Xem nhiều

Tâm sự của chàng Quân y 3 lần vào tâm dịch

30/12/2021 11:30

Kinhte&Xahoi “Mình chưa bao giờ nghĩ là được quay lại miền Nam sớm như vậy", đó là tâm sự của bạn Nguyễn Anh Tuấn - sinh viên năm cuối Học viện Quân y khi nhớ về ngày nhận được thông báo sẽ lên đường vào “tâm dịch” lần thứ 3.

Sài Gòn ngày trở lại

Đã gần 1 tháng kể từ ngày nhận được thông báo ấy, Anh Tuấn vẫn còn cảm xúc bồi hồi: “Lúc nhận được tin là khoảng 23 giờ, đêm hôm đó mình thực sự khó ngủ, một phần vì lo lắng lịch học lịch thi sẽ phải tạm hoãn, một phần cũng rất háo hức vì mình chưa bao giờ nghĩ là được quay lại miền Nam sớm như vậy. Chúng mình chỉ vừa mới trở lại Hà Nội vài tuần từ đợt chống dịch lần trước.”

12h hôm sau (ngày 4/12) Anh Tuấn và các đồng đội đã có mặt đông đủ trong hàng ngũ chiến sĩ tình nguyện, chuẩn bị lên đường vào miền Nam làm nhiệm vụ.

Tuổi trẻ Học viên Quân y sẵn sàng lên đường vào miền Nam chiến đấu với dịch bệnh.

Được biết, ngay từ những ngày đầu Bộ quốc phòng phát động Phong trào thi đua đặc biệt “Quân đội cùng cả nước chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid 19”, rất nhiều đoàn viên thanh niên trong Học viện Quân y đã viết đơn tình nguyện tham gia chống dịch.

Anh Tuấn là một trong học viên tình nguyện ấy, chàng trai trẻ giữ trong mình tâm thế “luôn sẵn sàng nhận nhiệm vụ tại bất cứ đâu dù miền Bắc hay miền Nam”.

Hình ảnh Tuấn được lãnh đạo Bộ Quốc phòng bắt tay động viên trước khi lên đường làm nhiệm vụ.

Khác với sự bỡ ngỡ khi lần đầu chống dịch ở Bắc Giang, cũng không lo lắng giống như đợt hành quân vào thành phố Hồ Chí Minh đúng lúc dịch đang căng thẳng. Lần thứ ba đeo ba lô lên đường, Anh Tuấn đã tự tin hơn nhiều so với hai lần trước.

Anh Tuấn cho biết bản thân đã trải qua hầu hết các công việc từ lấy mẫu, làm xét nghiệm trong labo, truy vết, điều tra dịch tễ đến quản lý, chăm sóc và điều trị cho F0 nhẹ và vừa tại nhà, cấp cứu chuyển tuyến cho F0 nặng…

Nhờ những kinh nghiệm tích lũy từ thực tế, Anh Tuấn khẳng định “Chuyến đi lần này sẽ nhanh chóng bắt nhịp và làm việc hiệu quả cùng y tế địa phương”.

Nhớ về kỷ niệm những ngày đầu

Ba lần đi chống dịch là ba cảm xúc khác nhau với những ký ức khó quên không chỉ với Anh Tuấn mà còn với hàng trăm sinh viên Học viện Quân y.

Nghĩ về kỷ niệm đáng nhớ nhất trong suốt hành trình tình nguyện của mình, Anh Tuấn xúc động: “Mình nhớ rõ lắm, lần đầu chống dịch tại Bắc Giang.

Khi đó mình tham gia làm xét nghiệm PCR trong Đại đội Amphabio của thầy Hồ Hữu Thọ, phân đội của mình trực ca từ 0h-8h tại phòng lab.

Khoảng gần 1 giờ sáng, chúng mình nhận được thông báo từ CDC Bắc Giang là chuẩn bị tiếp nhận 10.000 mẫu bệnh phẩm. Nghe được tin ấy, không chỉ mình mà cả đội đều sững sờ, lo lắng, lo cho đồng bào hơn là lo cho bản thân.”

Anh Tuấn và đồng đội trong bộ đồ bảo hộ cấp 4.

Đêm đó toàn đội đã thức trắng để hoàn thành xét nghiệm hết số bệnh phẩm đó để có thể kịp trả kết quả vào sáng hôm sau.

Anh Tuấn hiểu rõ “nếu không xác định được ca nhiễm sớm nhất để có thể cách ly và phong toả thì dịch lây lan rất nhanh”.

Bằng tất cả nhiệt huyết của tuổi trẻ và tình yêu dân tộc, Anh Tuấn và đồng đội đã làm việc hết năng suất với một ý chí duy nhất là ngăn chặn dịch bệnh để không có thêm người dân nào dương tính với SaCovi-2.

Các chàng trai Quân y vui vẻ chụp hình sau những giờ làm nhiệm vụ căng thẳng.

Minh Anh - bạn học của Anh Tuấn tự hào khi được khoe về bạn: "Tuấn giỏi lắm, từ lý thuyết chuyên ngành đến thực hành đều nắm rất chắc.

Mấy lần được đi chống dịch cùng Tuấn mình còn phát hiện Tuấn là người có tinh thần trách nhiệm rất cao, luôn cổ vũ anh em cố gắng chiến đấu đến cùng dù mệt mỏi, khó khăn thế nào."

Anh Tuấn xuất sắc nhận bằng khen của UBND tỉnh Bắc Giang.

Trưởng thành từ những hành trình gian khó

Hành trình chống dịch chưa bao giờ là dễ dàng, đặc biệt với những người trẻ đang chập chững giữa ranh giới học và làm nghề như Anh Tuấn.

Nhưng chính những gian khó, nguy hiểm, vất vả từ hành trình ấy lại mang đến cho chàng sinh viên Quân y nhiều bài học ý nghĩa.

Chàng bác sĩ tương lai Nguyễn Anh Tuấn.

“Đối với mình, sau khi trải qua 3 lần chống dịch, mình thấy bản thân trưởng thành hơn rất nhiều cả về mặt tinh thần và chuyên môn.

Khi độc lập đứng trước sức khoẻ của bệnh nhân mới thực sự hiểu rõ được trách nhiệm nặng nề của người thầy thuốc, cảm giác không giống như lúc đi học luôn có các thầy cô bên cạnh quan sát và chỉnh sửa khi mình làm chưa đúng.

Điều đó rất có ý nghĩa trên con đường làm nghề sau này của mình.” – Đó là những điều mà Anh Tuấn đúc kết được sau hành trình chiến đấu với Covid-19.

Chia sẻ về những dự định tương lai, Anh Tuấn cho biết: "Trước mắt thì mình mong muốn dịch bệnh nhanh được kiểm soát để có thể hoàn thành khoá học và ra trường đúng thời hạn.

Bản thân mình sẽ luôn tự trau dồi kiến thức để có thể góp công sức nhỏ bé của vào sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ cho cả dân tộc."


  Hiếu Lam - Pháp luật Plus 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Phát triển du lịch theo 5 xu hướng trong bối cảnh mới

Khi dịch bệnh đang dần được khắc phục, nhu cầu du lịch của người dân sẽ tăng cao. Do đó, ngành du lịch trên cả nước, đặc biệt là Vũng Tàu dự đoán sẽ phát triển theo 5 xu hướng mới để phục hồi du lịch.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/doi-song/tam-su-cua-chang-quan-y-3-lan-vao-tam-dich-d173730.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com