Ngày thứ 7 Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm Covid-19 mới

23/04/2020 09:36

Kinhte&Xahoi Bản tin 6h00 sáng ngày 23/4 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không có ca mắc mới COVID-19 nào.

Như vậy, tính từ sáng ngày 16/4 đến nay đã 1 tuần liên tiếp, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19 (tính riêng từ ngày 14/4 đến nay là bước sang ngày thứ 10, cả nước chỉ ghi nhận 3 ca mắc), số ca mắc hiện vẫn là 268.

Nguồn Bộ Y tế.

Cơ quan chức năng khuyến cáo, người dân cả nước, nhất là các địa phương nguy cơ thấp, không nên chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Được biết, cho đến hiện tại còn 45 bệnh nhân đang được điều trị tại 8 cơ sở y tế, trong đó có 39 bệnh nhân được điều trị tại các bệnh viện tuyến trung ương; 4 bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện tuyến tỉnh và 2 bệnh nhân đang được điều trị tại bệnh viện tuyến huyện.

Sáng 23/4, thông tin về sức khỏe của ca bệnh số 91 – phi công người Anh đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương TP.HCM, Tiểu ban Điều trị - Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho biết, bệnh nhân hiện nằm yên/an thần, không sốt, thở máy, không chảy máu mũi miệng, hút đờm có ít máu; tiểu nhiều 3000ml/24 giờ, rối loạn đông máu kiểm soát tạm ổn, X-Quang phổi không tổn thương xấu thêm.

Ngoài phi công người Anh, còn 2 ca bệnh nặng khác hiện vẫn đang phải thở máy đó là bệnh nhân số 19 và BN161, trong đó:

Trong khi đó, để phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19, Bộ Y tế đề xuất số lượng máy thở cần phải bổ sung. Xét đề nghị của Bộ Y tế về kế hoạch, phương án sản xuất máy thở phục vụ phòng, chống dịch Covid-19, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Y tế căn cứ nhu cầu máy thở cho các kịch bản, đề xuất số lượng máy thở cần phải bổ sung, làm việc với các đơn vị tài trợ và các đơn vị sản xuất để quyết định số lượng đặt hàng, mua theo đúng quy định.
 

Bên trong các phòng Lab nghiên cứu hiện đại, tối tân của Nhà máy VinSmart. ẢNH: VINGROUP

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ, cơ quan liên quan tổ chức kiểm định, đánh giá thử nghiệm máy thở sản xuất trong nước để có thể đưa ra sử dụng kịp thời, góp phần vào việc phòng, chống dịch Covid-19.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế sẵn sàng đào tạo, tập huấn cho đội ngũ nhân lực sử dụng, vận hành máy thở; chủ động phương án cung ứng các nguyên liệu, phụ tùng thay thế trong quá trình sử dụng máy thở đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Ngày 22/4, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã quyết định ngừng cách ly xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg trên địa bàn thành phố từ 0h ngày 23/4, nhưng vẫn phải chấp hành theo tinh thần Chỉ thị 15/CT-TTg.

Riêng hai huyện Thường Tín, Mê Linh là những địa phương có nguy cơ cao lây nhiễm dịch Covid-19 vẫn tiếp tục thực hiện nghiêm cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 đến ngày 30/4.

Tại cuộc họp, thành phố Hà Nội cũng tiếp tục chủ động các giải pháp theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để dịch Covid-19 không lây lan ra cộng đồng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày cuối giai đoạn 2 thực hiện cách ly xã hội, hàng loạt vi phạm kiểu "đối phó"

Ngày 22-4, tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19, Hà Nội là địa phương duy nhất được đề xuất xếp ở nhóm nguy cơ cao. Tuy nhiên, ghi nhanh của nhóm phóng viên Báo Hànộimới điện tử trong sáng nay cho thấy, tình trạng người dân chủ quan, phớt lờ các quy định bảo đảm an toàn cho chính bản thân và cộng đồng còn phổ biến. Đáng lưu ý, nhiều vi phạm diễn ra dưới hình thức “đối phó”, nhằm “che mắt” lực lượng chức năng.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/ngay-thu-7-viet-nam-khong-ghi-nhan-ca-nhiem-covid-19-moi-d122742.html