Xem nhiều

Gotec Land, Đất Xanh Miền Nam huy động vốn trái phép

Mặc dù dự án mới đang được khoan cọc, các hạng mục hạ tầng kỹ thuật chưa hoàn thiện nhưng chủ đầu tư (CĐT) GOTEC Việt Nam cùng Đất Xanh Miền Nam đã huy động vốn từ khách hàng cho dự án Asiana Capella.

3 “phương án nghìn tỷ” di dời trụ sở các Bộ, ngành khỏi nội thành Hà Nội

27/03/2019 10:25

Kinhte&Xahoi Đưa 12 Bộ, ngành về khu vực Tây Hồ Tây, mức tài chính đòi hỏi là thấp nhất, gần 12.000 tỷ đồng. Nếu hướng di dời là về khu Mễ Trì, phương án tài chính cần hơn 14.000 tỷ đồng. Phương án 3, phân chia các Bộ, ngành về cả 2 khu vực này, phương án tài chính dự kiến là 17.000 tỷ đồng…

“Chấm điểm” 3 phương án

Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (VIUP) vừa gửi Bộ trưởng Bộ Xây dựng báo cáo bổ sung phương án quy hoạch xây dựng hệ thống trụ sở làm việc các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương các đoàn thể tại thủ đô Hà Nội đến năm 2030. Báo cáo được thực hiện theo chỉ đạo của Bộ trưởng Xây dựng diễn ra cuối tháng 2 vừa qua.

VIUP cho biết cơ quan này đã triển khai nghiên cứu bổ sung 2 phương án quy hoạch trụ sở các Bộ, ngành tập trung tại Tây Hồ Tây và Mễ Trì; tính toán lại quy mô bố trí các trụ sở, đánh giá tác động giao thông tới khu vực quy hoạch. Như vậy, cùng với phương án xây dựng trước đó, đến thời điểm này, VIUP xây dựng 3 phương án khác nhau cho việc di dời trụ sở các Bộ, ngành khỏi nội thành Hà Nội.

Theo chỉ đạo của Bộ trưởng Xây dựng, 3 phương án di dời trụ sở các Bộ, ngành khỏi nội đô đã được nghiên cứu, báo cáo

Theo phương án thứ nhất, 12 Bộ ngành gồm Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Tư pháp, Xây dựng, Giao thông vận tải, Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo, UB Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ được chuyển về Tây Hồ Tây. Riêng Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đang xây dựng tại Mễ Trì Hạ.

Phạm vi quy hoạch rộng 35 ha (bình quân mỗi cơ quan từ 1,5-2 ha), tổng số người làm việc dự kiến khoảng 14.000 người (bình quân 1.000 - 1.500 người/cơ quan), tầng cao bình quân dự kiến khoảng 15-20 tầng (chưa kể 3-4 tầng ngầm).

Với phương án này, nhu cầu tài chính khoảng 11.897 tỷ đồng, nguồn vốn được huy động từ chuyển đổi 50 ha tại Mễ Trì thu về 10.000 tỷ đồng, vốn chuyển đổi đất trụ sở cũ khoảng 1.897 tỷ đồng.

Ưu điểm của phương án này, theo VIUP là khu vực Tây Hồ Tây có vị trí cảnh quan đẹp, bối cảnh hạ tầng đô thị khu vực phát triển hiện đại, có nhiều cơ sở hạ tầng hỗ trợ và kết nối thuận lợi với trung tâm Ba Đình. Nhược điểm của phương án này là sẽ tiếp tục khó khăn vì chưa xác định được quỹ đất thu hồi của tháp truyền hình Việt Nam.

Phương án thứ hai, chuyển 12 trụ sở Bộ, ngành và Bảo hiểm Việt Nam về khu vực Mễ Trì, phạm vi quy hoạch 55 ha, bao gồm toàn bộ khu đất Mễ Trì Hạ, bình quân 1 cơ quan 1,8-3ha, diện tích còn lại bố trí hồ điều hòa, nhà khách, nhà công vụ, công viên cảnh quan.

Tổng số người làm việc ở 13 cơ quan dự kiến khoảng 15.000 người, số người làm việc bình quân 1.000 - 1.500 người/cơ quan.

