Xem nhiều

Thời gian nằm viện có được tính đóng BHXH?

Bà Đặng Thị Mai (tỉnh Nghệ An) làm việc trong cơ quan nhà nước. Vừa qua, bà Mai phải nhập viện điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trong thời gian 4 tháng, trong thời gian này cơ quan không đóng...

Cấm học sinh dùng điện thoại trong lớp: Loại bỏ nguy cơ ảnh hưởng không tốt đến học tập

23/10/2024 17:38

Kinhte&Xahoi Quy định mới đây của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về việc học sinh không được dùng điện thoại di động trong lớp học đang nhận được sự quan tâm của dư luận xã hội. Nhiều ý kiến bày tỏ sự đồng tình trước sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng, bởi thực tế việc sử dụng điện thoại di động của học sinh tại trường trong thời gian qua không chỉ khiến học sinh xao nhãng việc học tập, mà còn nảy sinh không ít hệ lụy...

Việc không được dùng điện thoại di động trong lớp học sẽ giúp học sinh tiếp thu đầy đủ kiến thức. Trong ảnh: Một tiết học của học sinh Trường Trung học phổ thông Trương Định (quận Hoàng Mai). Ảnh: Đỗ Tâm

Vì sao cần giám sát việc sử dụng điện thoại?

Việc có hay không cho phép học sinh dùng điện thoại di động trong trường, lớp học được thảo luận nhiều lần với nhiều ý kiến gây tranh cãi. Năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa nội dung quản lý điện thoại di động của học sinh vào Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT về việc ban hành điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. Thông tư nêu rõ: “Học sinh không được sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép”. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng hướng dẫn, việc cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động trong lớp học để hỗ trợ hoạt động học do giáo viên trực tiếp giảng dạy môn học quyết định; các nhà trường không bắt buộc học sinh phải trang bị điện thoại di động để phục vụ học tập.

Những năm qua, nội dung này chưa được các địa phương triển khai đồng bộ. Sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, số lượng học sinh sử dụng điện thoại thông minh ngày càng nhiều. Theo các giáo viên, việc học sinh tiếp cận và có thể sử dụng điện thoại thông minh giúp cho việc giao - nhận bài tập của cô và trò nhanh, thuận lợi, tiết kiệm được thời gian và giấy in.

Tuy nhiên, vẫn có không ít ý kiến đề xuất cơ quan chức năng nên xem xét ban hành quy định quyết liệt hơn theo hướng không cho phép học sinh dùng điện thoại di động tại trường. Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Hoàng Văn Thụ (quận Hoàng Mai) Nguyễn Minh Phi nhận định, nhiều học sinh không dùng điện thoại vào học tập mà nghiện mạng xã hội, xao nhãng việc học. Việc sử dụng điện thoại một cách thiếu kiểm soát còn gây lãng phí thời gian, khiến các em ít vận động trong giờ ra chơi, ít tương tác với bạn bè, thầy cô. Nhiều học sinh đăng những thông tin thiếu chuẩn mực, thậm chí trêu đùa nhau trên mạng xã hội, không kiểm soát được lời nói, dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

Theo quan sát của phóng viên, trong các buổi chào cờ đầu tuần hoặc các tiết chuyên đề tại sân trường, không ít học sinh chểnh mảng, không tập trung nghe thầy, cô giáo, chuyên gia trao đổi mà thường dành thời gian xem điện thoại. Vào giờ ra chơi ở các trường phổ thông, nhiều học sinh thích tụ tập chơi game, nhắn tin qua điện thoại hơn là cùng nhau chơi thể thao hoặc chuyện trò... Không ít giáo viên chia sẻ, có học sinh lợi dụng việc được mang điện thoại vào lớp để làm việc riêng như xem phim, chụp ảnh, quay clip…

Giảm những ảnh hưởng tiêu cực

Theo báo cáo giám sát giáo dục toàn cầu năm 2023 do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công bố, kết quả nghiên cứu về giáo dục từ mầm non đến đại học ở 14 quốc gia cho thấy, điện thoại thông minh khiến học sinh mất tập trung vào việc học. Dựa trên phân tích về 200 hệ thống giáo dục trên toàn thế giới, UNESCO ước tính 1/4 trong số này đã cấm học sinh sử dụng điện thoại ở trường.

Với căn cứ khoa học vừa nêu và minh chứng thực tế về tác hại của việc sử dụng điện thoại di động đối với học sinh, năm học 2024-2025, nhiều trường học đã quyết liệt hơn trong việc quản lý học sinh dùng điện thoại di động tại trường, lớp học. Tại thành phố Hồ Chí Minh, Trường Trung học phổ thông Trường Chinh quy định, học sinh không được sử dụng điện thoại trong khuôn viên nhà trường, kể cả giờ ra chơi. Đại diện nhà trường cho biết, từ khi thực hiện quy định này, sân trường đông học sinh hơn, các em chơi thể thao nhiều hơn.

Còn tại Hà Nội, ngày 11-10, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội có công văn gửi các trường học yêu cầu thực hiện nghiêm túc quy định “học sinh không được sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp và không được giáo viên cho phép”. Đây là lần đầu tiên, quy định này được áp dụng thống nhất, đồng loạt tại tất cả các trường học trên địa bàn thành phố nhằm ngăn ngừa các nguy cơ gây ảnh hưởng không tốt tới việc học tập của học sinh.

Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều (quận Long Biên) Lê Trung Kiên khẳng định, quy định học sinh không được sử dụng điện thoại di động đã được triển khai ở nhiều lớp với sự thống nhất giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh và thực tế ngăn ngừa được nhiều nguy cơ tiêu cực. Học sinh bớt xao nhãng trong giờ học, tăng thời gian tương tác trực tiếp với bạn bè trong giờ ra chơi... Việc Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định này là cần thiết, là cơ sở để các trường trên toàn thành phố áp dụng thống nhất, tạo nền nếp cho học sinh trong học tập.

hanoimoi.vn

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tình huống pháp lý vụ người đàn ông bị đánh bất tỉnh vì đăng thơ trên mạng xã hội?

Theo Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường: Hành vi đánh người thể hiện ý thức coi thường pháp luật, hung hãn của nhóm người này nên việc cơ quan chức năng vào cuộc xác minh làm rõ để xử lý là cần thiết. Cơ quan điều tra sẽ tiến hành xác minh làm rõ danh tính của những người đã thực hiện hành vi gây thương tích cho nạn nhân, làm rõ nguyên nhân sự việc và diễn biến hành vi của các bên liên quan để xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.

Hoàn thiện Quy chế quản lý kiến trúc thành phố Hà Nội: Bảo đảm yêu cầu chất lượng

Quy chế quản lý kiến trúc thành phố Hà Nội đang trong giai đoạn hoàn thiện. Các ý kiến tham gia, góp ý của các cơ quan, đơn vị liên quan sẽ được tiếp thu, giải trình, tổng hợp, báo cáo để hoàn chỉnh quy chế, bảo đảm yêu cầu chất lượng trước khi trình UBND thành phố Hà Nội ký ban hành theo thẩm quyền.

https://hanoimoi.vn/cam-hoc-sinh-dung-dien-thoai-trong-lop-loai-bo-nguy-co-anh-huong-khong-tot-den-hoc-tap-681887.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com