Xem nhiều

Cuộc chiến kinh tế quan trọng như cuộc chiến chống đại dịch

10/04/2020 09:33

Kinhte&Xahoi Ảnh hưởng của dịch bệnh tới nền kinh tế sẽ còn kéo dài và không thể khắc phục được ngay khi dịch bệnh kết thúc. Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc đưa ra các giải pháp cho cuộc chiến kinh tế từ góc độ tài chính, tiền tệ.

Chính phủ cần có hướng dẫn cụ thể về trường hợp người có hợp đồng lao động nghỉ việc, ngừng việc không hưởng lương trong thời gian dịch bệnh để người lao động vẫn giữ được việc làm.

Chưa ai dự báo được khi nào dịch bệnh sẽ qua đi, nhưng một điều chắc chắn là hệ lụy, ảnh hưởng của dịch bệnh tới nền kinh tế sẽ còn kéo dài và không thể khắc phục được ngay khi dịch bệnh kết thúc và khó khăn với doanh nghiệp còn chất chồng trước mắt. Hỗ trợ nhanh, hiệu quả của Chính phủ là rất cần thiết cho cộng đồng doanh nghiệp.

Về chính sách tài khóa, tôi cho rằng, cần thực hiện ngay việc tạm hoãn nộp các khoản thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân của người lao động, bảo hiểm xã hội, phí công đoàn… trong khi chờ chính sách cụ thể vì quá trình hướng dẫn thực hiện các giải pháp theo Chỉ thị của Thủ tướng của các bộ ngành còn chậm, doanh nghiệp có thể ngừng hoạt động, phá sản trước khi cơ chế, chính sách được áp dụng. Các chính sách này cần được áp dụng với hệ thống các ngân hàng thương mại vì các ngân hàng thương mại cũng là doanh nghiệp.

Bên cạnh chính sách giãn, hoãn tiến độ nộp các khoản thuế, bảo hiểm xã hội, phí, lệ phí, cần bổ sung các chính sách miễn, giảm các khoản phải nộp này thuộc chức năng của Chính phủ. Đề nghị Chính phủ trình Quốc hội ngay đầu kỳ họp giữa năm các biện pháp giảm thuế, phí và thu ngân sách thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Cần giãn, hoãn, miễn giảm tiền thuế đất cho các doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh.

Tôi cho rằng, cần thực hiện ngay việc hồi tố với chi phí lãi vay khi tính thuế trong 2 năm 2017. Việc hồi tố có đủ cơ sở pháp lý, bảo đảm lợi ích chính đáng của doanh nghiệp, là việc làm hợp lý, hợp tình, củng cố niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp vào sự đồng hành chia sẻ của các cơ quan chính phủ với những khó khăn của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Đồng thời, với việc cho phép chuyển lỗ cho 5 năm tiếp theo, đề nghị cho phép khấu trừ các khoản lỗ của năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 vào năm lợi nhuận của năm 2019. Điều này cho phép doanh nghiệp chi trả nộp thuế trong vòng hai năm 2019-2020 và giúp tránh phá sản cho những doanh nghiệp có lợi nhuận trong năm 2019 nhưng lại thua lỗ nhiều trong năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Về chính sách tín dụng, ngoài các giải pháp hiện hành như tái cơ cấu nợ, giảm lãi suất cho vay, giảm phí; doanh nghiệp đề nghị có mức giảm sâu thêm từ 2-3% đối với khoản vay mới và vay hiện hữu (đến mức còn khoảng 4-5% đối với khoản vay tiền đồng và 2-3% đối với khoản vay USD) cho từng nhóm khách hàng có ảnh hưởng dịch bệnh khác nhau.

Ngân hàng Nhà nước cần hướng dẫn quy trình chuẩn đối với việc thẩm định, đánh giá thiệt hại, xác định đối tượng doanh nghiệp được hưởng hỗ trợ do trên thực tế các ngân hàng thương mại thực hiện khác nhau.

Bên cạnh đó, cần xem xét nới lỏng các tiêu chí cho phép cung cấp các khoản vay bình thường và các khoản vay lãi suất thấp

Về chính sách lao động, tiền lương, công đoàn. Trước mắt, không điều chỉnh lương tối thiểu vùng cho năm 2021. Cần tạm dừng các khoản đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động vào quỹ công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong năm 2020.

Đề nghị Chính phủ trình ra Quốc hội đề xuất giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 1% xuống 0,5%, giảm mức đóng kinh phí công đoàn từ 2% xuống còn 1% trước mắt cho năm 2020.

Chính phủ cần có hướng dẫn cụ thể về trường hợp người có hợp đồng lao động nghỉ việc, ngừng việc không hưởng lương trong thời gian dịch bệnh để người lao động vẫn giữ được việc làm.

Cần xem xét các chính sách về thời gian làm việc linh hoạt trong giai đoạn dịch bệnh để doanh nghiệp có thể giảm giờ làm việc hàng tuần và điều chỉnh mức lương phù hợp cho người lao động; cho phép người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận trả mức lương thấp hơn mức tiền lương tối thiểu vùng trong thời gian dịch bệnh, được phép giảm giờ làm và trả lương tương ứng với với giờ làm việc; cho phép người lao động được hưởng bảo hiểm thất nghiệp toàn phần đối với các doanh nghiệp bị đóng cửa để giữ chân người lao động.