Với phương án này, nhu cầu tài chính khoảng 14.326 tỷ đồng, nguồn vốn chuyển đổi 20 ha đất khu vực Tây Hồ Tây khoảng 8.000 tỷ đồng, vốn chuyển đổi cơ sở cũ 6.326 tỷ đồng.

Cơ quan nghiên cứu đánh giá ưu điểm của phương án này là khu vực Mễ Trì có diện tích đủ lớn để bố trí cho các Bộ, ngành. Nhược điểm là khu vực này có vị trí và cảnh quan không đẹp bằng khu Tây Hồ Tây; hạ tầng khu vực hiện đang quá tải nghiêm trọng, việc tập trung quá nhiều cơ quan và số người làm việc có nguy cơ ảnh hưởng tới giao thông khu vực; việc chuyển đổi đất ở Tây Hồ Tây sang thương mại, dịch vụ cần có ý kiến đồng thuận của các cơ quan liên quan.

Phương án thứ ba sẽ bố trí 13 cơ quan nói trên tại hai khu vực Tây Hồ Tây và Mễ Trì, trong đó 20 ha tại Tây Hồ Tây bố trí 6 bộ, ngành (bình quân 2-3 ha/cơ quan, tầng cao 9-12 tầng); khu vực Mễ Trì Hạ diện tích 55 ha sẽ bố trí 7 cơ quan (diện tích 3-4 ha /cơ quan, tầng cao trung bình 12-15 tầng).

Theo phương án này, việc chuyển đổi 13 cơ quan cần nhu cầu tài chính 17.000 tỉ đồng, trong đó vốn chuyển đổi cơ sở cũ 12.000 tỷ đồng, vốn ngân sách nhà nước 5.000 tỷ đồng.

Ưu điểm của phương án này là có diện tích đất lớn cho các bộ ngành, không gây áp lực tới hạ tầng khu vực bố trí trụ sở làm việc của các cơ quan. Nhược điểm là khó khăn về bố trí nguồn lực nhà nước.

San tải cho các khu vực

Một vấn đề được cơ quan tham mưu báo cáo về cả 3 phương án quy hoạch là hiện chưa có tính toán phân tích đánh giá tác động giao thông đối với các khu vực lập quy hoạch.

Sơ bộ, VIUP đánh giá, khu vực Tây Hồ Tây nằm trong tổng thể khu đô thị mới Tây Hồ Tây được quy hoạch phát triển hạ tầng đồng bộ, bao gồm các tuyến đường đối ngoại, tuyến đường chính đô thị, đường sắt đô thị, giao thông công cộng. Các dự án hiện có tại khu vực có mật độ dân số trung bình. Đây là khu vực có khả năng kết nối nhanh với trung tâm chính trị Ba Đình, có cơ sở hạ tầng hỗ trợ thuận lợi, đang được đầu tư phát triển hiện đại.

Việc phát triển mới 10.00-14.000 người làm việc nằm trong kế hoạch tính toán quy hoạch của khu vực Tây Hồ Tây, cơ sở hạ tầng đô thị có thể đáp ứng được.

Còn khu vực Mễ Trì nằm trong vùng phát triển đô thị mở rộng phía Tây của Hà Nội, kế cận với tuyến đường vành đai 3, trục hướng tâm đại lộ Thăng Long, đường Tố Hữu… Các tuyến đường này hiện đang bị áp lực tắc nghẽn guao thông rất lớn. Do khu vực chưa được phát triển hạ tầng đô thị đồng bộ, hình thành theo các dự án riêng lẻ, thiếu kết nối, các dự án đầu tư gần đây có quy mô rất lớn, nhiều công trình cao tầng nên khu vực Mễ Trì chịu ảnh hưởng quá tại hạ tầng của các khu vực lân cận.

Về hướng phân chia trụ sở làm việc của các Bộ, ngành ở cả 2 khu vực Tây Hồ Tây và Mễ Trì, theo VIUP, ngoài việc tạo được mặt bằng diện tích tương đối rộng cho các cơ quan xây dựng trụ sở làm việc thì còn góp phần phân tán lượng người làm việc thành 2 khu vực, giảm nguy cơ chất tải lớn tới hạ tầng 2 khu vực.

Theo Dân trí/Phapluatplus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com