Q. Hoàn Kiếm: Vẫn còn nhiều công trình xây dựng sai phép gây bức xúc trong dư luận

04/10/2018 09:03

Kinhte&Xahoi Bất chấp quy định của UBND TP Hà Nội về trật tự đô thị và bảo tồn kiến trúc khu phố cổ trên các tuyến phố cổ, tình trạng vi phạm TTXD, xây vượt tầng, trên địa bàn quận Hoàn Kiếm khiến nhiều người không khởi bức xúc.

Ngày 24/10/2013, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo ký ban hành Quyết định số 6398/QĐ-UBND về việc ban hành Quy chế quản lý quy hoạch - kiến trúc Khu phố cổ Hà Nội, trong đó nêu rõ hầu như các công trình mặt phố cổ đều không được phép cao quá 12m, lớp nhà mặt phố được phép xây từ 1-3 tầng, tương đương 6-12m; lớp phía sau từ 2-4 tầng, tương đương 10-16m, khoảng lùi tối thiểu của lớp sau là 4-6m...

Trong khu phố cổ, có rất ít tuyến phố các công trình được phép cao 16-20m như Phan Đình Phùng, Trần Nhật Duật...Ngoài ra, trong danh mục 79 tuyến phố và 83 ô phố tại khu phố cổ được quy định chi tiết về mật độ, số tầng cao được phép xây dựng và khoảng lùi công trình.

Thế nhưng, bất chấp các quy định, các quy chế quản lý trên, tại các tuyến phố, phường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm tình trạng xây dựng hàng loạt công trình nhà ở có dấu hiệu vi phạm TTXD tràn lan, ảnh hưởng tới quy hoạch kiến trúc phố cổ. Đáng nói, vấn đề này đã được báo chí phản ánh nhiều lần nhưng vẫn chưa bị xử lý gây bức xúc trong dư luận.

Điểm danh một số công trình sai phạm đang tồn tại trên địa bàn quận Hoàn Kiếm:

Đầu tiên trên địa bàn phường Hàng Bạc, tồn tại 2 công trình xây dựng sai phép “khủng”, phá vỡ quy hoạch phố cổ. Tại công trình số 61 Hàng Bè thuộc phường Hàng Bạc xây vượt tầng, khoảng 7 tầng + 1 tum. Ngoài ra công trình còn có dấu hiệu sai diện tích sàn.

 Công trình số 61 Hàng Bè với khoảng 7 tầng + tum.

Cách đó không xa là công trình tại số 2 ngõ Trung Yên, hiện tại công trình đã được chủ đầu tư xây lên tầng thứ 8, có chiều cao vượt trội so với các công trình xung quanh.

Công trình số 2 ngõ trung Yên với 8 tầng.

Phường Lý Thái Tổ cũng là một điểm nóng vi phạm trật tự xây dựng (TTXD) của quận Hoàn Kiếm. Công trình xây dựng tại số 136 Trần Nhật Duật vi phạm TTXD nghiêm trọng khi xây dựng vượt tầng, được chủ đầu tư xây lên khoảng 6-7 tầng nhưng vẫn ngang nhiên tồn tại mà không hề bị xử lý.

Bên cạnh đó, tất cả các công trình kể trên còn có dấu hiệu vi phạm về mật độ xây dựng vì hầu hết các công trình đang xây dựng hết hoặc gần diện tích đất trong khi đó theo quy định thì mật độ xây dựng tại đây chỉ được cho phép từ 60% -70%.

Công trình tại số 136 Trần Nhật Duật có dấu hiệu xây dựng vượt tầng và mật độ xây dựng.

Ngoài ra, tại mặt đường tầng 1 của tất cả các công trình đều được quây tôn kín mít và gần như lấn chiếm gần hết diện tích vỉa hè phía trước được sử dụng làm nơi để xe của công nhân, có cả những chiếc xe để dưới lòng đường khiến nhiều cư dân đi qua khu vực này gặp nhiều khó khăn.

Một số người dân sinh sống gần các công trình có dấu hiệu sai phạm bức xúc nói: Các công trình nhà ở của chúng tôi nằm trên tuyến đường này dù được xây mới hay xây trước đó đều tuân thủ các quy định về trật tự xây dựng, theo như giấy phép xây dựng được cấp. Việc công trình trên địa bàn phường tồn tại công trình vi phạm trật tự xây dựng có thể xem là một hành vi cố tình phá vỡ quy hoạch chung của Thủ Đô mang tính chất xem thường pháp luật”.

Như vậy, sai phạm trong công tác quản lý trật tự xây dựng, bảo vệ khu di tích lich sử Quốc gia tại quận Hoàn Kiếm đã quá rõ ràng. Các công trình tới nay vẫn ngang nhiên tồn tại và đang trong quá trình hoàn thiện mà không hề bị các cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý theo đúng quy định.

Điều này không tránh khỏi khi dư luận đặt ra câu hỏi, có hay không việc quận Hoàn Kiếm “bao che”, “tạo điều kiện” cho sai phạm tồn tại?

Đề nghị UBND quận Hoàn Kiếm sớm vào cuộc để xử lý dứt điểm tình trạng vi phạm của các công trình nói trên. Yêu cầu UBND TP. Hà Nội, Ban quản lý quy hoạch kiến trúc phố cổ vào cuộc làm rõ, xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật, tránh ảnh hưởng xấu trong dư luận.


Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.


Theo Tạp chí HH&TH HN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tranh cãi về dịch vụ cho thuê người đi chơi Trung thu

Trung thu này dân mạng truyền tay nhau thông tin về dịch vụ cho thuê “gấu” khiến nhiều người tò mò, thích thú. Nhưng bên cạnh đó cũng có những ý kiến trái chiều về việc thuê người đi chơi Trung thu có phần lạ kỳ này.

Lồng đèn thủ công truyền thống đang “hồi sinh”

Có một thời, lồng đèn thủ công truyền thống dường như hoàn toàn mất dạng, lép vế trước lồng đèn điện tử xuất xứ Trung Quốc đủ màu sắc, chức năng thu hút con trẻ. Thế nhưng, trong vòng 2 mùa Trung thu gần đây, với sự nỗ lực của các bậc phụ huynh, lồng đèn thủ công đang dần trở lại với trẻ thơ ở TP mang tên Bác.