Ngoài ra, cho phép không tính lương tăng ca đối với doanh nghiệp giảm số lượng lao động, tăng giờ làm thêm trong nhà máy do thực hiện việc đảm bảo yêu cầu giãn cách xã hội phòng chống dịch bệnh theo quy định của Bộ Y tế và hướng dẫn của các địa phương.

Cần cấp mới, gia hạn giấy phép lao động, visa cho lao động nước ngoài đã nhập cảnh vào Việt Nam trước thời điểm dịch bệnh bùng phát hoặc đang thực hiện cách ly 14 ngày theo quy định nhưng bị từ chối với lý do là người nước ngoài.

Cấp cứu một số lĩnh vực bị thiệt nặng nề

Trong lĩnh vực du lịch, đề xuất cho phép dùng 50% tiền ký quỹ du lịch trong năm 2020 để có thể hỗ trợ sản xuất kinh doanh và hoặc giảm 50% tiền ký quỹ du lịch, trước mắt cho năm 2020. Nghiên cứu giảm tiền thuê đất cho các ngành khách sạn và các ngành du lịch nghỉ dưỡng

Liên quan đến logistics, đề xuất giảm phí cảng biển về mức 50% trong năm 2020 và đề nghị Bộ Giao thông Vận tải làm việc với các hãng tàu nước ngoài yêu cầu giảm thu các phụ phí quá cao và bất hợp lý như hiện nay. Trong lĩnh vực vận tải đường bộ đề nghị giãn thời gian thu phí để giảm chi phí BOT.

Về cải cách thủ tục hành chính

Thực hiện Chính phủ điện tử, làm việc trực tuyến và tinh giản đến mức tối thiểu các thủ tục hành chính, đặc biệt trong lĩnh vực, đăng ký đầu tư, hải quan, thuế, bảo hiểm xã hội để doanh nghiệp có thể tiếp nhận nguồn nguyên vật liệu nhanh nhất và xuất khẩu thuận lợi nhất, giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp với cán bộ các cơ quan nhà nước.

Khuyến khích các cơ quan nhà nước chấp nhận hồ sơ, văn bản qua email bằng chữ ký điện tử (hợp pháp) của doanh nghiệp; chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm như chấp nhận khai báo thực tế của doanh nghiệp, giảm tỷ lệ kiểm tra trước thông quan; miễn thu phí các thủ tục hành chính và các dịch vụ công liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp…

Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc không tổ chức thanh, kiểm tra định kỳ trong năm 2020 với các doanh nghiệp không có dấu hiệu vi phạm để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tập trung giải quyết khó khăn, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

Người lao động và người tiêu dùng cần chung tay

Doanh nghiệp rất cần sự chia sẻ và đồng hành từ phía người lao động và người tiêu dùng. Đề nghị các doanh nghiệp và tổ chức công đoàn chủ động vận động người lao động sẵn sàng chấp nhận trả một phần lương đủ để đảm bảo cuộc sống, phần còn lại cho doanh nghiệp trả chậm sau một thời gian (theo thỏa thuận) để chung tay với doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Ngoài ra, đề nghị cho áp dụng sớm điều khoản của Bộ Luật về lao động 2019 (có hiệu lực từ 2021): Khi bị thiên tai dịch bệnh do điều kiện khách quan, cho phép doanh nghiệp được trả lương cho người lao động ở mức tối thiểu 14 ngày, sau đó có thể trả thấp hơn theo thỏa thuận, để duy trì doanh nghiệp. (Theo báo cáo của Hiêp hội dệt may, nếu phải trả lương đầy đủ trong điều kiện không có việc làm thì hầu hết các doanh nghiệp dệt may sẽ hết vốn trong vòng 3 tháng. Nhiều doanh nghiệp khác cũng cùng chung cảnh ngộ).

Người tiêu dùng tích cực hưởng ứng cuộc vận động của UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” để hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm dịch vụ nhằm trụ vững và vượt qua dịch bệnh.

Đây là thời điểm thích hợp để đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” với một xung lực mới: gần 100 triệu người dân Việt hậu thuẫn cho hàng Việt và doanh nghiệp Việt.

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

DigiCity Việt Nam tung khuyến mại “ảo” nhằm câu kéo khách hàng?

Trước thông tin bạn đọc phản ánh về việc Công ty Cổ phần DigiCity Việt Nam bán hàng loạt sản phẩm như Tivi, Tủ lạnh với giá 50.000đồng trên website http://digicity.com.vn, nhưng khi khách hàng hỏi mua lại được thông báo sản phẩm đã bỏ mẫu, website đang sửa chữa, Báo PLVN đã liên hệ để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Đông Anh – Hà Nội: Hai trại nuôi lợn xây dựng trên đất nông nghiệp

Hai trang trại nuôi lơn rộng hàng nghìn mét vuông được xây dựng trên đất nông nghiệp từ cuối năm 2018 tại xứ đồng Bãi bồi ven sông, thôn Mạch Lũng, xã Đại Mạch huyện Đông Anh, Hà Nội. Hậu quả, dẫn tới việc gây ra nguy cơ ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân nơi đây. Điều đáng nói khu đất này đã được mang ra đấu giá và có người trúng thầu nhưng không hiểu vì sao cơ quan chức năng lại chưa bàn giao mặt bằng cho người trúng thầu, không hề xử lý các sai phạm trên khiến dư luận bất bình.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/kinh-te-cong-nghe/phan-2-cuoc-chien-kinh-te-quan-trong-nhu-cuoc-chien-chong-dai-dich-d121476.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com