Xem nhiều

Vấn đề Sách giáo khoa lại làm "nóng" Nghị trường

02/11/2023 07:37

Kinhte&Xahoi Chiều 01/11, tại Nhà Quốc hội, các ĐBQH tiếp tục bàn luận nhiều nội dung quan trọng về kinh tế xã hội, trong đó có vấn đề Sách giáo khoa.

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 6, chiều ngày 01/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024...

Tranh luận về vấn đề sách giáo khoa, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Đoàn ĐBQH TP HCM) nêu rõ chủ trương xã hội hóa sách giáo khoa là nhằm tranh thủ khai thác chất xám, kinh nghiệm của các chuyên gia, học giả, các nhà khoa học giáo dục, các nhà giáo để soạn thảo các sách giáo khoa phục vụ cho cải cách giáo dục. Đồng thời huy động tiềm lực kinh tế của xã hội.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Đoàn ĐBQH TP HCM)

Theo đại biểu, xã hội hóa đang được tiến hành tốt như vậy thì ban đầu bao giờ cũng có những trục trặc nhất định. Đại biểu cũng đặt vấn đề nếu nay lại đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn bộ sách giáo khoa nữa thì liệu có giải quyết được những vấn đề mà hiện nay là đang đặt ra hay không?

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cũng cho rằng, có những vấn đề về giá thì có thể để gia giải pháp để khắc phục như trợ cấp hay huy động để cho mượn sách giáo khoa, ủng hộ các đối tượng chính sách vùng sâu, vùng xa, mà không phải thay thế bằng cách có thêm một bộ sách giáo khoa của Nhà nước.

Đại biểu Nguyễn Công Long - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai phát biểu tranh luận

Tranh luận về các ý kiến liên quan đến biên soạn sách giáo khoa, đại biểu Nguyễn Công Long cho biết, Nghị quyết 88 của Quốc hội đã quy định rõ việc biên soạn một bộ sách giáo khoa là trách nhiệm của Nhà nước. Nếu ngay từ đầu thực hiện đầy đủ, đúng quy định của Nghị quyết 88 thì có lẽ tình hình đã khác bởi các quy định của Nghị quyết 88 bảo đảm cho việc ban hành, in ấn, phát hành và đảm bảo rẻ nhất đến tay học sinh. 

Đại biểu Nguyễn Công Long nêu rõ, các ý kiến tranh luận đề cập đến con số chi phí phải bỏ ra nhưng lại quên đi chi phí lớn mà người dân phải chi trả cho sách giáo khoa. Đại biểu nêu rõ, trong các báo cáo sử dụng cụm từ “sức chống chịu của nền kinh tế”, mà chính là dựa vào sức dân. Nếu không có những chính sách trong những vấn đề cụ thể như vấn đề này thì sức chống chịu của người dân được đến bao giờ, đại biểu Nguyễn Công Long đặt vấn đề. Do đó, đề nghị cần cần kế hoạch thực hiện nghiêm Nghị quyết 88 của Quốc hội.

Đảm bảo chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay

Thảo luận về kinh tế - xã hội, đại biểu Nguyễn Minh Tâm nêu rõ, những ngày qua, dư luận xôn xao về việc lạm thu trong các trường học. Là tỉnh khó khăn nhưng qua nghiên cứu, khảo sát, để chia sẻ khó khăn của người dân, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình đã thông qua Nghị quyết miễn, giảm học phí cho năm học 2023 - 2024 cho học sinh đã được dư luận đồng tình. Trước đó, năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh cũng đã ban hành danh mục các khoản thu dành cho nhà trường với mức thu rõ ràng, phù hợp nên Quảng Bình hạn chế được tình trạng lạm thu. 

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình.

