Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Diễn biến thị trường trái phiếu, bất động sản, chứng khoán tác động mạnh đến hoạt động tiền tệ

28/10/2022 18:47

Kinhte&Xahoi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết diễn biến của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, chứng khoán trong nước đã tác động mạnh đến hoạt động tiền tệ và ngân hàng năm nay.

Chiều 28/10, dành gần 9 phút trả lời những ý kiến thảo luận của các đại biểu về chính sách điều hành tín dụng, tỷ giá, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết: Bối cảnh năm 2022 có nhiều khó khăn hơn so với những đánh giá vào cuối năm 2021, xu hướng lạm phát kéo dài hiển hiện ở khắp các nước trên thế giới; FED đã tăng lãi suất cao và dự kiến sẽ vẫn tiếp tục ở mức cao; Đồng đô la Mỹ tăng mạnh khiến nhiều đồng tiền khác suy giảm. Những diễn biến như vậy khiến Ngân hàng Trung ương các nước trên thế giới đều gặp khó khăn.

Trong nước, những diễn biến của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, chứng khoán đã tác động rất mạnh đến hoạt động tiền tệ và ngân hàng.

"Ngay cả trong bối cảnh lãi suất thế giới tăng cao, nhiệm vụ giao cho chính sách tiền tệ vẫn phải giảm 0,5-1% trong giai đoạn 2022-2023. Đây là một nhiệm vụ thực sự khó khăn trong bối cảnh này", bà Hồng đánh giá.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng

Thống đốc cho biết trong 9 tháng đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ và chỉ đạo điều hành linh hoạt vào thời điểm hợp lý, qua đó góp phần kiểm soát lạm phát ở mức bình quân 9 tháng là 2,73%, cả năm nhiều khả năng dưới 4% - đây là mức thấp hơn nhiều so với thế giới.

Tăng trưởng kinh tế chính sách tiền tệ tín dụng của ngành ngân hàng tăng trên 11%, đây cũng là một yếu tố góp phần tăng trường kinh tế đạt mức dự kiến 8% cho cả năm.

"Đối với tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước đã theo dõi sát và điều hành linh hoạt ở mức độ phù hợp để ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối. Đặc biệt trên thị trường tiền tệ, thanh khoản ngân hàng thậm chí có dư thừa trong 9 tháng, mặt bằng lãi suất chỉ tăng 0,3-0,4% so với cuối năm ngoái", Thống đốc cho hay.

Tuy nhiên sang tháng 10, bà Hồng cho biết thị trường tiền tệ, ngoại hối biến động mạnh do tác động bởi tâm lý kỳ vọng, đặc biệt là các thông tin không đúng sự thật ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức tín dụng.

"Ngân hàng Nhà nước cũng đã chủ động, linh hoạt và xác định trọng tâm thời gian này phải đảm bảo ổn định hoạt động hệ thống ngân hàng và sẵn sàng cung ứng thanh khoản để đáp ứng nhu cầu chi trả cho các tổ chức tín dụng", tư lệnh ngành ngân hàng cho biết.

Đối với thị trường ngoại hối, bà cho biết Ngân hàng Nhà nước phải chủ động cho phép tỷ giá biến động linh hoạt hơn. Bởi nếu ổn định lãi suất thì không thể kiểm soát được thị trường ngoại hối mà ổn định thị trường này rất quan trọng với nhà đầu tư nước ngoài.

"Trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô, tiền tệ, chúng ta phải xác định mục tiêu trọng tâm trọng điểm trong giai đoạn đó là gì nhưng mục tiêu chính vẫn là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô", Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nói.

Trong ngắn hạn, bà cho rằng phải đánh đổi giữa các mục tiêu như: Để ổn định thị trường ngoại hối phải chấp nhận tỷ giá tăng cao và doanh nghiệp chịu ảnh hưởng khi tỷ giá tăng cao nhưng ổn định được thị trường ngoại hối...

Liên quan đến vấn đề tháo gỡ khó khăn cung ứng xăng dầu, Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Công thương phải có đánh giá chi tiết, cụ thể, phân tích những nguyên nhân dẫn đến cái hiện tượng khan hiếm, rối loạn cung ứng và có những giải pháp phù hợp.

Về phía hoạt động tín dụng của ngân hàng, trong điều hành, Ngân hàng Nhà nước rất quan tâm đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, trong đó có kinh doanh xăng dầu; Đồng thời đã có công văn gửi các tổ chức tín dụng phải đáp ứng cho lĩnh vực kinh doanh này.

Về Chương trình hỗ trợ lãi suất 2%, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành ban hành Nghị định, thông tư hướng dẫn, tuy nhiên, về thực tiễn, số lượng hỗ trợ còn ít, sự giám sát từ sớm từ xa, những phân tích, đánh giá nguyên nhân của các đại biểu Quốc hội là hoàn toàn chính xác.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, Ngân hàng Nhà nước sẽ phối hợp cùng các Bộ, ngành tiến hành đánh giá, khảo sát trong thời gian tới và báo cáo tổng thể với Chính phủ và Quốc hội.

 Hạnh Nguyên - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Sinh viên thuê trọ thời “bão giá”

Càng gần thời điểm bắt đầu năm học mới của các trường đại học cũng là lúc nhu cầu thuê trọ của sinh viên tăng cao. Cùng với những tác động của vật giá leo thang, giá thuê phòng trọ cũng tăng chóng mặt trong thời điểm này. Dù vậy, nhiều bạn vẫn tìm được những cách riêng để đối mặt với câu chuyện tìm nhà thời “bão giá”.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/dien-bien-thi-truong-trai-phieu-bat-dong-san-chung-khoan-tac-dong-manh-den-hoat-dong-tien-te-209194.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com