Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Sẵn sàng các giải pháp ứng phó thiên tai tại khu vực miền núi phía Bắc

22/09/2022 09:22

Kinhte&Xahoi Những tháng đầu năm 2022, thiên tai đã gây ra nhiều thiệt hại tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Trong những tháng tiếp theo, dự báo tình hình thiên tai vẫn diễn biến phức tạp, nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, đòi hỏi các địa phương trong khu vực miền núi phía Bắc cần sẵn sàng các giải pháp để ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Công tác phòng chống thiên tai còn thiếu và yếu

 Do địa hình chia cắt, độ dốc lớn nên nhiều tỉnh miền núi phía Bắc thường xuyên xảy ra hiện tượng sạt lở, lũ quét mỗi khi đến mùa mưa bão. Một số tuyến đường huyện, xã trọng yếu của khu vực miền núi phía Bắc bị sạt lở, ách tắc, có những nơi khối lượng đất, đá lên tới hàng nghìn m3 gây ách tắc giao thông cục bộ.

Vùng núi cũng thường xuyên phải gánh chịu những trận lũ quét, sạt lở đất bất ngờ đổ ập xuống trong đêm, cuốn trôi nhà cửa và tính mạng người dân, gây nên nhiều cái chết thương tâm.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng lũ quét, sạt lở đất ngày càng xảy ra với cường độ lớn theo cách lý giải của Tổng cục Phòng chống thiên tai là do triền đồi, núi dốc, đất bị phong hóa qua nhiều năm, cho nên vào mùa mưa luôn luôn trong trạng thái bão hòa nước.

Do địa hình chia cắt, độ dốc lớn nên nhiều tỉnh miền núi phía Bắc thường xuyên xảy ra hiện tượng sạt lở, lũ quét mỗi khi đến mùa mưa bão

Mặt khác, diện tích rừng nguyên sinh bị thu hẹp, được thay bằng rừng trồng ở vị trí khác khiến khả năng giữ nước bị thay đổi. Thêm vào đó, ta-luy vách đồi, núi được xẻ cao làm mất thế cân bằng ổn định của mái dốc được tạo ra qua hàng triệu năm… Đây là sự tác động trực tiếp để “kích hoạt” cơ chế chuyển dịch các khối đất, đá dẫn đến hiện tượng sạt lở đất.

Thực tế cho thấy, thiên tai diễn ra thường xuyên tại khu vực miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý, đây cũng là khu vực công tác phòng chống thiên tai vẫn còn nhiều khó khăn. Nhận thức, kỹ năng phòng chống thiên tai của cộng đồng ở một số nơi, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa còn khá hạn chế. Việc cung cấp và tiếp nhận thông tin về thiên tai đối với người dân ở những nơi có nguy cơ cao nhất là vùng sâu, vùng xa chưa được thường xuyên, kịp thời.

Một điểm đáng chú ý nữa, đây cũng là khu vực dân số gia tăng, thiếu nơi ở, nơi sản xuất an toàn; Còn nhiều hộ dân, người dân sống ở những nơi có nguy cơ mất an toàn chưa được bố trí di dời do thiếu quỹ đất và nguồn lực tài chính. Cùng với đó, đồng bào các dân tộc vùng cao thường có thói quen tập tục sinh sống ven sông suối, trên đất dốc, là những nơi dễ xảy ra lũ quét, sạt lở đất.

Trong khi đó, công tác dự báo, cảnh báo, giám sát thiên tai tuy đã có những bước cải thiện nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, nhất là dự báo, cảnh báo lũ ống, lũ quét, sạt lở đất và mưa cực đoan trong phạm vi hẹp.

Lũ quét thường gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản của bà con các tỉnh miền núi

Sẵn sàng các giải pháp ứng phó thiên tai tại khu vực miền núi phía Bắc

 Hệ thống cơ sở hạ tầng nói chung và hạ tầng phòng chống thiên tai trong khu vực còn thiếu đồng bộ, khả năng chống chịu hạn chế. Một số công trình hư hỏng, xuống cấp do thiên tai và khi xảy ra thiên tai dễ bị chia cắt, cô lập; Điện lưới thông tin liên lạc gián đoạn. Thực tế, trong khu vực còn thiếu phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng để theo dõi, nắm bắt tình hình thiên tai, tiếp cận hiện trường cung cấp thông tin cũng như triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn.

Mặt khác, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp còn hạn chế cả về tổ chức, lực lượng và cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác tham mưu chỉ đạo điều hành. Lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai, đặc biệt là ở cấp cơ sở còn thiếu kiến thức, kỹ năng do chưa được đào tạo, tập huấn. Nguồn lực cho công tác phòng, chống thiên tai đã được quan tâm đầu tư nhưng so với yêu cầu thực tiễn đặt ra còn rất hạn chế.

