Xem nhiều

Hồ Gươm: Những hình ảnh đẹp và chưa đẹp

Hồ Gươm như một bức tranh thủy mặc, làm say đắm lòng người. Thế nhưng, bức tranh đẹp xinh ấy đang bị "bôi bẩn" bởi những hình ảnh chưa đẹp do ý thức của chưa cao của một số du khách.

Quảng Ninh: Khai mạc Khóa tu mùa hè ở chùa Ba Vàng

Tối 9/6 vừa qua tại chùa Ba Vàng, TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc Khóa tu mùa hè. Buổi khai mạc có sự tham dự của các vị đại biểu, các tăng ni, phật tử chùa Ba Vàng.

Nước sinh hoạt của SV bẩn như nước ao, ĐH Kinh tế quốc dân xin lỗi

11/06/2019 09:32

Kinhte&Xahoi Đại diện ĐH Kinh tế quốc dân cho biết từ nhiều năm nay, lượng nước sạch của TP cung cấp không đủ, nên trường phải tự lọc nước cho sinh viên.

Như tin đã đưa, theo phản ánh của các sinh viên hiện đang sống tại ký túc xá ĐH Kinh tế quốc dân, khoảng 1 tuần trở lại đây, nước sinh hoạt của sinh viên vẩn đục, chuyển màu vàng đến vàng sẫm, nâu đậm. Thậm chí miếng vải được sinh viên dùng để lọc ở vòi nước có đầy bùn đất và sinh vật lạ.

Miếng vải dùng để lọc nước đầy cặn bẩn và cả sinh vật lạ. (Ảnh: QĐ)

Nhiều sinh viên năm 3, năm 4 hiện đang sống trong ký túc xá cho hay, đây không phải lần đầu sinh viên ĐH Kinh tế quốc dân phải dùng nước bẩn. Hiện tượng này thường xuyên diễn ra và có từ nhiều năm nay.

Trao đổi với PV về vấn đề này, PGS.TS Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế quốc dân thừa nhận có hiện tượng nước máy trong khu vực ký túc xá của trường chuyển màu, vẩn đục trong khoảng 1 tuần qua. Ông Cường cho biết, nhà trường đã dự đoán được trước việc này và có thông báo với sinh viên, hiện nay đang trong quá trình khắc phục.

Nước có màu nâu như nước ruộng. (Ảnh: QĐ)

Lý giải về vấn đề này, ông Cường cho biết: “Chúng tôi không đủ nguồn nước sạch. Về nguyên tắc, sinh viên phải được sử dụng nước sạch từ thành phố, nhưng hệ thống cấp nước của thành phố hiện nay mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu sử dụng của sinh viên trong trường. Để khắc phục tình trạng này, nhà trường phải sử dụng nguồn nước bổ sung tự khai thác từ hàng chục năm nay. Như vậy có đến gần 70% nước dùng hiện nay do nhà trường tự khai thác từ hệ thống lọc riêng. Mỗi ngày hệ thống của trường cung cấp khoảng 800 m3 nước. Sau khi hoàn tất việc lọc, chúng tôi vẫn phải mang đi giám định và kiểm tra chất lượng nước”.

PGS.TS Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng ĐH Kinh tế quốc dân

Theo ông Cường, tình trạng nước không đáp ứng đủ nhu cầu của nhà trường đã diễn ra từ nhiều năm nay, do đó trường đã phải xây dựng hệ thống khai thác dòng nước ngầm, tự lọc và qua xử lý thành nước sạch phục vụ sinh viên và một số hộ dân liền kề. 

“Nước vào trường có 2 nguồn chính, một nguồn từ đường ống mặt đường Giải Phóng, nguồn thứ 2 từ phố Vọng. Tiết diện đường ống ở đây là D 200. Trường có kiến nghị tăng nguồn bơm, nhưng thành phố không đảm bảo được vấn đề này. Khi lưu lượng nước vào không đổi, thì không thể dồn hết vào KTQD", ông Cường nói.

 Phó Hiệu trưởng nhà trường cho rằng, hiện tượng nước vẩn đục những ngày gần đây do nhà trường đang tiến hành cải tạo hệ thống lọc nước. “Những ngày này, khi hệ thống cũ chưa được xử lý hết, hệ thống mới đã đẩy nước vào nên gây ra tình trạng nước vẩn đục, không đảm bảo”.

Ông Cường thừa nhận, hàng năm vẫn xảy ra những đợt nước bị đục, chuyển màu lạ, nguyên nhân chính do sửa chữa, hay nâng cấp đường ống nước tự lọc của trường.

Khu vực bình lọc và bể chứa do trường ĐH Kinh tế quốc dân tự vận hành.

“Nếu nhà trường vẫn phải tiếp tục vận hành trạm cấp nước thì rủi ro vẫn có thể xảy ra vì chúng tôi không phải đơn vị cung cấp nước chuyên nghiệp”, ông Cường thừa nhận.

Đại diện ĐH Kinh tế quốc dân cho hay, hiện nay trường đang khắc phục hệ thống xử lý nước, trong khoảng 1 tuần tới, nước sẽ dần trong trở lại, tuy nhiên có thể vẫn sẽ có màu vàng nhạt rồi sẽ trong dần.

Cũng theo ông Hoàng Văn Cường, trong thời gian qua, trường đã nhiều lần kiến nghị với thành phố Hà Nội về vấn đề cấp nước nhưng đến nay hệ thống nước sạch của thành phố cung cấp vẫn chưa thể đáp ứng 100% nhu cầu sử dụng nước của trường.

“Để xảy ra vấn đề này, trước hết là lỗi của chúng tôi. Nhà trường cũng đã tích cực đề nghị các cơ quan thành phố tạo điều kiện ưu tiên cho trường. Thành phố cũng đã có ưu tiên, nhưng mức độ đáp ứng chưa đảm bảo. Chúng tôi hy vọng thành phố sẽ chú trọng hơn nữa cho việc cung cấp nước sạch, ưu tiên cho sinh viên”. ông Hoàng Văn Cường nói./.

Theo VOV/ Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Du lịch tâm linh thế nào để không phản tác dụng?

Thời gian gần đây, ở Việt Nam, chúng ta mới nghe nói nhiều đến cụm từ “du lịch tâm linh”, nhưng thực ra đó là cụm từ không mới ở nhiều quốc gia có bề dày lịch sử, văn hóa, tôn giáo, từ phương Đông tới phương Tây. Vấn đề quan trọng ở chỗ làm sao để du lịch tâm linh thực sự trở thành nơi con người tìm về với đức tin, nguồn cội để dưỡng thiện tâm hồn mình, thay vì bị động cơ trục lợi “lấy thánh, thần ra kinh doanh” làm biến tướng…

Nếu xâm hại nhân phẩm thì văn hóa cũng cần thay đổi!

Cho đến giờ, nhiều người Việt vẫn cho rằng việc họ thể hiện tình yêu thương với một đứa trẻ bằng hành vi hôn hít, cưng nựng không có gì là sai trái và phạm luật cả, hay nói cách khác đó còn là một yếu tố văn hóa.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com