Xem nhiều

Hồ Gươm: Những hình ảnh đẹp và chưa đẹp

Hồ Gươm như một bức tranh thủy mặc, làm say đắm lòng người. Thế nhưng, bức tranh đẹp xinh ấy đang bị "bôi bẩn" bởi những hình ảnh chưa đẹp do ý thức của chưa cao của một số du khách.

Quảng Ninh: Khai mạc Khóa tu mùa hè ở chùa Ba Vàng

Tối 9/6 vừa qua tại chùa Ba Vàng, TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc Khóa tu mùa hè. Buổi khai mạc có sự tham dự của các vị đại biểu, các tăng ni, phật tử chùa Ba Vàng.

Nỗ lực cải cách hành chính để phục vụ người dân và doanh nghiệp

05/06/2023 19:10

Kinhte&Xahoi Sáng 5/6, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Trần Văn Sơn dẫn đầu đoàn công tác của Văn phòng Chính phủ tiến hành khảo sát thực tế và chủ trì cuộc làm việc với lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội về công tác kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) và bảo đảm thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Dự và làm việc với đoàn có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn; lãnh đạo các sở, ngành của Thành phố.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn phát biểu kết luận buổi làm việc

Trước khi làm việc với lãnh đạo thành phố Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn và đoàn công tác của VPCP đã đến thăm, khảo sát thực tế tại Bộ phận Một cửa của UBND quận Hoàn Kiếm và nghe lãnh đạo quận trao đổi về tình hình triển khai số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC; trao đổi khó khăn, vướng mắc và việc triển khai đánh giá mức độ hài lòng đối với sự phục vụ của cán bộ, công chức tại Bộ phận một cửa quận Hoàn Kiếm.
 
Công tác kiểm soát TTHC là nhiệm vụ trọng tâm trong cải cách hành chính của Thành phố
 
Phát biểu ý kiến tại buổi làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn nhấn mạnh, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm, quyết liệt chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương thực hiện công tác cải cách TTHC, bảo đảm thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, để đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong chỉ đạo, điều hành và phục vụ người dân, doanh nghiệp, tạo thuận lợi trong hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế-xã hội. Qua đó, những nhiệm vụ nêu trên đã đạt được kết quả bước đầu tích cực, góp phần từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, hạn chế tham nhũng, tiêu cực, rút ngắn thời gian, chi phí cho người dân, doanh nghiệp.
 
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, VPCP làm việc với thành phố Hà Nội nhằm khảo sát, trao đổi, thảo luận, xác định khó khăn, vướng mắc còn gặp phải, để từ đó, có giải pháp khắc phục, làm tốt hơn công tác này, tạo thuận lợi hơn nữa cho người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Đoàn công tác của VPCP khảo sát thực tế tại Bộ phận Một cửa của UBND quận Hoàn Kiếm

Chánh Văn phòng UBND Thành phố Trương Việt Dũng cho biết, Hà Nội xác định công tác kiểm soát TTHC và thực hiện cơ chế một cửa liên thông là nhiệm vụ trọng tâm trong cải cách hành chính của Thành phố. Chủ tịch UBND Thành phố đã chỉ đạo triển khai nhanh chóng, kịp thời các công việc theo quy định và theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Việc tổ chức triển khai rà soát, đơn giản hóa TTHC đạt hiệu quả cao; hoạt động tham mưu công bố và công khai TTHC được thực hiện nghiêm, đúng quy định, bảo đảm việc tiếp cận, thực hiện TTHC của tổ chức, cá nhân được đơn giản, thuận lợi. 
 
Từ năm 2021 đến quý I/2023, UBND Thành phố đã ban hành 71 Quyết định công bố TTHC, trong đó, ban hành danh mục 1.661 TTHC, thay thế 204 TTHC, bãi bỏ 1.584 TTHC. Tính đến ngày 24/5/2023, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành 14 Quyết định, công bố 87 TTHC nội bộ các lĩnh vực: Nội vụ, Tư pháp, Lao động-Thương binh và Xã hội, Kiểm soát thủ tục hành chính và Văn phòng, Giao thông Vận tải, Tài chính, Du lịch, Ngoại vụ, Khoa học và Công nghệ, Xây dựng, Công Thương, Giáo dục và Đào tạo, Quy hoạch và Kiến trúc, Y tế… 
 
Việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông cơ bản chặt chẽ, nề nếp, tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi đến giao dịch với cơ quan hành chính nhà nước. Việc giải quyết TTHC được các cấp, các ngành quan tâm, tỷ lệ giải quyết TTHC đúng hạn, trước hạn của Thành phố đạt kết quả cao; việc tiếp nhận, xử lý kiến nghị, phản ánh về quy định hành chính, thực hiện TTHC được thực hiện đúng quy định. Việc tiếp nhận giải quyết TTHC được các đơn vị trên địa bàn thực hiện nghiêm túc và nhiều hồ sơ TTHC được trả trước hạn. Tính từ năm 2021 đến quý I/2023, Hà Nội đã tiếp nhận hơn 8 triệu hồ sơ; đã giải quyết trước hạn, đúng hạn hơn 7,9 triệu hồ sơ (đạt 99,8%).
 
Đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC, đến hết năm 2022, Thành phố đã cơ bản hoàn thành các nội dung nhiệm vụ trong Đề án 06/Chính phủ (Quyết định số 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030). Đặc biệt, đã hoàn thành triển khai 25/25 dịch vụ công thiết yếu theo đúng lộ trình của Đề án 06 (đạt 100%).
 
Thành phố đã ban hành các quyết định ủy quyền giải quyết TTHC theo các ngành, lĩnh vực, đảm bảo thực hiện mục tiêu cải cách TTHC, đẩy mạnh ủy quyền thực hiện TTHC theo hướng “Cấp nào sát cơ sở, sát nhân dân nhất thì giao cấp đó giải quyết, không để tình trạng nhiều tầng nấc, kéo dài thời gian giải quyết và gây nhũng nhiễu, tiêu cực”. Đến nay, Thành phố đã ban hành Quyết định ủy quyền 531/617 TTHC đạt tỷ lệ 86,06%; đã ban hành Quy trình nội bộ: 485/617 TTHC, đạt tỷ lệ 78,6%. 
 
Đặc biệt, ngày 9/2/2023, UBND Thành phố đã hoàn thành và đưa vào vận hành, khai thác sử dụng chính thức 4 hệ thống thông tin, ứng dụng dùng chung quan trọng, cốt lõi, gồm: Hệ thống thông tin báo cáo Thành phố; Hệ thống quản lý văn bản và điều hành tập trung Thành phố; Kênh tiếp nhận phản ánh kiến nghị của người dân và doanh nghiệp qua ứng dụng Zalo; Ứng dụng quản lý cuộc họp Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố, UBND Thành phố và sẵn sàng kết nối, tích hợp, chia sẻ thông tin dữ liệu với các Bộ, ngành Trung ương và Chính phủ. 
 
Riêng việc đưa vào vận hành chính thức Hệ thống quản lý văn bản và điều hành tập trung, Thành phố đã triển khai tới 633 cơ quan, đơn vị; cấp trên 40.400 tài khoản cho các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phục vụ nhu cầu khai thác sử dụng và xử lý công việc. Trên 2 triệu văn bản đã được cập nhật, bảo đảm chỉ tiêu 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan hành chính nhà nước sử dụng chữ ký số chuyên dùng hoàn toàn trên môi trường mạng; đồng thời, nâng tỷ lệ văn bản, hồ sơ công việc tại cấp quận, huyện, cấp xã được xử lý trên môi trường mạng trung bình đạt 80%...
 
Nêu ý kiến tại cuộc làm việc, Cục trưởng Cục Kiểm soát TTHC (VPCP) Ngô Hải Phan nhận định, thành phố Hà Nội có nhiều sáng kiến, sáng tạo trong công tác kiểm soát TTHC, chọn nhiều TTHC có thế mạnh để triển khai, đặc biệt là các TTHC nội bộ. Hà Nội đã công bố 14 quyết định liên quan 87 TTHC nội bộ; chọn ra 113 quy trình liên thông để tháo gỡ. Cục trưởng Ngô Hải Phan cũng đánh giá cao công tác phân cấp ủy quyền của Thành phố, đây là một nhiệm vụ đổi mới, sáng tạo của Hà Nội, đồng thời, Hà Nội đã tập trung nguồn lực triển khai Đề án 06 của Chính phủ…
 
Tiếp tục phối hợp, cải cách TTHC để phục vụ người dân, doanh nghiệp thuận lợi nhất
 
Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn nhận định, dù gặp nhiều khó khăn, nhưng năm 2022, Hà Nội đã có kết quả tăng trưởng tích cực; chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2022 tăng 7 bậc, từ thứ 10 lên đứng thứ 3/63 địa phương; Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDRP) Quý I năm 2023 tăng 5,80%... Hà Nội đã rất nỗ lực trong hiện đại hóa phương thức cải cách TTHC, phục vụ sự chỉ đạo, điều hành. Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP nhấn mạnh, việc triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ nêu trên đã góp phần cắt giảm các quy định TTHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của UBND Thành phố.
 
