Xem nhiều

Kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024): Hồ Chí Minh - người thầy vĩ đại của các nhà báo

21/06/2024 09:18

Kinhte&Xahoi Chủ tịch Hồ Chí Minh thường căn dặn các nhà báo: Trước khi cầm bút phải tự đặt câu hỏi: “Viết cho ai xem? Viết để làm gì? Viết thế nào cho phổ thông dễ hiểu, ngắn gọn dễ đọc?”. Có chừng đó thôi nhưng vô cùng sâu sắc, bởi đó chính là mục đích, động cơ làm báo. Trả lời thấu đáo các câu hỏi đó, bài báo sẽ có chất lượng tốt.

Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II Hội Nhà báo Việt Nam, ngày 16-4-1959. Ảnh: Tư liệu

Khi cây bút là vũ khí sắc bén

Năm 1917, sau những năm tháng bôn ba ở nhiều nước trong đó có những nước lớn như Mỹ, Anh, Nguyễn Tất Thành trở về Pháp. Là một nhà hoạt động xã hội mới đặt chân lên trời tây chưa được ai biết đến, Nguyễn Tất Thành hiểu rằng muốn tiếng nói, tư tưởng của mình được lan tỏa, không gì tốt hơn là thông qua phương tiện báo chí. Người tích cực học tiếng Pháp, bằng đủ mọi cách, học từ sách vở tới thông qua tiếp xúc hằng ngày. Tranh thủ tối đa quỹ thời gian, vừa tự học tiếng Pháp, Nguyễn Ái Quốc vừa học viết báo.

Là người thấu hiểu đời sống của người Việt và các nước thuộc địa vô cùng khó khăn, một trong những nguyên nhân của sự lầm than đó là chính sách cai trị ngu dân của người Pháp và ách áp bức bóc lột của chủ nghĩa đế quốc, thực dân. Nguyễn Tất Thành hiểu đâu là “chính” đâu là “tà”, đâu là cội nguồn đau khổ của các dân tộc bị áp bức. Hiểu được rồi làm thế nào để truyền bá được những hiểu biết đó cho người dân, cho những người cùng chí hướng, để khơi dậy lòng yêu nước, khát vọng độc lập dân tộc và nhận rõ đâu là kẻ thù, ấy là sứ mệnh của báo chí.

Khi hiểu được vị trí, vai trò và sứ mệnh của báo chí, Hồ Chí Minh dấn thân vào con đường báo chí. Với người Việt, học làm báo tiếng Việt đã là việc không dễ, học viết báo bằng tiếng Pháp lại càng khó hơn. Trong cuốn “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” đã kể lại buổi đầu học viết báo của Nguyễn Ái Quốc: “Ông Nguyễn nói thật là mình còn kém tiếng Pháp. Người chủ bút nói: “Điều đó không ngại, có thế nào anh viết thế ấy. Tôi sẽ chữa bài của anh trước khi đưa in. Anh không cần viết dài; năm, sáu dòng cũng được”. Nguyễn bắt đầu viết rất khó khăn. Tin tức về Việt Nam, ông không thiếu, ông thiếu nhất là văn Pháp, ông Nguyễn viết làm hai bản, gửi cho tòa báo một bản, giữ lại một bản. Ông hết sức vui sướng khi thấy bài viết đầu tiên của mình được đăng lên báo. Ông đọc lại bài báo đã in, so sánh và sửa chữa. Ông kiên nhẫn làm theo cách ấy... và ông thành công...”.

Đội ngũ những người làm báo giờ đây nhớ lại những buổi ban đầu đều thấm thía những lời dạy chân thành, sinh động của Hồ Chí Minh về cách làm báo. Đọc lại những bài báo của Nguyễn Ái Quốc hồi còn hoạt động ở Pháp như “Tâm địa thực dân”, “Vấn đề dân bản xứ” hay “Yêu sách của nhân dân An Nam”... được xuất bản trên báo “Le Paria” (Người cùng khổ) cách đây hơn trăm năm vẫn thấy giọng văn sắc bén, dễ hiểu, thu hút được độc giả không chỉ trên đất Pháp và cả nước ngoài.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ rõ: “Báo chí là một mặt trận”, “Cây bút là vũ khí sắc bén, bài báo là tờ hịch cách mạng”. Vì thế, “cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”. Người căn dặn các nhà báo trước khi cầm bút phải tự đặt câu hỏi: “Viết để làm gì?”, “Viết cái gì? Viết cho ai? Viết thế nào?”. Người thường xuyên nhấn mạnh mục đích viết báo “không phải để cho một số ít người xem, mà để phục vụ nhân dân”.

“Phục vụ nhân dân”, câu nói đơn giản nhưng để làm được không dễ. Trong bối cảnh trước cách mạng, 95% dân số Việt Nam mù chữ. Viết thế nào để gần dân, để thể hiện tư tưởng thương dân, vì dân phải được thể hiện rất rõ qua từng con chữ. Ngôn ngữ Bác Hồ giản dị, rõ ràng mà lại giàu hình ảnh, đậm đà giá trị biểu cảm là nhờ bắt nguồn sâu xa từ tục ngữ, thành ngữ, ca dao, lời ăn tiếng nói của nhân dân nên đó là một thứ ngôn ngữ sống động mang hơi thở của đời sống nhân dân lao động, xa lạ với ngôn ngữ quan phương hành chính mệnh lệnh.

