, hầu như các đơn vị, địa phương đã chi trả phụ cấp cho nhân viên y tế tham gia chống dịch.

“Thời gian qua, có nhiều nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ và hướng dẫn của các bộ, ngành nhằm bảo đảm chế độ cho nhân viên y tế, song vẫn chưa đủ. Vì vậy, Bộ Y tế tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành rà soát lại các chế độ, chính sách để tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có những chính sách kịp thời tới những người tham gia phòng, chống dịch, điều chỉnh bổ sung mức phụ cấp nhằm bù đắp phần nào sự hy sinh, những tổn thất đối với nhân viên y tế”, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh.

Để cán bộ ngành Y tế được hưởng thù lao thỏa đáng, ông Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, thời gian đào tạo nghề y dài hơn các ngành khác, nên cần thiết phải thiết kế bảng lương phù hợp với quá trình đào tạo. Ngoài ra, ngành Y tế là ngành chăm lo sức khỏe của người dân, bảo vệ tính mạng con người như lực lượng vũ trang bảo vệ nhân dân. Vì vậy, cần áp dụng phụ cấp 1,8 cho nhân viên y tế như lực lượng vũ trang. Hơn nữa, khi dịch bệnh xảy ra, nhân viên y tế phải đương đầu chống dịch, nên cần có phụ cấp đặc biệt để nếu biến cố xảy ra thì được áp dụng ngay.

“Dù chúng ta có nói tinh thần trách nhiệm, ý thức cách mạng như thế nào, song cuộc sống, đời sống của gia đình và của chính bản thân các y, bác sĩ phải được bảo đảm, thì họ mới yên tâm làm tốt nhiệm vụ được giao”, ông Bùi Sỹ Lợi nói.

 Thu Trang - Hà Nội mới 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 ở Hà Nội vẫn học trực tiếp

Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngày 27-2, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội có văn bản gửi UBND các quận, huyện, thị xã; phòng giáo dục và đào tạo các quận, huyện, thị xã; các trường trung học phổ thông; trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên về việc điều chỉnh hình thức dạy học tại các nhà trường để bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt phòng, chống dịch Covid-19.

Xóa bỏ nếp cũ ''sống lâu lên lão làng''

1. Để đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong tình hình mới, Bộ Chính trị đã ban hành Thông báo số 202-TB/TƯ ngày 26-5-2015 kết luận về Đề án “Thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng”. Trên cơ sở đó, Bộ Nội vụ ban hành Công văn số 2424/BNV-CCVC ngày 9-5-2017 hướng dẫn thực hiện đề án nói trên.

Nâng tầm thương hiệu cho nông sản

Ngành Nông nghiệp đã và đang phối hợp với các địa phương xây dựng thương hiệu cho những mặt hàng nông sản có lợi thế để mở rộng thị trường xuất khẩu. Việc này không chỉ nâng cao giá trị sản phẩm, thu nhập cho nông dân mà còn thúc đẩy phát triển các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn... Tuy nhiên, để có nhiều thương hiệu nông sản Việt Nam đứng vững trên thị trường trong nước và quốc tế, còn nhiều việc phải làm.

Nguồn: Hà Nội mới http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Xa-hoi/1025771/de-thay-thuoc-yen-tam-cong-hien

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com