Xem nhiều

Bột phong thủy Alofa có đang lừa dối khách hàng?

Theo những lời quảng cáo trên khắp các trang mạng xã hội và đại lí bán hàng, chỉ cần bỏ ra mấy trăm nghìn đồng là có ngay gói bột phong thủy Alofa giúp tẩy uế, trừ tà, có khả năng “đuổi hết những gì...

Người Hà Nội với Lễ tuyên ngôn độc lập

02/09/2023 11:02

Kinhte&Xahoi Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản "Tuyên ngôn độc lập" khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thành công của buổi lễ đặc biệt này có công rất lớn của các cán bộ Việt Minh và rất nhiều người Hà Nội.

Đông đảo nhân dân tập trung tại Quảng trường Ba Đình nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945.

Từ chiến khu trở về ngoại thành Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh được bố trí ở nhà bà An, làng Gạ (nay thuộc phường Phú Thượng, quận Tây Hồ). Tại đây đã diễn ra các cuộc họp chuẩn bị cho sự kiện trọng đại và lễ Tuyên ngôn độc lập. Sau đó, các cán bộ Việt Minh lại đưa Chủ tịch Hồ Chí Minh về ở tại ngôi nhà số 48 phố Hàng Ngang của vợ chồng nhà tư sản dân tộc yêu nước Trịnh Văn Bô và Hoàng Thị Minh Hồ.

Thời điểm này, dù quân Nhật đã đầu hàng quân Đồng minh nhưng lính Nhật vẫn đóng ở Hà Nội, quân Pháp vẫn còn, vì thế, chỗ ở của Bác được giữ bí mật. Ngày 27-8-1945, Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam đã họp và bầu Hồ Chí Minh làm Chủ tịch lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ấn định ngày 2-9-1945 làm lễ tuyên bố Việt Nam là một quốc gia độc lập, đồng thời ra mắt Chính phủ lâm thời trước quốc dân đồng bào tại Hà Nội.

Tại ngôi nhà 48 Hàng Ngang, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thảo bản “Tuyên ngôn độc lập” để đọc trong ngày 2-9. Sinh thời, bà Hoàng Thị Minh Hồ kể rằng: “Các ông Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt không hề nói cho tôi biết ông cụ người gầy mắt sáng là ai, và ở tầng một, tôi chỉ nghe tiếng đánh máy chữ tạch tạch, có hôm đồng hồ quả lắc đánh 3 tiếng (3h sáng) mới thấy ngừng tiếng máy chữ”.

Tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam hiện có trưng bày bộ quần áo kaki Bác Hồ đã mặc trong ngày lễ Tuyên ngôn độc lập. Người may bộ quần áo này cho Bác là ông Phú Thịnh, chủ hiệu may có tiếng ở phố Hàng Quạt. Biết Bác ưa giản dị, ông Vũ Đình Huỳnh (thư ký của Bác khi đó), đưa ra ý kiến với ông Phú Thịnh: “Chất liệu bằng vải kaki, kiểu cách là áo có bốn túi, cổ kín, có khuy cài khi có việc quan trọng, lúc thường nhật thì mở khuy cho thoải mái, đi giày, đi dép đều hợp”. Ông Phú Thịnh hiểu người mặc quần áo này không phải là người thường. Dựa vào gợi ý của ông Vũ Đình Huỳnh, ông Phú Thịnh tính toán kiểu rồi tự cắt và cho thợ giỏi may. Hai ngày sau, bộ quần áo đã hoàn thành. Ông Vũ Đình Huỳnh mang về để Bác ướm thử và Người rất hài lòng.

Thời gian đến ngày trọng đại không còn nhiều mà việc thì bộn bề. Công việc thiết kế lễ đài được giao cho kiến trúc sư trẻ Ngô Huy Quỳnh. Ban tổ chức thống nhất địa điểm, vị trí đặt lễ đài rồi kiến trúc sư Ngô Huy Quỳnh khảo sát và bắt tay vào thiết kế. Trong thời gian chờ đợi, ông Ngô Huy Quỳnh hoàn thành bản vẽ, ông Phạm Văn Khoa (thành viên Ban tổ chức) đã tìm đến nhà ông Quyến, một thợ mộc giỏi ở phố Hàng Hành. Ông Quyến nhận lời và dẫn ông Khoa đến các cửa hàng mượn gỗ, vải và xin đinh thuyền, dây thép. Khi được đặt vấn đề, chủ cửa hàng nào cũng đồng ý ngay và họ còn tự chở vật liệu tập kết tại Ba Đình. 12h trưa ngày 1-9, việc thi công bắt đầu.

Để công trình hoàn thành theo thời gian mà ban tổ chức yêu cầu, ông Quyến đã mời 10 bạn thợ cùng làm. Hội Truyền bá Quốc ngữ huy động bốn chục anh em ở ban Cổ động, ban Khánh tiết, ban Giáo khoa đến giúp chuyển vật liệu. Trong suốt thời gian thi công, kiến trúc sư Ngô Huy Quỳnh đồng hành cùng những người thợ, tận tình chỉ bảo những chi tiết khó. Và, 3h sáng ngày 2-9, việc thi công lễ đài hoàn thành, đảm bảo đúng yêu cầu.

Hiện ở Bảo tàng Cách mạng Việt Nam có trưng bày chiếc micro mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng trong buổi lễ ngày 2-9-1945. Chiếc micro này là của ông Nguyễn Dực, người được Ban tổ chức mời thiết kế, lắp đặt và phụ trách phần âm thanh cho buổi lễ. Ông Nguyễn Dực khi đó là chủ cửa hàng radio nổi tiếng nhất Hà Nội ở 43 phố Đồng Khánh (nay là Hàng Bài). Những thiết bị cần thiết phục vụ cho âm thanh ông đều lấy từ cửa hàng của mình mang lên Ba Đình lắp đặt. Ông Dực cùng anh em thợ làm liên tục không nghỉ trong 9 giờ thì hoàn thành. Và trong suốt buổi lễ, ông túc trực, kiểm tra để nếu có sự cố thì sẽ xử lý ngay.

Để có hình ảnh về buổi lễ, Ban tổ chức đã mời các nhà nhiếp ảnh ở Hà Nội là Vũ Năng An, Hồng Nghi, Nguyễn Bá Khoản, Đinh Đăng Định... và mời hãng phim Hưng Ký quay phim. Và, đóng góp lớn nhất cho sự thành công của buổi lễ là hàng vạn đồng bào nội thành, ngoại thành đại diện cho nhân dân cả nước có mặt tại Quảng trường Ba Đình. Trong trang phục gọn gàng, những công dân Hà Nội đã tạo nên bầu không khí phấn khởi, thể hiện niềm hạnh phúc khi được là công dân của nước Việt Nam độc lập.

Nguyễn Ngọc Tiến - Hà Nội mới

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Hà Nội mới https://hanoimoi.vn/nguoi-ha-noi-voi-le-tuyen-ngon-doc-lap-639841.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com