Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Những cô giáo kiên cường 'cắm bản' ở vùng cao Mù Cang Chải

13/11/2022 14:19

Kinhte&Xahoi Nghe theo tiếng gọi của Nhà nước, của ngành, cô giáo Đỗ Thị Loan, Nguyễn Thị Thanh Mai làm đơn tình nguyện lên Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái dạy học khi tuổi mới đôi mươi...

Đi bộ hơn 10km mỗi ngày đến điểm trường dạy học

Ra trường năm 2007, bước chân lên Mù Cang Chải dạy học, cô Loan cầm trong tay hợp đồng lao động với mức lương vỏn vẹn 400.000 đồng. Nhìn xung quanh chỉ toàn rừng và núi, phương tiện di chuyển không có, đường sá khó khăn, cô gái 22 tuổi không khỏi hụt hẫng.

Nữ giáo viên trẻ này về công tác tại trường mầm non xã La Pán Tẩn, cách thị trấn Mù Cang Chải 25km. Ròng rã hơn 1 năm, để hoàn thành tốt việc dạy học, ngày nào cô Loan phải đi sớm, về tối, vượt hơn 10km đường mòn trên núi.

“Đấy có lẽ kỷ niệm đáng nhớ nhất trong 15 năm làm giáo viên vùng cao của tôi. Những ngày tháng ấy tôi đi bộ hơn 10km đến trường chính trong ngày để dạy học. Trời mưa chúng tôi mang ủng, có những khi chân sưng lên vì lạnh giá, và vì đi bộ quá xa. Ngày nào cũng vậy, khi sương chưa tan thì chúng tôi đã khoác balo lên để di chuyển đến điểm bản. Khi chúng tôi trả các con về với gia đình và trở về điểm trường chính, thì hầu như trời đã gần về tối ”, cô Loan nhớ lại.

Ngày mới lên Mù Cang Chải, không ít lần cô Loan cảm thấy hụt hẫng bởi điều kiện quá khó khăn lại gặp phải rào cản ngôn ngữ với học trò. Ảnh: Ngọc Nga

Tuy nhiên, khó khăn nhất với cô Loan là rào cản ngôn ngữ với học trò của mình. Học sinh của cô thời gian đầu chỉ nói tiếng địa phương. Cô gặp trở ngại cả khi giao tiếp với phụ huynh các em. Vậy là mỗi ngày sau giờ lên lớp, cô lại miệt mài cập nhật tiếng địa phương.

“Tôi bắt đầu học tiếng địa phương từ những câu sinh hoạt hằng ngày, khi mà tôi biết được rồi,. Nhờ học tiếng địa phương, tôi có thêm kinh nghiệm về cách giảng dạy các con để bài giảng của mình và các hoạt động trong ngày hiệu quả. Đôi khi chúng tôi còn phải nhờ phụ huynh giúp đỡ, trao đổi về các con để hiểu các con hơn”, cô Loan cho biết.

Khó khăn là thế, nhưng gặp những học sinh nhỏ vùng cao cô Loan lại thắt lòng, không muốn "bỏ cuộc". Muốn các con được đi học để có tương lai tốt đẹp hơn, cô cùng các đồng nghiệp của mình động viên nhau và tự tìm cách để vượt qua những thách thức.

Sau khoảng thời gian công tác tại xã La Pán Tẩn và trường Mầm non Bông Sen ở xã Chế Cu Nha, năm 2021 cô Loan được điều chuyển về Trường mầm non Kim Nọi với vai trò là Phó hiệu trưởng trường. Trường hiện có 198 học sinh và 100% các em là dân tộc H’mông.

Suốt 15 năm qua, không dừng lại ở việc gieo chữ, cô giáo Loan vẫn luôn trăn trở, ấp ủ về những sáng kiến nhằm tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng cao, hoạt động giữ gìn bản sắc văn hóa cho đồng bào dân tộc Mông.

Trong lớp học, cô giáo lên ý tưởng trang trí lớp học với những hình ảnh trang phục của đồng bào dân tộc. Trong tuần, trường tổ chức hoạt động múa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mông, bố trí “góc địa phương” mở phiên chợ vùng cao ở sân trường để giúp các em nhỏ không quên được những nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc mình.

