Xem nhiều

Tuyệt đối không chủ quan trong mọi khâu của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

20/06/2024 15:48

Kinhte&Xahoi Với số thí sinh dự thi lớn, kết quả kỳ thi có ý nghĩa quan trọng, công tác chuẩn bị tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông không được chủ quan ở mọi khâu.

Ngày 20-6, Ban Chỉ đạo quốc gia kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024 tổ chức hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố về công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Tinh thần được thống nhất là dù kỳ thi diễn ra hằng năm, song với quy mô thí sinh dự thi lớn, kết quả kỳ thi vừa để xét công nhận tốt nghiệp, vừa được nhiều cơ sở giáo dục đại học sử dụng để tuyển sinh, công tác chuẩn bị tổ chức kỳ thi cần được rà soát kỹ lưỡng, toàn diện với tinh thần tuyệt đối không lơ là, chủ quan ở mọi khâu.

Ưu tiên các điều kiện tốt nhất để tổ chức kỳ thi

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 được tổ chức cơ bản giữ ổn định như giai đoạn 2020-2023. Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo chung, chịu trách nhiệm biên soạn đề thi; các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì toàn bộ công tác tổ chức thi tại địa phương.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Bộ GD-ĐT

Kỳ thi diễn ra trong hai ngày 27 và 28-6 với 1.071.393 thí sinh đăng ký dự thi, tăng 45.000 thí sinh so với kỳ thi năm 2023. Các địa phương đã thành lập 2.323 điểm thi, tăng 51 điểm thi so với năm 2023.

Báo cáo về tình hình chuẩn bị, ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, công tác ra đề thi có sự tham gia của đội ngũ giáo viên của nhiều tỉnh, thành phố. Quy trình ra đề thi được thực hiện đúng quy định, bảo đảm xuất ngẫu nhiên các tổ hợp câu hỏi từ ngân hàng câu hỏi thi.

Kết quả kiểm tra thực tế của Ban chỉ đạo quốc gia tại các địa phương cho thấy, các sở giáo dục và đào tạo đã chủ động chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, nhân lực theo quy định. Tuy nhiên, một số địa phương chưa thực hiện thử nghiệm phương án xử lý tình huống bất khả kháng ở từng khâu với các đối tượng liên quan tổ chức kỳ thi (ví dụ như cấp điện, phòng cháy, chữa cháy…); chưa có giải pháp dự phòng cụ thể về nhân lực, trang thiết bị…

Báo cáo tại cuộc họp, đại diện ban chỉ đạo các tỉnh, thành phố khẳng định dành ưu tiên cao nhất các điều kiện để tổ chức kỳ thi an toàn, nghiêm túc, tạo thuận lợi cho thí sinh. Các tỉnh, thành phố cũng cam kết không để bất kỳ thí sinh nào bỏ thi vì điều kiện kinh tế khó khăn hoặc giao thông cách trở. Nhiều địa phương ở vùng khó khăn đã lên phương án hỗ trợ thí sinh và người nhà thí sinh di chuyển, ăn ở trong thời gian dự thi.

Chú trọng khâu coi thi

Với kỳ thi có quy mô thí sinh lớn, diễn ra trên diện rộng, kết quả kỳ thi có ý nghĩa quan trọng với thí sinh (vừa xét công nhận tốt nghiệp THPT, vừa xét tuyển vào đại học), Ban chỉ đạo quốc gia đề nghị các đơn vị, địa phương tuyệt đối không chủ quan ở bất kỳ khâu nào. Trong đó, các giải pháp nhằm bảo đảm an ninh an toàn cho kỳ thi và thí sinh là nội dung được nhấn mạnh.

