Xem nhiều

Vào cuộc với quyết tâm mới để giành thắng lợi mới

02/01/2023 09:07

Kinhte&Xahoi Năm 2022, trong bối cảnh nhiều khó khăn, nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã cố gắng vượt bậc, thể hiện bản lĩnh, tầm nhìn và khát vọng vươn tới; đạt kết quả toàn diện trên các lĩnh vực. Trước thềm năm mới 2023, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã trả lời phỏng vấn của Báo Hànộimới, chia sẻ về cách làm, hướng đi sắp tới của Thủ đô; đồng thời nhấn mạnh yêu cầu các cấp, ngành, địa phương của thành phố phải vào cuộc thực hiện nhiệm vụ một cách chủ động, quyết tâm mới để giành thắng lợi mới.

Năm 2023, Hà Nội phấn đấu hoàn thành 22 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 7% trở lên. Ảnh: Quang Thái

Bức tranh nhiều khởi sắc

- Năm 2022 là năm Hà Nội chiến thắng dịch Covid-19. Đồng chí Bí thư Thành ủy chắc rất mừng vì điều đó?

- Đúng thế. Hà Nội là trung tâm lớn, có cả chục triệu dân, tâm điểm của dịch Covid-19, có lúc mỗi ngày hàng nghìn ca nhiễm mới. Nên khi đẩy lùi được dịch, dân an toàn, mở cửa tự do đi lại phát triển sản xuất, kinh doanh thì mừng lắm chứ. Nhưng để có được thành quả đó, là công sức của cả hệ thống chính trị, là cống hiến của các lực lượng tuyến đầu, nhất là y tế, công an, quân đội; đặc biệt là sức dân, đóng góp, ủng hộ của dân. 

- Và cấp ủy, chính quyền cũng là nơi người dân gửi gắm, mong chờ lúc khó khăn. Thành phố hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị thiệt hại do Covid-19 như thế nào, thưa đồng chí?

- Đây là nhiệm vụ mà chúng tôi lúc nào cũng quan tâm, đau đáu. Cho nên khi Nhà nước ban hành chính sách chung hỗ trợ cho 12 nhóm đối tượng, lãnh đạo thành phố yêu cầu trước tiên phải triển khai thật nhanh, thật nghiêm. Thực tế các cấp, ngành, địa phương đã làm tốt. Thành ủy còn chỉ đạo nghiên cứu chính sách đặc thù, HĐND thành phố đã thông qua nghị quyết hỗ trợ thêm cho 8 nhóm đối tượng khác; giúp đỡ được cho gần 300.000 bà con với số tiền hơn 315 tỷ đồng.

Đối với các doanh nghiệp, thành phố hỗ trợ bằng nhiều cách. Đó là tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Lãnh đạo thành phố cũng gặp gỡ, đối thoại để lắng nghe phản ánh khó khăn, vướng mắc; yêu cầu các ngành phải xúm lại cùng tháo gỡ. Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ cụ thể theo chỉ đạo của Chính phủ, như: Giảm thuế giá trị gia tăng; gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất. Các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố được khuyến khích thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ; miễn, giảm, hạ lãi suất; cho vay mới lãi suất ưu đãi đối với doanh nghiệp...

- Đồng chí Bí thư Thành ủy đánh giá như thế nào về bức tranh kinh tế - xã hội Thủ đô năm 2022?

- Các chỉ số đều cho thấy bức tranh kinh tế - xã hội Thủ đô năm 2022 có nhiều khởi sắc. Hà Nội đã hoàn thành 22/22 chỉ tiêu phát triển đã đề ra, trong đó có 5 chỉ tiêu vượt kế hoạch. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 8,89% (vượt kế hoạch đề ra là 7-7,5% và cao hơn mức tăng trưởng 8,02% của cả nước). Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thực hiện 332.089 tỷ đồng, đạt 106,6% dự toán pháp lệnh, tăng 2,5% so với năm 2021. GRDP bình quân đầu người đạt 141,8 triệu đồng/người/ năm, tăng 10,6% so với năm 2021. Chi ngân sách địa phương thực hiện ước khoảng 101.000 tỷ đồng, đạt 94,1% dự toán năm, tăng 18,9% so với năm 2021.

Nhiều lĩnh vực cũng đạt kết quả cao. Xuất khẩu phục hồi mạnh với kim ngạch đạt 17,1 tỷ USD, tăng 10,3%. Lượng khách quốc tế và tổng thu từ khách du lịch cùng tăng hơn 5 lần so với năm trước. Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn đạt 467,9 nghìn tỷ đồng, tăng 13,8% so với năm 2021. Toàn thành phố thu hút được 1,692 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tăng 10,3%. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt 29.600, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước. Thành phố đã giải quyết việc làm cho 203.000 lao động, đạt 126,9% kế hoạch, tăng 13% so với năm 2021.