Sớm kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp

 Nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, tình hình thời tiết, thiên tai trong khu vực miền núi phía Bắc những tháng còn lại của năm 2022 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.

Trong đó, các tháng cuối năm lượng mưa lớn hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ từ 10-20%. Khả năng trong khu vực xảy ra mưa lớn cục bộ thời gian ngắn.

Theo dự báo, tình hình thời tiết, thiên tai trong khu vực miền núi phía Bắc những tháng còn lại của năm 2022 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp

Trung tâm dự báo khí tượng Thủy văn Quốc gia cũng lưu ý, với diễn biến cực đoan của thiên tai trong những năm gần đây, đề phòng tình huống mưa lớn cực đoan như tại Quảng Ninh năm 2015 (mưa gần 1.600mm/đợt), mưa tại lòng hồ Hòa Bình tháng 10/2017; Lũ quét, sạt lở đất nghiêm trọng như tại Mường La, tỉnh Sơn La, Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái và Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình năm 2017; Tại Mường Lát và Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa năm 2018, 2019…

Trước những nhận định, dự báo trên, để khắc phục những khó khăn còn tồn tại, ứng phó hiệu quả với thiên tai trong năm 2022, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đề nghị các địa phương cần sớm hoàn thành việc kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp, đặc biệt là các địa phương có nhiều biến động về nhân sự lãnh đạo ở nhiệm kỳ mới, nhất là ở cấp huyện, xã.

Đồng thời, các địa phương xây dựng kế hoạch công tác, phân công nhiệm vụ cụ thể các thành viên gắn với trách nhiệm của người đứng đầu. Đi cùng với đó, địa phương cần quan tâm đầu tư nâng cấp về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực để nâng cao năng lực tham mưu chỉ đạo điều hành cho Văn phòng thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai các cấp.

Đáng chú ý, để đảm bảo an toàn cho người dân, các địa phương trong khu vực cần chú trọng phương án di dời, sơ tán tại các khu dân cư ven sông, suối; Khu vực có nguy cơ xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất; Triển khai tổ chức kiểm tra an toàn nơi ở của người dân ở những nơi nguy cơ cao xảy ra lũ quét sạt lở đất; Các khe, suối; Các đập tạm, cống qua đường giao thông, hồ ao nuôi trồng thủy sản phía trên khu dân cư để kịp thời phát hiện xử lý vật cản trên các dòng chảy, tránh gây tắc nghẽn tạo lũ ống, lũ quét. Đồng thời, các địa phương chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện để triển khai ứng phó khi có tình huống để giảm thiểu thấp nhất thiệt hại, nhất là thiệt hại về người.

Nhiều địa phương ở Lạng Sơn bị ngập lụt do mưa lũ bất thường hồi tháng 5 vừa qua

Một trong những nhiệm vụ không kém phần quan trọng đó là cần tiếp tục đẩy mạnh việc củng cố, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của lực lượng xung kích phòng chống thiên tai tại cơ sở. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện cần tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các xã tập huấn kiến thức, kỹ năng cho lực lượng này. Đây chính là lực lượng ngay từ giờ đầu phản ứng nhanh với những sự cố đang diễn ra để hỗ trợ giúp người dân và chính quyền địa phương ứng phó với thiên tai.

Đi cùng với các giải pháp trên, các địa phương trong khu vực cần chỉ đạo công tác kiểm tra, đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, hồ đập, nhất là các hồ đập nhỏ, xung yếu trước mùa mưa lũ; Phát hiện, xử lý kịp thời các hư hỏng, sự cố và xây dựng, triển khai các phương án đảm bảo an toàn cho công trình cũng như khu vực hạ du, nhất là trong các tình huống xả lũ khẩn cấp.

Mặt khác, các địa phương cũng cần ưu tiên bố trí nguồn ngân sách của địa phương, quỹ phòng chống thiên tai cho các hoạt động phòng, chống thiên tai, nhất là thông tin về tình hình thiên tai, công tác truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng; Triển khai xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến năm 2030, gắn xây dựng cộng đồng an toàn với thực hiện tiêu chí chủ động phòng chống thiên tai trong xây dựng Nông thôn mới.

Thanh Hoài - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Sinh viên thuê trọ thời “bão giá”

Càng gần thời điểm bắt đầu năm học mới của các trường đại học cũng là lúc nhu cầu thuê trọ của sinh viên tăng cao. Cùng với những tác động của vật giá leo thang, giá thuê phòng trọ cũng tăng chóng mặt trong thời điểm này. Dù vậy, nhiều bạn vẫn tìm được những cách riêng để đối mặt với câu chuyện tìm nhà thời “bão giá”.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/san-sang-cac-giai-phap-ung-pho-thien-tai-tai-khu-vuc-mien-nui-phia-bac-206296.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com