Xem nhiều

Hé lộ đường dây liên kết đào tạo, cấp bằng gây nhiều tranh cãi

08/11/2018 15:43

Kinhte&Xahoi Sau khi thông tin về Trường Trung cấp nghề kỹ thuật tổng hợp Hà Nội, Tòa soạn tiếp tục nhận được phản ánh của bạn đọc hé lộ đường dây liên kết đào tạo và cấp bằng có dấu hiệu vi phạm?

“Trường ma” với nhiều dấu hiệu nghi vấn

Vừa qua, tòa soạn nhận được phản ánh của nhiều học viên của Trường trung cấp nghề kỹ thuật tổng hợp Hà Nội về quy trình đào tạo có “một không hai” tại ngôi trường này. Một số học viên ở đây sau khi kết thúc khóa học đã yêu cầu phía nhà trường cấp bằng theo như thỏa thuận trước đó.

Tuy nhiên, với nhiều lý do khác nhau, cán bộ nhà trường không trả bằng học viên đúng thời hạn khiến học viên “dở khóc dở cười”. Nhiều học viên chán nản muốn đòi lại số tiền đã đóng cho nhà trường nhưng không được nên đã chỉ ra những dấu hiệu sai phạm từ phía nhà trường.

Hai người đàn ông "lạ mặt" xông thẳng vào cơ quan báo chí có lời lẽ đe dọa PV.

Nhận thấy có sự “mập mờ” trong quy trình đào tạo tại ngôi trường này, PV đã đặt lịch làm việc với Sở LĐ-TB&XH Hà Nội. Theo ông Lê Minh Thảo, Trưởng phòng Dạy nghề của Sở LĐ-TB&XH Hà Nội, Trường Trung cấp nghề kỹ thuật tổng hợp Hà Nội không có tên trong danh sách quản lý của Sở LĐ-TB&XH Hà Nội. Khi PV đề nghị Sở khẳng định nội dung trên và các nội dung có liên quan bằng văn bản thì vị đại diện của Sở hẹn PV hết ngày này qua ngày khác với các lý do khác nhau.

Ngay khi bài viết "Trường trung cấp nghề kỹ thuật tổng hợp Hà Nội là 'trường ma'?" được đăng tải đã có hai người đàn ông lạ mặt tìm đến trụ sở của cơ quan báo chí, tự xưng là đại diện của Trường Trung cấp nghề kỹ thuật tổng hợp Hà Nội, có những lời lẽ “đe dọa” PV. Những người này luôn miệng khẳng định PV viết sai sự thật và đòi gặp lãnh đạo của tòa soạn để “nói chuyện”.

Trong khi vụ việc đang diễn biến ngày một phức tạp thì dường như những người tự nhận là đại diện của trường Trung cấp nghề kĩ thuật tổng hợp Hà Nội đang cố tìm "giải quyết" vấn đề theo cách "chợ búa" của riêng mình.

Vậy ở đây, vì những động cơ gì mà những đối tượng có liên quan đến hoạt động đào tạo của Trường Trung cấp nghề kỹ thuật tổng hợp Hà Nội lại “hung hăng” cản trở sự tác nghiệp của cơ quan báo chí và có những hành vi “đe dọa” trực tiếp nhóm PV thực hiện hoạt động tác nghiệp đúng luật?

Và vì những động cơ nào mà những đối tượng này từ chỗ bất hợp tác với cơ quan báo chí, đến việc đã “mạnh miệng” thách thức cơ quan báo chí và có những hành động hù dọa PV một cách táo tợn công khai đầy manh động như vậy? Phải chăng hoạt động đào tạo cấp tốc “siêu lợi nhuận” này đã được một số cán bộ có chức vụ quyền hạn “chống lưng” bảo kê tiếp sức cho những việc làm có nhiều dấu hiệu thiếu minh bạch như đã trình bày ở trên?

Một chương trình đào tạo công lập dường như được thiết kế dành riêng cho sự liên kết với Trường Trung cấp nghề Kỹ thuật tổng hợp Hà Nội.


Hé lộ đường dây đào tạo cao đẳng liên thông cấp tốc trái luật?

Ngay sau khi loạt bài viết phản ánh về những dấu hiệu “lạ” trong quy trình đào tạo của Trường Trung cấp nghề kỹ thuật tổng hợp Hà Nội, nhiều học viên ở các địa phương đã gửi thông tin, tài liệu, video phản ánh: Họ được sự tư vấn và hướng dẫn về đăng ký khóa học trong vòng 3 tháng để cấp bằng liên thông Cao đẳng. Tại đây đại diện cơ sở này đã yêu cầu họ đóng khoản tiền là 24.000.000 đồng và 6.000.000 đồng học phí. Kèm theo lời hứa ngay sau khi kết thúc khóa học vào tháng 8 năm 2018 thì họ sẽ được nhận bằng đủ điều kiện để làm thủ tục đi Nhật làm việc.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại nhiều người mới phát hiện ra Trường Trung cấp nghề kỹ thuật tổng hợp Hà Nội liên kết với Trường Cao đẳng Cơ khí luyện kim - Thái Nguyên để đào tạo và cấp bằng Cao đẳng liên thông cấp tốc. Những bằng cấp này đã có một số trường hợp không được phía Nhật Bản chấp nhận. Đối chiếu với mẫu bằng mà họ được giới thiệu ban đầu và mẫu bằng họ được cấp có nhiều điểm khác nhau nhưng có điểm chung đều là bằng cao đẳng do Trường Cao đẳng Cơ khí luyện kim - Thái Nguyên cấp.