Hình thành cực tăng trưởng, vực dậy vùng khó khăn  

- Năm qua, trong khi tập trung phòng, chống dịch bệnh rất vất vả, Hà Nội vẫn triển khai được những chủ trương lớn như Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội. Năm 2023, thành phố sẽ tập trung vào những việc lớn nào, thưa đồng chí?

- Chúng ta đều muốn làm thật nhiều điều cho thành phố, nhưng phải chọn ra những việc cấp thiết nhất để huy động sức người, sức của để làm trước, làm cho ra tấm ra món.

Thành phố sẽ hoàn thành, trình Thủ tướng Chính phủ Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, tập trung quy hoạch xây dựng Thủ đô Hà Nội theo hướng “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”. Đồng thời, tiếp tục hoàn thành phê duyệt các quy hoạch chung, quy hoạch vùng huyện, quy hoạch phân khu còn lại...

Thành phố sẽ đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật, các công trình trọng điểm. Phải hoàn thành đưa vào vận hành thương mại đoạn trên cao tuyến đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội. Hoàn thành các thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng và khởi công Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô... Rồi phải quy hoạch, ban hành quy định về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ và tiếp tục rà soát, xử lý các dự án chậm tiến độ có sử dụng đất...

Những việc này đã và đang triển khai mạnh rồi. Như đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, thành phố đang đốc thúc tiến độ giải phóng mặt bằng. Cả hệ thống chính trị vào cuộc, người dân ủng hộ rất tốt, nên tiến độ đang thuận lợi.

- Đô thị hóa vùng ngoại ô, vực dậy các vùng khó khăn phía Tây Thủ đô là điều đồng chí luôn rất quan tâm. Xin đồng chí chia sẻ về vấn đề này?

- Đúng vậy. Ở phía Tây thành phố, nhiều huyện thu nhập bình quân chỉ hơn 50 triệu đồng/người/ năm, thấp hơn quá nhiều so với bình quân chung của thành phố, thậm chí thấp hơn cả các huyện của những tỉnh xung quanh. Nên trong xây dựng và điều chỉnh quy hoạch chung sắp tới, thành phố sẽ phát triển 2 thành phố trực thuộc Thủ đô là: Thành phố Bắc sông Hồng gồm các huyện: Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn và thành phố phía Tây gồm khu vực Hòa Lạc - Xuân Mai. Đây sẽ là những cực tăng trưởng mới của Thủ đô, vừa kéo giãn mật độ dân cư khu vực nội đô, vừa vực các khu vực xung quanh lên. Các huyện khó khăn sẽ được quan tâm đầu tư mạnh về hạ tầng; còn các huyện có điều kiện sẽ được hỗ trợ để phát huy nội lực, phấn đấu lên quận, trước mắt là hai huyện: Đông Anh, Gia Lâm.

- Y tế, giáo dục là hai lĩnh vực tác động trực tiếp đến đời sống dân sinh. Đồng chí không ít lần yêu cầu phải quan tâm đầu tư xứng đáng cho 2 lĩnh vực này, xin đồng chí cho biết tình hình?

- Thành phố đã có quyết sách cụ thể. Đó là trọng tâm ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2022-2025 và những năm tiếp theo với tổng số vốn hơn 49.200 tỷ đồng cho 3 lĩnh vực, trong đó có y tế, giáo dục.

Đối với y tế, vừa qua chúng ta tập trung phòng, chống dịch Covid-19, qua đó phát hiện nhiều bất cập, như việc các trạm y tế vẫn được tổ chức theo đơn vị hành chính. Hiện nay, có những phường ở quận Hoàng Mai lên tới 9 vạn dân nhưng cũng chỉ có 1 trạm y tế với quy mô, cơ cấu, số lượng y, bác sĩ không khác gì phường bình thường khác. Nên thành phố sẽ đầu tư nâng cấp y tế phường, xã; đồng thời sẽ xây dựng một số bệnh viện lớn ở các cửa ngõ thành phố, dự kiến là ở quận Bắc Từ Liêm và các huyện: Sóc Sơn, Gia Lâm, Thạch Thất, Ứng Hòa.

Còn về giáo dục, Hà Nội có thành tích cao về giáo dục mũi nhọn cả các giải quốc gia và quốc tế, nhưng giáo dục đại trà thì còn thua nhiều tỉnh. Thủ đô phải là trung tâm giáo dục của cả nước. Bộ Chính trị đã giao nhiệm vụ trong Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5-5-2022 về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” rồi. Do đó, Hà Nội phải tập trung đầu tư, quyết tâm để 100% trường phổ thông của thành phố đạt chuẩn quốc gia; rồi từng bước nâng cao chất lượng dạy và học.

- Phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm, thành phố đã có kết quả tốt. Vậy với khâu then chốt là xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, kết quả ra sao, thưa đồng chí?

- Kết quả phát triển kinh tế - xã hội; điểm nhấn là vượt qua đại dịch, phục hồi tăng trưởng, làm được những việc lớn có thể coi là tấm gương phản chiếu năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy.

