Chuyển bệnh nhân cấp cứu tại Trung tâm y tế Maimonides, Brooklyn, New York, Mỹ, ngày 7/4/2020. Ảnh: REUTERS
Anh: Hơn 55.000 nhiễm bệnh, Thủ tướng vẫn nằm viện
Theo số liệu chính thức mới nhất mà tờ Guardian có được từ Bộ Y tế và An sinh xã hội, tính đến hết ngày 7/4, nước này có thêm 3.634 ca nhiễm mới, nâng tổng số người nhiễm Covid-19 là 55.242, trong đó riêng ngày hôm qua 786 người chết, tổng số người chết ở Anh là 6.159 người. Vương quốc Anh là một trong những nước châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19.
Thủ tướng Anh Boris Johnson là nguyên thủ đầu tiên phải nhập viện điều trị vì Covid-19. Điều đó "minh họa cách thức virus này không tạo ra sự khác biệt giữa mọi người. Bất cứ ai, bất cứ nơi nào, kể cả những đặc quyền nhất trong xã hội của chúng ta, đều có thể bị ảnh hưởng và bị bệnh nặng", giáo sư Linda Bauld, giáo sư Y học Đại học Edinburgh, nói.
“Người thay thế” – Ngoại trưởng Dominic Raab cam kết hành động để "đánh bại coronavirus" trong thời gian Thủ tướng nhập viện.
Các sĩ quan cảnh sát gần bệnh viện Saint-Thomas ở London, nơi Thủ tướng Boris Johnson phải nhập viện, ngày 7/4/2020. Ảnh: AFP
Tây Ban Nha: Số người chết lại có dấu hiệu tăng
Trong ngày 7/4, tốc độ tử vong do Covid-19 ở Tây Ban Nha lần đầu tiên tăng nhẹ sau 5 ngày, với 743 người chết, cao hơn con số 637 của ngày hôm trước, đưa tổng số người chết do dịch bệnh là 13.798.
Tổng số trường hợp nhiễm mới cũng tăng nhẹ, nâng tổng số ca là 140.510.
Số người chết ở Ý tiếp tục tăng
Đất nước này chịu thêm 604 ca tử vong, mặc dù nó cũng đánh dấu mức tăng thấp nhất hàng ngày trong các ca nhiễm mới kể từ khi đưa ra các biện pháp kiểm dịch. Các trường hợp mới là 880, trong khi số người hồi phục là 1,555. Tổng số trường hợp ở Ý là 135.586, trong đó 17.127 người chết và 24.392 người hồi phục.
Mỹ: New York chứng kiến số người chết nhiều nhất trong 1 ngày
Tại Mỹ, nơi đã vượt qua mốc 10.000 người chết. Nước này đã ghi nhận 380.000 người nhiễm, 11.800 người chết.
New York đã chứng kiến sự gia tăng lớn nhất trong một ngày về số người chết do Covid-19. Tiểu bang này đã ghi nhận 5.489 người chết, tăng từ 4.758 một ngày trước đó. New York chiếm khoảng một nửa số ca tử vong do Covid-19 ở Mỹ.
Andrew Cuomo - Thống đốc bang New York, tâm dịch của Mỹ, đã gia hạn các biện pháp phong tỏa cho đến ngày 29/Tư.
Một người chăm sóc bên ngoài lối vào bệnh viện Wyckoff ở Brooklyn, New York, ngày 6/4/2020. Ảnh: AFP
Số ca nhiễm bệnh ở châu Phi vượt qua 10.000
Châu lục lớn nhất thế giới hiện đã chứng kiến ít nhất 10.000 trường hợp - và các chuyên gia tin rằng quy mô thực sự của vụ dịch lớn hơn nhiều. Riêng ở Nam Phi, nơi đã triển khai một chiến dịch xét nghiệm rất tích cực, có hơn 1.700 trường hợp nhiễm bệnh.
Thổ Nhĩ Kỳ có tỷ lệ lây nhiễm nhanh nhất thế giới
Con số người nhiễm Covid-19 ở Thổ Nhĩ Kỳ đang tăng hơn 3.000 mỗi ngày, đạt 30.217 kể từ khi trường hợp đầu tiên được xác nhận 4 tuần trước. Số người tử vong là 649 – tỷ lệ thấp hơn nhiều so với các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề khác, tuy nhiên các số liệu nhiễm bệnh cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ có số ca mắc được xác nhận tăng nhanh nhất trên thế giới.
Trung Quốc sau 3 tháng ngày đầu tiên không có người chết
Về phần mình, Trung Quốc đã có ngày hạnh phúc được chờ đợi trong ba tháng qua: ngày 7/4 lần đầu tiên, nước này tuyên bố không có trường hợp tử vong nào từ Covid-19, vài giờ trước khi dỡ bỏ việc đóng cửa thành phố Vũ Hán, nơi virus corona chủng mới xuất hiện cuối năm 2019.
Nhật Bản công bố tình trạng khẩn cấp
Tuy nhiên, trong khi đó, một cường quốc châu Á khác là Nhật Bản đã quyết định tuyên bố tình trạng khẩn cấp, với thời gian ban đầu là một tháng, đối với Tokyo và sáu khu vực khác của quần đảo trước sự gia tăng gần đây về số lượng các trường hợp Covid-19.
Chính quyền Nhật Bản không thể áp đặt một cách hợp pháp các biện pháp ngăn chặn nghiêm ngặt, nhưng các thống đốc khu vực yêu cầu mọi người ở nhà và đóng cửa tạm thời các doanh nghiệp không thiết yếu.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại cuộc họp với các quan chức chính phủ ngày 7/4/2020 tại Tokyo. Ảnh: JIJI PRESS / AFP / STR
“Cuộc chiến khẩu trang” vẫn tiếp diễn
Thủ tướng Canada Justin Trudeau nói rằng Canada vẫn còn nhiều việc phải làm để thuyết phục Washington đảm bảo nguồn cung cấp tự do, sau khi chính quyền Donald Trump chặn một lô hàng khẩu trang đến Ontario. Trudeau nói rằng các quan chức Hoa Kỳ đã cho phép xuất khẩu 500.000 khẩu trang, sẽ đến Canada vào thứ Tư.
Trong khi đó, WHO vẫn không khuyến cáo sử dụng khẩu trang. Các chuyên gia của tổ chức này nói rằng, mặc dù có bằng chứng cho thấy việc sử dụng rộng rãi khẩu trang có thể giúp làm giảm sự lây lan của virus, nhưng như thế không đủ. Tuy nhiên, bất chấp ý kiến của WHO, ngày càng nhiều nước, nhiều khu vực yêu cầu người dân mang khẩu trang khi đi ra đường.