Một đặc điểm ngôn ngữ Hồ Chí Minh là có xu hướng toàn dân, phổ cập, thông thường, dễ hiểu, dễ nhớ. Đôi lúc lời văn của Người gần như là sự tập hợp của các thành ngữ: “Chúc các đồng chí đi đường, chân cứng, đá mềm, thuận buồm xuôi gió”. Người thường sử dụng hình ảnh và cách nói vần vè của nông dân: “Từ bây giờ cho đến khi thóc vào bồ, ngô vào cót, luôn luôn phải lãnh đạo chặt chẽ”. Một lần về cơ sở, Người nói: “Cán bộ về xã mà không khéo giữ gìn thì thành cán bộ “thịt gà lá chanh...”.

Thật khó mà kể hết những câu thành ngữ, ca dao được Hồ Chí Minh sử dụng một cách nhuần nhuyễn trong các bài báo khiến người đọc thấy gần gũi, hấp dẫn mà các nhà báo lâu năm dẫu có học mãi vẫn chưa thể đạt được trình độ ấy.

Coi trọng ý kiến nhân dân, tiên phong “phò chính, trừ tà”

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh rằng báo chí của ta phải phục vụ nhân dân lao động, phục vụ cho đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà.

Người chỉ rõ: “Đối tượng của tờ báo là đại đa số dân chúng”. Vì vậy, cách viết bài báo phải đơn giản, dễ hiểu, ngôn ngữ phải trong sáng, tránh dùng từ nước ngoài; viết “phục vụ nhân dân” thì nhất định phải chọn cái gì có lợi cho dân và phục vụ cách mạng. Vì vậy, Người nhắc nhở: “Bác biết các chú văn hay chữ tốt, nhưng dù sao, nhân dân trăm tai nghìn mắt vẫn có nhiều ý kiến thông minh có thể giúp cho các chú tiến bộ hơn. Không riêng gì viết sách viết báo, mà công tác gì muốn làm tốt đều phải coi trọng ý kiến của nhân dân”.

Ngày 25-5-1947, trong một bức thư gửi trí thức Nam Bộ, trong đó có các nhà báo, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính, trừ tà, mà anh em văn hóa trí thức phải làm cũng như là những chiến sĩ anh dũng trong công cuộc kháng chiến để tranh lại quyền thống nhất và độc lập cho Tổ quốc”. Bác Hồ đề ra cái sứ mệnh “phò chính, trừ tà” đã bao quát được cả sự nghiệp của những nhà báo chân chính. Dẫu rằng câu nói đó ra đời đã gần 80 năm nhưng ý nghĩa của nó sâu sắc và mang tính thời sự.

Ý thứ nhất là “phò chính”, tức phục tùng, bảo vệ chính nghĩa, nói lên sự thật, đồng hành với lẽ phải.

Thứ hai là “trừ tà”, tức là loại bỏ, lên án cái xấu cái ác, chống lại sự phi nghĩa. Sứ mệnh của nhà báo là phải nhận thức được, phân biệt được đâu là “chính” đâu là “tà”. Nhà báo phải biết phụng sự nhân dân, phải dựa vào lợi ích quốc gia, phụng sự Tổ quốc.

Trong cuộc chiến chống ngoại xâm vô cùng gian khổ và khốc liệt, ta - địch, chính - tà thường rõ ràng. Trong thời mở cửa và hội nhập, nhiều khi giữa “chính” với “tà” không đơn giản chỉ là “trắng” và “đen”, mà còn có những điểm đan xen, những vùng “xôi đậu” lẫn lộn buộc nhà báo phải tinh tường và có lương tâm mới phân biệt ra được. Trước một vụ việc phải phân định được đúng, sai, phải cân đong đo đếm được những mức độ của phải và trái, thì mới viết được bài báo đúng với tiêu chí của Bác Hồ đặt ra là “phò chính” và “trừ tà”. Nếu người viết lẫn lộn ngay từ khâu phân định, thì không mong gì họ có được những bài báo trung thực và tích cực.

Những lời chỉ dạy chân thành, giản dị về nghề báo của Người cho đến nay vẫn luôn được các thế hệ nhà báo cách mạng Việt Nam coi là phương châm thực hành nghề viết. Di sản báo chí phong phú cùng những lời căn dặn của Người đã khẳng định một chân lý rằng: Hồ Chí Minh thực sự là người thầy vĩ đại của các nhà báo!

Phan Thế Hải - Hà Nội mới

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Những giá trị, kỹ năng bất biến trong nghề báo

Tại cuộc giao ban báo chí dịp kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), một vấn đề được đặt ra là báo chí đang trong giai đoạn chuyển đổi; vì thế các cơ quan báo chí cần tìm tòi cách làm mới, tư duy mới để giải quyết nhiều “bài toán” đặt ra trong giai đoạn này.

Nguồn: Hà Nội mới https://hanoimoi.vn/ky-niem-99-nam-ngay-bao-chi-cach-mang-viet-nam-21-6-1925-21-6-2024-ho-chi-minh-nguoi-thay-vi-dai-cua-cac-nha-bao-669853.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com