Phiếu thu tiền không ngày, không tháng, không dấu số tiền học phí, lệ phí theo thông báo nhập học ghi thu theo quy định của Nhà nước. Vậy số tiền hàng chục triệu đồng thu khác trên mỗi học viên đã vào túi những ai?


Theo tìm hiểu của PV, một phần những người tham gia chương trình đào tạo liên thông cấp tốc do Trường Trung cấp nghề kỹ thuật tổng hợp Hà Nội thu hồ sơ, nộp tiền là có nhu cầu cụ thể để phục vụ việc đi lao động Nhật Bản. Họ là những người mới học xong cấp ba, chưa có bằng trung cấp nên công tác “sơ tuyển” theo kiểu đốt cháy giai đoạn từ cấp ba lên thẳng Cao đẳng cấp tốc này đã đặt ra nhiều nghi vấn cho học viên và gia đình họ, nhất là khi tấm bằng không phục vụ cho việc đi lao động Nhật Bản?

Nhiều học viên chia sẻ, sở dĩ họ biết đến chương trình đào tạo “đối phó” này là do chính các công ty, văn phòng môi giới xuất khẩu lao động giới thiệu và khẳng định họ có thể đi được Nhật Bản lao động nếu có được tấm bằng Cao đẳng nêu trên. Vì vậy, mỗi khóa có tới hàng trăm học viên cùng cảnh ngộ như vậy. Họ phải nộp hàng chục triệu đồng nhập học và những khoản đóng góp khác mà không đạt được mục đích, nguyện vọng đã thảo thuận ban đầu với phía nhà trường nên họ rất bức xúc. Từ đó, họ đặt ra câu hỏi, phải chăng đã có hẳn một “ma trận” trong đường dây lừa đảo đào tạo cao đẳng liên thông cấp tốc để chiếm đoạt hàng tỷ đồng của người lao động nghèo trong cả nước?


Cùng một thời điểm, cùng bằng chính quy do một cơ sở đào tạo cấp nhưng mẫu bằng lại khác nhau. Vậy giá trị của hai tấm bằng này có ngang nhau không?


Một động thái khác cho thấy sự đáng ngờ từ chương trình đào tạo “lạ lùng” này khi một số học viên có tinh thần cảnh giác cao đã có được những bằng chứng rõ ràng khi nộp tiền và quá trình “giao dịch” với những đối tượng “cò” có liên quan thì họ gần đây bỗng nhận lại được toàn bộ số tiền đã nộp cho chương trình đào tạo này. Chính việc một số người có tinh thần đấu tranh chống tiêu cực đã được nhận lại đầy đủ số tiền trên đã gây ra sự phân hóa và mâu thuẫn giữa các học viên.

Để xác minh nội dung này, chiều ngày 5/11, PV tiếp tục liên hệ làm việc với Sở LĐ-TB&XH Hà Nội. Tại đây, bà Lê Thu Trà - Phó trưởng phòng Dạy nghề, cho biết: Hiện tại Sở chưa nhận được báo cáo về việc liên kết giữa Trường Trung cấp nghề kỹ thuật tổng hợp Hà Nội với Trường Cao đẳng Cơ khí luyện kim - Thái Nguyên.

Tuy nhiên, ông Lê Minh Thảo, Trưởng phòng Dạy nghề của Sở lại cho biết về văn bản trả lời báo chí của Sở LĐ-TB&XH Hà Nội có liên quan đến hoạt động của Trường Trung cấp nghề kỹ thuật tổng hợp Hà Nội mà báo chí đã phản ánh hiện tại chưa cung cấp được. Vì những nội dung này phải được lãnh đạo Sở đồng ý mới được trả lời báo chí.

Không hiểu vì những lý do gì mà những câu hỏi đơn giản có liên quan đến hoạt động đào tạo của Trường Trung cấp nghề kỹ thuật tổng hợp Hà Nội mà Sở LĐ-TB&XH Hà Nội lại rất khó trả lời và liên tục bị trì hoãn như vậy?

Chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan có liên quan đến vụ việc trên để làm rõ những nội dung bạn đọc quan tâm?

 

Theo Khoẻ 365/GĐ&PL

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com