Xem nhiều

Tết Té Nước – Bun Huột Nặm: Dòng chảy văn hóa Lào giữa lòng Điện Biên

12/04/2025 15:59

Kinhte&Xahoi Giữa núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, nơi đất trời hòa quyện trong tiếng khèn, nhịp trống và sắc màu thổ cẩm rực rỡ, Lễ hội Tết Té Nước – Bun Huột Nặm của đồng bào dân tộc Lào lại một lần nữa hồi sinh, khơi nguồn mạch sống văn hóa nơi vùng đất biên cương lịch sử – huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

Huyện Điện Biên là miền đất hội tụ của 11 dân tộc anh em cùng chung sống qua bao thế hệ, mỗi dân tộc mang trong mình một kho tàng văn hóa độc đáo, giàu bản sắc. Trong đó, dân tộc Lào, tuy chỉ chiếm khoảng 3,38% dân số toàn huyện, nhưng lại có đóng góp đáng kể vào diện mạo văn hóa chung của cộng đồng. Nổi bật trong đời sống tinh thần của người Lào nơi đây chính là Lễ hội Tết Té nước – Bun Huột Nặm, Lễ hội cổ truyền đặc biệt gắn liền với tín ngưỡng nông nghiệp lúa nước, đón chào năm mới (Bun Ty May) và sự tôn kính đối với tổ tiên, thần linh, thiên nhiên, cầu cho người an, vật thịnh.

Tết Té Nước không chỉ đơn thuần là dịp vui chơi, mà còn là một nghi lễ mang đậm ý nghĩa tâm linh. Dòng nước trong mát được người Lào xem như món quà của đất trời – biểu tượng của sự thanh sạch, khởi đầu mới, gột rửa những điều xui xẻo và cầu chúc một năm may mắn, thịnh vượng. Những giọt nước vung vẩy trong niềm vui rạng rỡ là thông điệp của tình thân, sự đoàn kết và lòng nhân ái lan tỏa trong cộng đồng.

Bun Huột Nặm được tổ chức thường niên tại xã Núa Ngam – nơi người Lào sinh sống đông nhất huyện Điện Biên

Lễ hội từng bị mai một theo thời gian, nhưng nhờ sự quan tâm của chính quyền và sự nỗ lực gìn giữ của người dân, từ năm 2015, Bun Huột Nặm đã được phục dựng và tổ chức lại, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của địa phương. Đặc biệt, năm 2017, Lễ hội Tết Té nước được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, khẳng định giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc của lễ hội này trong kho tàng di sản dân tộc.

Bun Huột Nặm huyện Điện Biên năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 12 đến 13 tháng 4 năm 2025, với nhiều hoạt động sôi nổi, phong phú, hứa hẹn mang đến cho du khách và người dân những trải nghiệm khó quên.

Chiều ngày 12/4, lễ hội khởi động bằng hoạt động trưng bày, giới thiệu các sản phẩm văn hóa – du lịch đặc trưng của huyện, bao gồm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm OCOP, nông sản, ẩm thực truyền thống… Đây là không gian để du khách hiểu hơn về đời sống văn hóa – kinh tế của đồng bào các dân tộc trong huyện, đồng thời là cơ hội để quảng bá tiềm năng địa phương. Tối cùng ngày là chương trình giao lưu văn nghệ chào mừng, nơi âm nhạc, vũ điệu dân gian và tiếng cười lan tỏa khắp bản làng, mở đầu cho một lễ hội rực rỡ sắc màu.

Sáng ngày 13/4 – ngày chính hội, Lễ khai mạc sẽ diễn ra trong không khí trang trọng, ấm cúng và linh thiêng

Chương trình nghệ thuật đặc sắc được dàn dựng công phu sẽ mang đến cho người xem những cảm xúc sâu lắng, tự hào. Tiếp sau đó là phần nghi lễ truyền thống với nghi thức cúng khấn, buộc chỉ cổ tay cầu may, xin nước thiêng và té nước – những nghi lễ linh thiêng thể hiện khát vọng bình an, mùa màng bội thu và sự kết nối tâm linh giữa con người với tự nhiên.

Phần hội diễn ra sôi nổi, náo nhiệt với các trò chơi dân gian độc đáo như: Tấu phắc sá – Táu la sa (Rùa ấp trứng), Xưa khốp mu (Hổ vồ lợn), Pít mắc tanh (Hái dưa chín)… cùng những điệu múa lăm vông duyên dáng, uyển chuyển, mang đậm chất văn hóa Lào. Du khách có thể hòa mình vào dòng người té nước, cười vang trong những giây phút vui vẻ và cảm nhận sự gắn bó, chan hòa giữa người với người – điều mà ít có lễ hội nào mang lại một cách sống động đến thế.

Một số hình ảnh  tại Tết Té nước của năm 2024:

 

 

 

Bun Huột Nặm không chỉ là dịp để người Lào ở Điện Biên hướng về cội nguồn, giữ gìn bản sắc, mà còn là nơi gặp gỡ, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc anh em. Thông qua Lễ hội, huyện Điện Biên không chỉ khẳng định quyết tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc, mà còn đẩy mạnh phát triển du lịch bền vững, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân.

Tết Té nước – Bun Huột Nặm là minh chứng sinh động cho giá trị sống của một cộng đồng, nơi văn hóa không chỉ là ký ức, mà là hiện tại đang sống, đang truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng cả niềm tin, tình yêu và niềm tự hào.

nguonluc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

“Hành trình về nguồn” tiếp bước truyền thống tri ân các anh hùng liệt sĩ

Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), sáng ngày 11/4/2025, Hải đội 202 - Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 phối hợp Hội phụ nữ Cảnh sát biển tổ chức chương trình “Hành trình về nguồn” tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn và Thành cổ Quảng Trị.

https://nguonluc.com.vn/tet-te-nuoc-bun-huot-nam-dong-chay-van-hoa-lao-giua-long-dien-bien-a19714.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com