Thiếu tướng Lê Minh Mạnh, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) trao đổi tại hội nghị. Ảnh: Bộ GD-ĐT

Theo Thiếu tướng Lê Minh Mạnh, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an), các đơn vị nghiệp vụ chú trọng việc nắm tình hình, đấu tranh xử lý các đối tượng có hành vi rao bán thiết bị công nghệ cao hoặc các đường dây tiêu cực, gian lận. Công an các đơn vị, địa phương cũng đã phối hợp với 63 tỉnh, thành phố tổ chức tập huấn cho cán bộ, giáo viên; hướng dẫn cách phòng ngừa, xử lý tình huống gian lận bằng thiết bị công nghệ cao.

Thiếu tướng Lê Minh Mạnh đề xuất các địa phương đặc biệt quan tâm đến việc phổ biến quy chế thi, đặc biệt là tuyên truyền, nhắc nhở thí sinh hạn chế tối đa mang các vật dụng không cần thiết vào phòng thi. Các điểm thi cần tuân thủ quy định nơi bảo quản vật dụng cá nhân của thí sinh phải bảo đảm cách phòng thi tối thiểu 25m để phòng tránh các nguy cơ gian lận bằng thiết bị công nghệ cao. Bộ Công an cũng đề nghị các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của các hộ dân xung quanh điểm thi, không tiếp tay cho hành vi tiêu cực.

Ông Vương Ánh Dương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, các đơn vị chức năng đã và đang tích cực phối hợp với các địa phương triển khai kế hoạch bảo đảm an toàn sức khỏe thí sinh và cán bộ, giáo viên, trong đó đặc biệt quan tâm công tác phòng, chống dịch bệnh; an toàn vệ sinh thực phẩm.

Để sẵn sàng ứng phó với các tình huống phát sinh trong các ngày thi, ông Vương Ánh Dương lưu ý các địa phương bố trí lực lượng ứng trực tại khu vực dễ tiếp cận và trực đầy đủ, đúng giờ tại tất cả các điểm thi; chỉ đạo các bệnh viện địa phương bố trí giường trống, chuẩn bị vật tư y tế sẵn sàng ứng phó.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng đề nghị các địa phương chuẩn bị kỹ mọi mặt, tuyệt đối không chủ quan ở bất kỳ khâu nào. Ảnh: Bộ GD-ĐT

Nhấn mạnh mục tiêu tổ chức kỳ thi an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế, bảo đảm chất lượng và tạo thuận lợi nhất cho thí sinh, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng đề nghị các địa phương chuẩn bị kỹ mọi mặt, tuyệt đối không chủ quan ở bất kỳ khâu nào; đặc biệt quan tâm khâu coi thi bảo đảm nghiêm túc nhưng không gây căng thẳng mà phải có sự chu đáo, ân cần và thân thiện. Các địa phương cần cụ thể hóa các nhiệm vụ tại Chỉ thị số 15/CT-TTg về tăng cường phối hợp tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó bảo đảm 5 yêu cầu: Lãnh đạo sâu sát, toàn diện; phối hợp nhịp nhàng, thông suốt, hiệu quả; chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng; tổ chức thực hiện đúng quy trình và đúng quy chế; truyền thông chủ động, kịp thời, đầy đủ. Đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, tuyệt đối không để thí sinh mang điện thoại, thiết bị công nghệ thông tin liên lạc vào phòng thi”.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng đặc biệt nhấn mạnh với ban chỉ đạo thi các địa phương về phương châm “4 đúng, 3 không”. Trong đó “4 đúng” gồm đúng quy chế, đúng hướng dẫn thi; đúng quy trình; đúng vị trí chức trách; đúng thời điểm, đúng quy trình xử lý tình huống bất thường; “3 không” gồm không lơ là, chủ quan; không tự ý xử lý tình huống bất thường; không gây căng thẳng, áp lực quá mức.

Thống Nhất - Hà Nội mới

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Hà Nội mới https://hanoimoi.vn/tuyet-doi-khong-chu-quan-trong-moi-khau-cua-ky-thi-tot-nghiep-trung-hoc-pho-thong-669790.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com