Hà Nội: “Điểm danh” chủ đầu tư mang dự án thế chấp ngân hàng

25/09/2018 14:29

Kinhte&Xahoi Công ty CP đầu tư Hải Phát, Công ty CP đầu tư và Thương mại Thủ đô, Công ty Cổ phần tập đoàn Hoành Sơn… và hàng loạt “ông lớn” bất động sản (BĐS) khác đang thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản hình thành trong tương lai gắn liền với đất cho ngân hàng.

Văn phòng Đăng ký đất đai (Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội) mới đây đã phát đi danh sách 92 chủ đầu tư thế chấp quyền sử dụng đất, thế chấp dự án và nhà ở hình thành trong tương lai, thuộc dự án phát triển nhà ở trên địa bàn thành phố.

Đáng chú ý, trong danh sách 92 chủ đầu tư vừa được công bố có dự án thế chấp ở ngân hàng, nổi lên một loạt tên các “ông lớn” có tiếng trên thị trường địa ốc Hà Nội như Hải Phát, Geleximco, Capital House…

Dự án Ecohome Phúc Lợi đang bị thế chấp ở ngân hàng.

Cụ thể, Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát hiện đang thế chấp 59 căn nhà ở thấp tầng, công trình hỗn hợp cao tầng tại Dự án Đầu tư Xây dựng Tổ hợp Thương mại dịch vụ và căn hộ cao cấp Hải Phát Plaza, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm. Hải Phát cũng đang thế chấp tài sản với đất hình thành trong tương lai tại Phú Lãm, quận Hà Đông.

Gelexemco thế chấp quyền sử dụng đất thuộc Dự án Khu đô thị mới hai bên đường Lê Trọng Tấn, phường Dương Nội, quận Hà Đông và xã La Phù, huyện Hoài Đức.

Công ty Cổ phần tập đoàn Hoành Sơn hiện đang thế chấp 537 căn/612 căn hộ và diện tích dịch vụ thương mại, nhà trẻ, bể bơi thuộc dự án nêu trên.

Phần tầng hầm 2, tầng hầm 1, 2 tòa nhà CT-01A, CT-01B, CT2 thuộc dự án Khu nhà ở Hateco 6 tại phường Phương Canh, quận Nam Từ Liêm hiện là tài sản thế chấp của Công ty Cổ phần đầu tư hạ tầng và công trình Kiến trúc Hà Nội.

Đáng chú ý, Công ty CP Công Đà 1.01 và Công ty CP Ecoland còn thế chấp bằng tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai là Dự án Khu nhà ở cao tầng kết hợp dịch vụ thương mại Eco Lakeview, số 32 Đại Từ, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, TP.Hà Nội (không bao gồm phần tài sản là 8.609m2 sàn và các lợi ích khác của Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam).

Ngoài ra, một loạt các doanh nghiệp khác cũng có mặt trong danh sách có tài sản thế chấp gồm Công ty TNHH Bánh kẹo Thăng Long, Công ty cổ phần bất động sản Vinalines, Công ty TNHH Liên doanh ô tô Hòa Bình...

 

Theo Bizlive/Phapluatplus

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tranh cãi về dịch vụ cho thuê người đi chơi Trung thu

Trung thu này dân mạng truyền tay nhau thông tin về dịch vụ cho thuê “gấu” khiến nhiều người tò mò, thích thú. Nhưng bên cạnh đó cũng có những ý kiến trái chiều về việc thuê người đi chơi Trung thu có phần lạ kỳ này.

Lồng đèn thủ công truyền thống đang “hồi sinh”

Có một thời, lồng đèn thủ công truyền thống dường như hoàn toàn mất dạng, lép vế trước lồng đèn điện tử xuất xứ Trung Quốc đủ màu sắc, chức năng thu hút con trẻ. Thế nhưng, trong vòng 2 mùa Trung thu gần đây, với sự nỗ lực của các bậc phụ huynh, lồng đèn thủ công đang dần trở lại với trẻ thơ ở TP mang tên Bác.