Còn cụ thể ra, trong năm qua, Thành ủy rất chú trọng đổi mới phương thức lãnh đạo đi vào thực chất, hiệu quả; lấy thước đo chính là sản phẩm. Làm rõ việc phân công, giao nhiệm vụ; ai làm việc gì đều phải rõ, rõ cả thời hạn chứ không chung chung. Thành phố rất chú trọng công tác kiểm tra, giám sát. Trước việc lớn, việc khó, các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy được phân công phụ trách địa bàn, đồng chí nào cũng phải theo sát cơ sở, vừa kiểm tra, giám sát, vừa chỉ đạo, hướng dẫn, cầm tay chỉ việc. Nhờ thế mà công việc trôi, thuận. Thành ủy cũng xác định, công tác Đảng cũng phải được hiện đại hóa, đơn giản hóa để giảm giấy tờ, bớt thủ tục, tiết kiệm thời gian, chi phí. Năm vừa qua đã đưa phần mềm đánh giá cán bộ hằng tháng, phần mềm quản lý hồ sơ cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý vào thực hiện. Năm 2023 sẽ làm tiếp với phần mềm “Điều hành, tác nghiệp quản lý đảng viên ở Đảng bộ thành phố Hà Nội” và “Sổ tay điện tử đảng viên”...

Trước việc khó phải cùng dân bàn bạc

- Xin đồng chí cho biết, thành phố đã chuẩn bị gì cho kế hoạch năm 2023 để tiếp đà phát triển của năm 2022?

- Năm 2023 dự báo sẽ rất khó khăn, nhất là trước nguy cơ lạm phát cao, suy thoái kinh tế... Quan điểm chỉ đạo của Thành ủy là các cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội từ thành phố đến cơ sở phát huy những kết quả đạt được và kinh nghiệm đã có, tập trung chỉ đạo quyết liệt, sâu sát hơn nữa; tăng cường kiểm tra, giám sát, đổi mới phương thức lãnh đạo có trọng tâm, trọng điểm, đề cao trách nhiệm, sự gương mẫu của người đứng đầu các cấp; huy động cả hệ thống chính trị để tham gia thực hiện thắng lợi, toàn diện các nhiệm vụ công tác gắn với thực hiện tốt chủ đề công tác năm 2023 là năm “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”.

Thành ủy cũng đã chỉ đạo các cấp, ngành và địa phương phải tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, trọng tâm là các lĩnh vực: Quy hoạch, đầu tư, đất đai, xây dựng; thực hiện tốt chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, hệ sinh thái khởi nghiệp, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo. Đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp dựa trên đổi mới công nghệ, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Thúc đẩy phát triển làng nghề theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển thương mại - dịch vụ, đẩy mạnh xuất khẩu, quảng bá và phát triển du lịch. Tái cơ cấu và phát triển nông nghiệp theo chiều sâu; khuyến khích ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng, kiểm soát an toàn thực phẩm và tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị.

Chỉ tiêu đề ra là phấn đấu hoàn thành 22/22 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, trong đó GRDP tăng 7% trở lên; kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng tăng dưới 4,5%; tốc độ tăng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn 10,5-11%, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu 7,5-8%...

- Nhân dịp năm mới, đồng chí nhắn gửi điều gì đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân Thủ đô?

- Nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra trong năm 2023 rất lớn, quan trọng và nhiều khó khăn, thách thức. Bài học kinh nghiệm của chúng ta là phải không ngừng phát huy tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng. Trong đó, các cấp, ngành, địa phương, đội ngũ cán bộ chủ chốt, nhất là người đứng đầu cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, vào cuộc thực hiện nhiệm vụ một cách chủ động, quyết tâm mới để giành thắng lợi mới.

Đặc biệt, trong quá trình triển khai nhiệm vụ phải quán triệt, nằm lòng nguyên tắc là bảo đảm sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân; không có sự đồng hành của dân thì làm gì cũng thất bại và ngược lại. Chúng ta phải tin dân thì dân mới tin chúng ta. Tin dân là phải thẳng thắn, chân thành gặp gỡ, trao đổi với dân, trước việc khó phải cùng dân bàn bạc giải quyết.

Tôi đề nghị bà con nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp Thủ đô đã đồng hành, ủng hộ thì nay tiếp tục đồng hành, ủng hộ các chủ trương, chính sách của thành phố, quyết tâm giành kết quả lớn hơn nữa trong năm 2023, xây dựng Thủ đô thân yêu ngày càng văn hiến, văn minh, hiện đại. 

- Trân trọng cảm ơn đồng chí Bí thư Thành ủy!

Hà Vũ - Hà Nội mới

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thủ tướng phát lệnh khởi công 12 dự án cao tốc Bắc-Nam

Ngày 1/1 - ngày đầu tiên của năm mới 2023, tại Quảng Ngãi, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công 12 dự án thành phần đường cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2 và và phát động Tháng thi đua cao điểm giải ngân vốn đầu tư công.

Nguồn: Hà Nội mới http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Chinh-tri/1051898/vao-cuoc-voi-quyet-tam-moi-de-gianh-thang-loi-moi

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com