Để tiếp tục phát huy kết quả đạt được, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP mong muốn UBND thành phố Hà Nội tiếp tục bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác này; cần đẩy mạnh hơn nữa cải cách quy định TTHC; triển khai đổi mới trong tiếp nhận và giải quyết TTHC, trong đó quan tâm, đẩy mạnh số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC… để phục vụ người dân, doanh nghiệp thuận lợi nhất. Tăng cường phân cấp, ủy quyền, phân bổ nguồn lực hợp lý trong thực hiện TTHC; tập trung rà soát, tái cấu trúc quy trình, cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo hướng lấy người dùng làm trung tâm.
 
Là địa phương được chọn làm điểm, Hà Nội cần tiếp tục tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của Đề án 06 của Chính phủ, và tháo gỡ các “điểm nghẽn” trong triển khai Đề án 06 về thể chế, hạ tầng công nghệ thông tin, dịch vụ công, dữ liệu và nguồn lực, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 452/KSTT-KSTT ngày 23/5/2023. Trong đó, phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, Bộ Tư pháp, VPCP, các bộ, cơ quan sơ kết thí điểm triển khai 02 nhóm TTHC liên thông.
 
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP cũng đề nghị thành phố Hà Nội tiếp tục thực hiện đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công dựa trên dữ liệu theo thời gian thực theo quy định tại Quyết định 766/QĐ-TTg ngày 23/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ; nâng cao chất lượng phục vụ, mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, không gây phiền hà cho người dân doanh nghiệp trong quá trình tiếp nhận, giải quyết TTHC. Thực hiện nghiêm túc việc xử lý hồ sơ công việc trên môi trường điện tử, ký số văn bản điện tử và theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao đảm bảo hiệu quả, đúng tiến độ.

Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh phát biểu tại buổi làm việc

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của đoàn công tác, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh khẳng định Hà Nội sẽ nỗ lực hết sức, nhanh nhất trong công tác CCHC để thực sự hướng đến nền hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp. Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã cần thống nhất nhận thức, đổi mới tư duy và hành động về thực hiện công tác cải cách TTHC gắn với công cuộc chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh là trách nhiệm, nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và của toàn xã hội. Coi đó là giải pháp đột phá với bước đi và lộ trình phù hợp nhằm xây dựng, phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
 
Chủ tịch UBND Thành phố đề nghị các đơn vị quán triệt thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ trong công tác kiểm soát TTHC, đơn giản hóa TTHC, cắt giảm TTHC đặc biệt việc thực hiện ủy quyền giải quyết TTHC theo phương châm “cấp nào sát cơ sở, sát nhân dân thì giao cấp đó giải quyết, không để tình trạng nhiều tầng nấc, kéo dài thời gian giải quyết và gây nhũng nhiễu, tiêu cực” các nội dung nhiệm vụ này phải được tiến hành thường xuyên, liên tục ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương trên cơ sở huy động sự tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp. Việc triển khai có trọng tâm, trọng điểm; dễ làm trước, khó làm sau, làm từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp, thực hiện một cách bài bản, thực chất, hiệu quả, tránh chồng chéo, đầu tư dàn trải, lãng phí...

 Huy Kiên - HNP

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Phát triển văn hóa - động lực cho sự phát triển bền vững Thủ đô

LTS: Chương trình số 06/CTr-TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025” xác định phát triển văn hóa là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị. Đây cũng là nhiệm vụ đầu tiên trong 3 nhiệm vụ chủ yếu của chương trình - bên cạnh hai nhiệm vụ “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực” và “Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”. Nội dung này có tính chất nền tảng, bao trùm, gắn bó chặt chẽ với hai nhiệm vụ còn lại và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho thành công của Chương trình 06/CTr-TU. Hànộimới Cuối tuần giới thiệu loạt bài về sự sáng tạo, những thành công và bài học kinh nghiệm trong quá trình đồng hành để phát triển văn hóa của cả hệ thống chính trị và người dân Thủ đô.

Hà Nội đón hơn 2 triệu lượt khách trong tháng 5

Ngày 31-5, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, trong tháng 5-2023, ước tính Hà Nội đón hơn 2 triệu lượt khách, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm 2022, giảm 8% với tháng 4-2023. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt hơn 316 nghìn lượt.

Rực rỡ ''mùa vàng'' Tam Cốc - Tràng An

Sáng 27-5, Tuần du lịch Ninh Bình năm 2023 với chủ đề “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An” khai mạc tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động với nhiều hoạt động sôi nổi. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV2.

link bài gốc https://hanoi.gov.vn/tintuc_sukien/-/hn/ZVOm7e3VDMRM/3/2857835/no-luc-cai-cach-hanh-chinh-e-phuc-vu-nguoi-dan-va-doanh-nghiep.html;jsessionid=HTDqEnwouuPA8isNs0UYrnIU.app2

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com