Tuy nhiên, không phải địa phương nào cũng rõ cơ chế này nhưng dù phù hợp, đây chỉ là giải pháp tạm thời, bởi lẽ không giải quyết được việc tăng nguồn thu cho giáo dục sẽ xảy ra tình trạng "thấp chỗ này, phình chỗ kia". Chính sách ưu việt của việc miễn, giảm kéo dài thời gian tăng học phí sẽ không bù đắp nổi với những khoản chi phí phát sinh mà phụ huynh phải đánh giá.

Vì vậy, đại biểu đề nghị Chính phủ sớm nghiên cứu có lộ trình phù hợp để cân đối giữa mức tăng học phí và các quy định để đảm bảo hài hòa quyền lợi cho các cơ sở giáo dục và phụ huynh. Qua đó đảm bảo chất lượng giáo dục, đặc biệt là giáo dục công lập trong giai đoạn hiện nay....

Ngoài ra, để đảm bảo nguồn lực giải quyết những khó khăn, đại biểu đề nghị Chính phủ, Quốc hội tiếp tục quan tâm đầu tư, bố trí ngân sách cho lĩnh vực giáo dục đảm bảo theo quy định tại Nghị quyết 34 của Quốc hội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Tranh luận tại phiên họp, đại biểu Trần Văn Tiến nêu rõ, qua tiếp xúc cử tri, nhiều cử tri băn khoăn về vấn đề chương trình sách giáo khoa hiện nay. Tại phiên thảo luận, nhiều đại biểu đồng tình về việc ban hành nhiều bộ sách giáo khoa và cũng nhiều đại biểu đồng tình với việc ban hành một bộ sách giáo khoa.

Đại biểu Trần Văn Tiến - Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc phát biểu tranh luận

Đại biểu Trần Văn Tiến bày tỏ đồng tình với việc ban hành một bộ sách giáo khoa như đề xuất của Đoàn giám sát. Bởi, Nhà nước chịu trách nhiệm biên soạn sách giáo khoa, Nghị quyết 88 cho phép xã hội hoá các tổ chức được tham gia biên soạn. Trước nhiều ý kiến đề nghị Bộ Giáo dục và đào tạo không nên biên soạn, không được làm, đại biểu đặt vấn đề như vậy có đúng quan điểm Nhà nước chăm lo cho lĩnh vực giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu không? Có đúng nguyên tắc nhà nước giữa vai trò chủ đạo trong xã hội hoá giáo dục không?

Đại biểu nhấn mạnh, Việt Nam là một quốc gia độc lập, thống nhất, nên giáo dục phải được thống nhất ở các bậc học. Do đó, đại biểu đề nghị cần ban hành một bộ sách giáo khoa chung.

Đại biểu Thái Văn Thành - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An phát biểu tranh luận.

Tranh luận về ý kiến liên quan đến việc giao Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn một bộ sách giáo khoa, đại biểu Thái Văn Thành cho biết, Nghị quyết 88 Quốc hội giao Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn một sách giáo khoa mới và thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. 

Theo đại biểu, chúng ta thực hiện lộ trình giáo dục trong 2018 đến năm sau 2024-2025 sẽ kết thúc, vì vậy mong muốn Bộ nghiêm túc đánh giá, xây dựng, rà soát lại các bộ sách giáo khoa.

Về việc Bộ Giáo dục chủ trì biên soạn một bộ sách giáo khoa, đối với các môn khoa học tự nhiên không cần thiết biên soạn một bộ sách của Bộ, vì đây là tri thức chân lý của nhân loại. Riêng với các bộ môn khoa học xã hội hay sách tiếng dân tộc cần biên soạn, định hướng tư tưởng giá trị đạo đức cách mạng, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng của dân tộc.

Quang Vũ- Pháp luật Plus

 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Vượt nhiều khó khăn, đất nước vững vàng đi lên

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, chiều 31/10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và nhiều nội dung quan trọng khác.

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/nha-nuoc-va-phap-luat/van-de-sach-giao-khoa-lai-lam-nong-nghi-truong-d200440.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com