Mỗi tuần 2 ngày, học sinh được yêu cầu mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình để đi học. Ảnh: Ngọc Nga

“Thèm” hơi người

Cũng giống cô giáo Đỗ Thị Loan, cô giáo Nguyễn Thị Thanh Mai cũng là một trong những giáo viên chủ động viết đơn xin lên vùng cao dạy học. Thoáng đã 15 năm trôi qua, nhớ về những ngày đầu đặt chân lên xã Kim Nọi, cô Mai không khỏi xúc động.

“Thấy được hoàn cảnh của con, em vùng cao nên khi vừa ra trường tôi đã muốn lên đây, với mong muốn mang những gì mình được học dạy lại cho các con nơi này”, cô Mai chia sẻ.

Các cô giáo nơi đây còn tổ chức những buổi hoạt động văn nghệ, để học sinh không quên nét đặc sắc trong văn hóa của dân tộc mình.

Ngày mới lên, cô ở hẳn trên bản, điểm trường chính của xã Kim Nọi lúc bấy giờ mới chỉ có 3 lớp. Ngày ngày các cô giáo vào bản để gọi các con đi học, thậm chí còn mua bánh, kẹo để đến tận nhà “dụ” các con đi học. Thời đó, phụ huynh nhận thức về việc cho con đi học vẫn còn hạn chế. Nhiều phụ huynh còn mắng: “Tôi không cho con đi học đâu, các cô gọi lắm thế”. Thậm chí có phụ huynh còn nói dối cô giáo để không cho con đi học.

Đều đặn 5h30 mỗi ngày, các cô giáo chia nhau đi bộ 5-6km đón học sinh và 7h quay về trường là vào lớp dạy. Đến chiều các cô giáo lại tiếp tục đi bộ 5-6km để đưa các con về nhà.

Phiên chợ vùng cao cũng được các cô giáo tái hiện ngay trên sân trường.

“Lúc mới lên chẳng hề biết tiếng Mông đâu, qua quá trình làm việc, dần dần tôi học tiếng địa phương. Nhiều lúc cũng cảm thấy nản, nhưng vì các con, vì nghề giáo mà mình chọn, nên sau cùng tôi vượt qua tất cả để tiếp tục cống hiến”, cô Mai tâm sự.

Cô Loan hồi tưởng kỷ niệm không thể quên, có lần đi xe máy qua đường đèo để vào bản dạy học giữa mưa, đường trơn, trượt tay lái, cô Loan ngã nhào xuống vực. "May sao hôm ấy trời thương, mắc vào dây sắn rừng, được các thầy cô đi cùng kéo lên", Cô Loan kể. "Còn không ít lần đường quá trơn, khi xuống dốc tôi còn phải thả cho xe tự đi, còn mình nhảy ra khỏi xe để bảo đảm tính mạng". Đến giờ, cô vẫn giữ chiếc xe này làm kỷ niệm.

Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Mai đã 15 năm gắn bó với các em học sinh ở xã Kim Nọi, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.

“Thời điểm ở trên bản, cách rất xa trung tâm huyện, có khi phải cả tháng mới được xuống huyện 1 lần. Ngày đấy nhìn quanh toàn là núi với rừng, nhà dân thưa thớt, những ngày nghỉ dạy ở mãi trong trường buồn quá, phải ra mỏm đồi đứng từ trên nhìn xuống trung tâm huyện để thấy nhà, thấy người cho đỡ “thèm” hơi người”, cô Mai tiếp tục hồi ức.

15 năm gắn bó với núi rừng, cô Loan cũng như cô Mai luôn trăn trở làm sao để giúp con đồng bào vùng cao học chữ, học tiếng Việt, nâng cao kiến thức, hiểu biết cho các em. Nơi đây đã trở thành quê hương thứ 2 của các cô. Những giáo viên cắm bản mong muốn, Đảng, Nhà nước tluôn quan tâm, giúp đỡ để các thầy, cô yên tâm công tác.

Ngọc Nga - Pháp luật Plus 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Sinh viên thuê trọ thời “bão giá”

Càng gần thời điểm bắt đầu năm học mới của các trường đại học cũng là lúc nhu cầu thuê trọ của sinh viên tăng cao. Cùng với những tác động của vật giá leo thang, giá thuê phòng trọ cũng tăng chóng mặt trong thời điểm này. Dù vậy, nhiều bạn vẫn tìm được những cách riêng để đối mặt với câu chuyện tìm nhà thời “bão giá”.

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/guong-nguoi-tot-viec-tot/nhung-co-giao-kien-cuong-cam-ban-o-vung-cao-mu-cang-chai-d186524.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com