Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Hà Nội: Doanh nghiệp vận tải “ngồi trên đống lửa”

03/08/2020 17:19

Kinhte&Xahoi Thiệt hại nặng nề do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 từ đầu năm nay còn chưa bù đắp được bao nhiêu, các DN vận tải hành khách (VTHK) đã lại phải đối diện với nguy cơ đình trệ kinh doanh mới.

Hành khách đi xe tại trạm trung chuyển xe buýt Long Biên. Ảnh: Thanh Hải

Hoạt động chật vật

 Dịch Covid-19 đang có dấu hiệu diễn biến rất phức tạp, lan nhanh từ Đà Nẵng ra Quảng Nam, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thái Bình. Nhiều ngày qua, các DN vận tải như ngồi trên đồng lửa, “nín thở” nghe ngóng. Dù nhiều tỉnh, thành chưa yêu cầu tạm ngừng hoạt động VTHK nhưng lượng khách đã sụt giảm mạnh mẽ. Theo thống kê của đơn vị khai thác, những ngày qua, lượng khách tại các bến xe lớn trên địa bàn Hà Nội đã giảm từ 20 - 30%. Nguyên nhân chủ yếu là người dân lo ngại dịch bệnh Covid-19 lây lan trong cộng đồng nên tự hạn chế đi lại.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội Nguyễn Anh Bằng nhìn nhận: “Đây là tình huống bất khả kháng. DN vận tải cũng chưa biết phải ứng phó ra sao nếu tiếp tục phải dừng hoạt động lần thứ hai trong vòng nửa năm”. Ông Nguyễn Anh Bằng phân tích thêm, dịp Tết Nguyên đán, Lễ hội Xuân vừa qua, kinh doanh VTHK đã thiệt hại rất nặng nề. Nhiều DN trông mong vào đợt nghỉ Hè với lượng khách du lịch tăng cao để tăng doanh thu. Kể cả không phải dừng hoạt động nhưng hành khách đi lại quá ít thì DN vận tải vẫn vô cùng chật vật.

Một khó khăn khác được nhiều DN vận tải nhắc đến là “bóng ma” xe trá hình. Từ lâu nay, xe khách trá hình đã chiếm lĩnh một phần rất lớn thị phần VTHK, đặc biệt tại các TP lớn. Một trong những ưu thế của nó là đưa đón tận nơi, hành khách không phải ra bến xe. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến khó lường, ngày càng có nhiều người dân e ngại đến bến xe, chuyển sang sử dụng dịch vụ của xe Limousine, xe khách "trá hình". Đó cũng là một đòn giáng mạnh vào nỗ lực khôi phục kinh doanh của các DN vận tải làm ăn chân chính.

Xe buýt và các loại hình VTHK công cộng khác cũng đang kinh doanh rất trầm lắng. Lãnh đạo Tổng Công ty Vận tải Hà Nội cho biết, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và UBND TP Hà Nội, mạng lưới xe buýt của đơn vị đã ngay lập tức khôi phục các biện pháp phòng chống lây lan dịch bệnh Covid-19; chỉ còn chưa giới hạn lượng khách cho mỗi xe không quá 30 người hoặc 50%. “Nhưng thực tế là từ đợt phòng chống dịch trước đến nay, xe buýt đã sụt giảm một lượng khách đáng kể do tâm lý e ngại lây lan dịch bệnh, khiến đơn vị gặp rất nhiều khó khăn, doanh thu sụt giảm mạnh” - vị này cho hay.

Tương tự, các loại hình VTHK bằng đường sắt, hàng không cũng đang trong tình trạng thấp thỏm không yên. Do đặc thù phục vụ chủ yếu là khách đường dài, lại đang trong mùa du lịch, cao điểm là các tuyến đi đến Đà Nẵng, Hội An… nên khi buộc phải ngừng vận chuyển, một số hãng hàng không, đường sắt liên tỉnh cũng lập tức “thấm đòn”. Hơn nữa, một lượng hành khách không nhỏ mà hàng không, đường sắt cung cấp cho đường bộ cũng theo đó hụt đi trên cả các tuyến VTHK thông thường lẫn xe buýt, taxi… 

Những điểm yếu chết người

Nhiều chuyên gia cho rằng, lo ngại hệ thống VTHK đường bộ sụp đổ bởi ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 là hoàn toàn có cơ sở. Trải qua đợt ứng phó với dịch bệnh Covid-19 nửa đầu năm nay, các DN VTHK đã bộc lộ hàng loạt điểm yếu, cho thấy sức khoẻ nội tại khá “mong manh”, dễ tổn thương và lâu hồi phục khi gặp khó khăn bất ngờ. Thạc sĩ Quản lý đô thị Phan

Trường Thành cho rằng: “Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này việc kinh doanh thiếu chiến lược rõ ràng, thiếu sự chuẩn bị cho những rủi ro bất khả kháng của phần lớn DN vận tải”.

Ông Phan Trường Thành lý giải, nhìn vào thực tế có thể thấy, các DN kinh doanh VTHK liên tỉnh đang mất dần thị phần vào tay xe khách trá hình, còn taxi thì trầy trật trước sức ép của xe công nghệ. Điều đó cho thấy sự chuyển mình chậm chạp của không ít DN. Và những rủi ro bất khả kháng như dịch bệnh Covid-19, chỉ góp phần làm trầm trọng thêm hậu quả của việc kinh doanh đơn điệu, thiếu sáng tạo của những DN này. Tuy nhiên, cũng phải nhìn thẳng vào thực tế là công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh VTHK còn nhiều bất cập, hạn chế. Ví dụ như việc để hở luật cho xe khách trá hình phát sinh, lộng hành lâu nay mà không có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn là trách nhiệm của Bộ GTVT. Trong khi đang đua tranh khốc liệt, nếu gặp phải khó khăn bất khả kháng, đương nhiên bên yếu hơn sẽ thất bại trước.

Trong 6 tháng đầu năm, Chính phủ đã có những sự hỗ trợ thiết thực cho các DN vận tải như miễn, giảm lãi suất, giãn nợ; miễn giảm tiền phí bảo trì đường bộ… Nhưng bên cạnh đó, nhiều DN vẫn cho rằng cần được tiếp sức thêm để cầm cự qua đại dịch Covid-19. Lãnh đạo Công ty CP Dịch vụ vận tải Sao Việt chia sẻ: “Một trong những chi phí lớn nhất của DN vận tải hiện nay là phí BOT. Các DN đã đề xuất được miễn giảm loại phí này trong đợt Covid-19 thứ nhất nhưng chưa được. Trong tình hình hiện nay, rất cần Nhà nước xem xét lại đề xuất của chúng tôi”.

Tiến sĩ Giao thông đô thị Đặng Minh Tân cho rằng, bên cạnh những chính sách hỗ trợ về tài chính, cơ quan quản lý Nhà nước còn phải đưa ra những biện pháp bảo vệ DN làm ăn chân chính trong lĩnh vực VTHK, đặc biệt là trước khó khăn do ảnh hưởng từ làn sóng Covid-19 thứ hai. Ông Đặng Minh Tân phân tích, chính sự buông lỏng quản lý, chậm trễ trong việc vá những lỗ hổng luật, thiếu quyết liệt với vi phạm trong VTHK đang góp phần đẩy các DN làm ăn chân chính lún sâu hơn vào khủng hoảng.

Đối với hệ thống VTHK công cộng, đặc biệt là xe buýt cũng cần phải nhanh chóng điều chỉnh các chính sách, cơ chế về trợ giá, giá vé để DN ổn định hoạt động. Nhiều chuyên gia cho rằng, đặc thù của VTHK công cộng là ảnh hưởng rất lớn đến an sinh xã hội, giao thông và môi trường của các đô thị. Bởi vậy các DN khai thác VTHK bằng xe buýt cần được hỗ trợ thỏa đáng, đủ sức vượt qua khó khăn và duy trì hoạt động trong cũng như sau đại dịch Covid-19, tránh gây thêm nhiều hệ luỵ cho những TP lớn, nơi xe buýt có vai trò cực kỳ quan trọng.

 Nếu tiếp tục phải đối phó với đợt dịch bệnh thứ hai liên tiếp, nhiều DN VTHK rất có thể sẽ sụp đổ.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội Nguyễn Anh Bằng

Chừng nào xe khách trá hình, xe dù, bến cóc còn đất sống thì xe khách liên tỉnh sẽ khó mà kinh doanh khởi sắc trở lại. Sức khỏe của các DN vận tải sẽ ngày càng yếu đi, không thể trụ vững trước những ảnh hưởng nặng nề liên miên như trong đại dịch Covid-19 này.

Tiến sĩ Giao thông đô thị Đặng Minh Tân

 Yến Dư - Theo KTĐT

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Link bài gốc http://kinhtedothi.vn/ha-noi-doanh-nghiep-van-tai-ngoi-tren-dong-lua-391934.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com